Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang), địa phương đã chuyển đổi gần 6.200 ha đất canh tác kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, chủ yếu là sầu riêng, mít Thái siêu sớm và rau màu… mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng tránh lũ lụt, thiết thực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập.
Là tỉnh vùng cao, núi đá nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi tiếng với khí hậu khắc nghiệt trong mùa đông, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại kèm mưa phùn, nhiệt độ xuống rất thấp. Để bảo vệ đàn gia súc trong những ngày giá rét, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tăng cường các biện pháp phòng chống đói rét, giữ ấm cho đàn vật nuôi.
Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm sâu, một số khu vực núi cao ở nhiều thời điểm đã ghi nhận nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 4 - 5 độ C. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để đàn vật nuôi không bị chết vì đói, rét...
Ninh Thuận với địa hình đa dạng và khí hậu khô nóng gần như quanh năm đã tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của một số loại vật nuôi có thế mạnh như cừu, dê, bò.
Trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò tiếp tục có chiều hướng lây lan diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị vừa yêu cầu các đơn vị và địa phương rà soát giám sát đàn trâu, bò phát hiện sớm dịch bệnh; triển khai tiêm phòng vaccine phòng bệnh lở mồm long móng triệt để, đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn cho đàn trâu, bò; đặc biệt tiêm phòng triệt để tại các ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao.
Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, kết hợp với gió hội tụ trên cao, nhiều đợt mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, tại huyện Yên Bình, chỉ tính trong tháng 8 đã có 5 đợt mưa to kéo dài, lượng mưa phổ biến từ 90 đến 150 mm, gây ảnh hưởng đến nhiều nhà ở của nhân dân, thiệt hại một số diện tích hoa màu, vật nuôi, làm hư hỏng nhiều điểm trên các tuyến đường giao thông.
Sáng 17/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024.
Rét đậm, rét hại trong những ngày này đã khiến cho nhiệt độ tại tỉnh Thái Nguyên giảm sâu, khu vực miền núi, vùng cao có nơi chỉ còn từ 5 đến 7 độ C, khu vực đô thị từ 9 đến 11 độ C. Trước tình hình cực đoan của thời tiết, Ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã khuyến cáo người chăn nuôi triển khai các phương án phòng chống rét, đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, đêm về sáng ngày 14/11, do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đạt ngưỡng cực đại kéo theo nhiệt độ các khu vực trong tỉnh đồng loạt giảm xuống mức thấp nhất. Người dân trên các địa bàn vùng cao của Lào Cai đang tích cực triển khai biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2024, ngành chăn nuôi tỉnh sẽ tập trung phát triển 4 nhóm đối tượng vật nuôi chính gồm: bò, lợn, dê và gia cầm; trong đó, bò, lợn, dê phát triển theo hướng thịt, gia cầm phát triển theo hướng thịt và trứng. Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu phát triển đàn bò 258.000 con, đàn lợn 294.000 con; đàn dê 23.000 con; đàn gia cầm 7,8 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại khoảng 92.000 tấn.
Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi gần 5.600 ha đất trồng lúa sang các cây trồng khác và con nuôi thủy sản. Qua khảo sát, hầu hết diện tích đất chuyển đổi đem lại cho nông dân nguồn thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 – 10 lần trồng lúa.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đem lại lợi nhuận cao, góp phần lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, chủ động tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Những ngày qua, rét hại tràn về đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Yên Bái. Để bảo vệ đàn vật nuôi, tỉnh Yên Bái đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tại các huyện vùng cao để chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chóng đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc.
Trước dự báo Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng và kéo dài cũng như phòng, chống đói, rét cho vật nuôi khi vào vụ Đông Xuân, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại đảm bảo chống rét; đồng thời, chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông Xuân.
Từ đầu tháng 12/2022 đến nay, tại hầu khắp các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn luôn duy trì nhiệt độ thấp; nhiều khu vực núi cao, núi đá xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại. Để phòng chống đói rét cho gia súc, vật nuôi, nông dân ở vùng cao Lạng Sơn đã chủ động sửa sang chuồng trại, dự trữ rơm rạ cũng như các loại thức ăn khác trong thời gian trước đó.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, những ngày tới, trên địa bàn tỉnh sẽ xảy ra rét đậm, rét hại, nhiệt độ từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 12 độ. Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đàn gia súc, ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều biện pháp nhằm chủ động ứng phó, duy trì sản xuất ổn định, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm để tăng khả năng chống chịu trước tác động bất lợi từ thời tiết.
Trước diễn biến phức tạp khi hàng loạt loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật đang lây lan nhanh ở nhiều địa phương, UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai các phương án chủ động ứng phó.
Bến Tre là một trong 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hạn hán và xâm nhập mặn trong những năm qua. Đặc biệt, đây là địa phương nằm ở cuối nguồn sông Mekong, nên sức ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn tác động vào đời sống, sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre biểu hiện rất rõ qua sự thiếu nước sinh hoạt, sản xuất bị thiệt hại.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; các phòng, ban, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống rét; ký cam kết với các hộ chăn nuôi tuyệt đối không thả rông gia súc trong mùa đông.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhiệt độ xuống thấp. Để hạn chế những thiệt hại trong chăn nuôi, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho gia súc nhằm giảm thiểu thiệt hại do giá rét gây ra.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 19 đến 23/2/2022, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng trải qua đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Một số nơi ở vùng núi cao có thể xuất hiện băng giá, mưa tuyết. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp phòng chống rét...
Ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và kéo dài đã tác động lớn tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao khiến người chăn nuôi gặp khó.
Theo các chuyên gia, trong vòng 5 năm trở lại đây, Lào Cai mới ghi nhận nhiều đợt rét đậm rét hại tăng cường liên tiếp xuống địa phương vào thời điểm trong và sau Tết Nguyên đán như năm nay. Đây là yếu tố bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia súc. Mặc dù vậy, các hộ nông dân vùng cao Lào Cai không vì mải đón Tết mà lơ là chăm sóc cho đàn vật nuôi vốn được coi là "đầu cơ nghiệp".
Tại hội nghị trực tuyến Triển khai công tác phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân 2021-2022 các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 14/12, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, các địa phương không được chủ quan, khi đã chuẩn bị thì phải từ xa, từ sớm, tăng cường dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe từ trước cho đàn gia súc, tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi năm 2022.
Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng đến cây trồng, thực hiện theo phương châm "Thuận thiên" để phát triển kinh tế, nhiều hộ dân Bến Tre lựa chọn chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế; trong đó, chăn nuôi bò, dê được người dân đẩy mạnh vì có nhiều lợi thế để thích ứng.
Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vật nuôi. Bà con chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết cùng sự đe dọa của dịch bệnh với vật nuôi.
Nông dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực chuyển đổi, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi, qua đó góp phần gia tăng giá trị canh tác. Nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả, đời sống ngày càng nâng cao. Một trong số đó là ông Bạc Cầm Nói, ở bản Khiêng, xã Mường Khiêng,
Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, ngày 17/1, không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường xuống Lào Cai gây mưa, mưa nhỏ rải rác, vùng thấp trời rét đậm, có nơi rét hại. Chính quyền các địa phương tỉnh Lào Cai đã và đang đôn đốc nhân dân phòng tránh rét cho cây trồng, vật nuôi.