Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, bộ tài liệu truyền thông này gồm 6 sản phẩm truyền thông. Trong đó, sản phẩm truyền thanh, truyện tranh, poster và các tờ gấp có nội dung phổ biến về bình đẳng giới; cách phát hiện các hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng và các biện pháp phòng ngừa, tố giác các hành vi xâm phạm.
Bà Trần Thị Thanh Kim, Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bộ tài liệu truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng được hình thành từ khảo sát trên địa bàn 5 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016; qua khảo sát, đã phát hiện nhiều bất cập trong phòng ngừa, bình đẳng giới. Hội thảo này hướng đến hoàn thiện các nội dung, giải pháp, phương thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, các kỹ năng ứng phó cho nạn nhân và người chứng kiến.
Từ kết quả khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh, bà Lê Thị Lan Phương, chuyên gia dự án của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và tạo quyền cho phụ nữ (UN Women) cho biết, hiện phụ nữ và trẻ em gái chưa thực sự cảm thấy an toàn tại các nơi công cộng. Các hành vi quấy rối tình dục đối với phụ nữ, trẻ em gái ở nơi công cộng thường là bằng lời nói, hành động, cử chỉ gợi dục ngoài ý muốn…
Trong 12 tháng thực hiện khảo sát, 49% người được hỏi đã chứng kiến về các vụ việc quấy rối tình dục đối với phụ nữ, trẻ em gái ở nơi công cộng; hơn 18% phụ nữ được phỏng vấn cho biết họ đã từng bị quấy rối tình dục và bạo lực tình dục; 11% nam giới cho biết đã thực hiện hành vi quấy rối tình dục, bạo lực tình dục.
Một trong những nơi thường xảy ra các hành vi quấy rối tình dục nhiều nhất là công viên, trên đường phố, ngõ hẻm, trên xe buýt, bến xe buýt, nhà chờ, các điểm trung chuyển, những nơi có ánh sáng yếu…
Thảo luận tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, để phòng ngừa, ngăn chặn quấy rối tình dục nơi công cộng, các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh phối hợp đồng bộ trong công tác truyền thông cộng đồng, nâng cao năng lực lãnh đạo các cấp và cộng đồng dân cư; đồng thời tiến hành cải tạo lại cơ sở hạ tầng (như những địa điểm công cộng chưa an toàn, các công trình hạ tầng công cộng, giao thông công cộng…), cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và người chứng kiến…
Các đại biểu cũng đề nghị cần xây dựng môi trường sinh hoạt nơi công cộng thông thoáng, văn minh, hiện đại; nâng cao nhận thức và cách tự bảo vệ bản thân đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Mặt khác, mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ cần có cách ăn mặc nghiêm túc, nói năng chuẩn mực, có cách điều chỉnh ứng xử để phòng ngừa quấy rối tình dục ở nơi công cộng… góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình – Thành phố an toàn và thân thiện./.
Bà Trần Thị Thanh Kim, Trưởng Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Bà Trần Thị Thanh Kim, Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bộ tài liệu truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng được hình thành từ khảo sát trên địa bàn 5 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016; qua khảo sát, đã phát hiện nhiều bất cập trong phòng ngừa, bình đẳng giới. Hội thảo này hướng đến hoàn thiện các nội dung, giải pháp, phương thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, các kỹ năng ứng phó cho nạn nhân và người chứng kiến.
Từ kết quả khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh, bà Lê Thị Lan Phương, chuyên gia dự án của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và tạo quyền cho phụ nữ (UN Women) cho biết, hiện phụ nữ và trẻ em gái chưa thực sự cảm thấy an toàn tại các nơi công cộng. Các hành vi quấy rối tình dục đối với phụ nữ, trẻ em gái ở nơi công cộng thường là bằng lời nói, hành động, cử chỉ gợi dục ngoài ý muốn…
Trong 12 tháng thực hiện khảo sát, 49% người được hỏi đã chứng kiến về các vụ việc quấy rối tình dục đối với phụ nữ, trẻ em gái ở nơi công cộng; hơn 18% phụ nữ được phỏng vấn cho biết họ đã từng bị quấy rối tình dục và bạo lực tình dục; 11% nam giới cho biết đã thực hiện hành vi quấy rối tình dục, bạo lực tình dục.
Bà Lê Thị Lan Phương, chuyên gia dự án của Cơ quan Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và tạo quyền cho phụ nữ (UN Women), giới thiệu chương trình truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa quấy rối tình dục nơi công cộng. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Một trong những nơi thường xảy ra các hành vi quấy rối tình dục nhiều nhất là công viên, trên đường phố, ngõ hẻm, trên xe buýt, bến xe buýt, nhà chờ, các điểm trung chuyển, những nơi có ánh sáng yếu…
Thảo luận tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, để phòng ngừa, ngăn chặn quấy rối tình dục nơi công cộng, các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh phối hợp đồng bộ trong công tác truyền thông cộng đồng, nâng cao năng lực lãnh đạo các cấp và cộng đồng dân cư; đồng thời tiến hành cải tạo lại cơ sở hạ tầng (như những địa điểm công cộng chưa an toàn, các công trình hạ tầng công cộng, giao thông công cộng…), cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và người chứng kiến…
Các đại biểu cũng đề nghị cần xây dựng môi trường sinh hoạt nơi công cộng thông thoáng, văn minh, hiện đại; nâng cao nhận thức và cách tự bảo vệ bản thân đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Mặt khác, mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ cần có cách ăn mặc nghiêm túc, nói năng chuẩn mực, có cách điều chỉnh ứng xử để phòng ngừa quấy rối tình dục ở nơi công cộng… góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình – Thành phố an toàn và thân thiện./.
Thanh Vũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN