Với mục tiêu đưa Buôn Ma Thuột là "Thành phố cà phê của thế giới" nhằm cụ thể hóa triển khai Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị đang là nhiệm vụ chủ chốt của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Thương hiệu "Thành phố cà phê của thế giới" được xây dựng với các giá trị cốt lõi như: Thành phố của cà phê Robusta đặc sản ngon nhất thế giới; Nơi hội tụ các xu hướng cũng như lưu trữ, duy trì truyền thống tiêu dùng cà phê lâu đời của các dân tộc bản địa; là thành phố công nghiệp, giao thương, tổ chức lễ hội cà phê và các sự kiện văn hóa liên quan đến cà phê; là trung tâm nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ về cà phê, lưu giữ và phát triển nguồn gen cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, trọng tâm phát triển loại hình du lịch cà phê theo hướng bền vững thân thiện với môi trường, lồng ghép văn hóa cà phê bản địa, đặc biệt thu hút nông dân tham gia hướng dẫn các chương trình tham quan giới thiệu văn hóa bản địa và văn hóa cà phê đến du khách. Trong thời gian tới, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ cụ thể hóa bằng những cơ chế, giải pháp thiết thực, chính sách đột phá đề ra tầm nhìn chiến lược để phát triển trở thành trung tâm của cà phê thế giới, một đô thị có tính khác biệt là đô thị "xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc".
Chất lượng cà phê Robusta Việt Nam được đánh giá là ngon hàng đầu trên thế giới. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Những quán cà phê không gian truyền thống giúp du khách thưởng thức và tìm hiểu sâu về cà phê, đời sống văn hóa của người dân bản địa. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Đoàn cán bộ đại sứ quán Australia tại Việt Nam tham quan mô hình cà phê tại HTX nông nghiệp bền vững Cư Suê, huyện Cư Mgar (Đắk Lắk). Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Thương hiệu Simexco của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk đã được bảo hộ tại thị trường Mỹ qua USPTO – Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Simexco tự hào là đơn vị kinh doanh cà phê lớn nhất tỉnh Đắk Lắk đạt doanh số trên 6000 tỷ/năm. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk luôn dẫn đầu xuất khẩu cà phê nhân với thương hiệu Simexco. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Một chuyến hàng được đóng container trực tiếp để xuất khẩu sang Mỹ của công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) xuất khẩu cà phê nhân với sản lượng 100,000 – 120,000 tấn/năm. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Đa dạng các sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột dưới dạng thành phẩm được cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Du khách thưởng thức cà phê trong không gian nhà dài truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Tập đoàn Trung Nguyên Legend giới thiệu đến du khách về trải nghiệm lối sống tỉnh thức tại thành phố cà phê. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Đến với Buôn Ma Thuột, du khách được trải nghiệm nhiều loại hình cà phê trên thế giới. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Trình diễn pha cà phê với đá lạnh theo phong cách của người Hà Lan của thương hiệu Hiup Coffee. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Ngành cà phê Việt Nam đang thực hiện phát triển chuỗi cung ứng cà phê từ người nông dân đến nhà rang xay theo tư duy kinh tế liên kết, hợp tác. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Cách pha cà phê bằng bình Syphon giúp bạn pha được ly cà phê hấp dẫn, hương vị khác biệt với cách pha khác. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Ứng dụng công nghệ rang của Thụy Sỹ được kiểm soát hoàn toàn quá trình tạo ra hương vị và đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng cà phê qua từng mẻ rang. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Các sản phẩm cà phê trải qua các quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất ra thị trường tại tập đoàn An ThaiGroup. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Quy trình test nguyên liệu cà phê khi nhập vào được thực hiện rất nghiêm túc tại tập đoàn An ThaiGroup. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Nhật Anh