Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo
Tương truyền, kẹo dừa Bến Tre ra đời từ khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, được làm bởi những người phụ nữ khéo tay đất Mỏ Cày. Điều này đã được dân gian lưu truyền qua câu ca: “Bến Tre dừa ngọt sông dài/ nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan”.
Nguyên liệu làm kẹo dừa đều là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, trong đó không thể thiếu nước cốt dừa, mạch nha, đường. Mạch nha được làm từ thóc nếp loại ngon, hạtto, nở đều, đã có mầm hoặc mộng già. Mạch nha sau khi nấu lên màu vàng sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. nếm thử có vị ngọt thanh, đó là của gạo và mộng lúa chứ không ngọt đậm của đường.
Dừa để làm kẹo dừa ngon nhất là loại đã rám vàng, vỏ có màu da bò hay màu vàng rơm đặc trưng, không quá già nhưng cũng không còn non, lượng tinh dầu cao nên mang lại kết quả tốt nhất khi ép cốt dừa. So với các nguyên liệu khác, kẹo dừa làm bằng dừa rám có hương vị béo ngậy hơn. Nước cốt dừa sau đó được trộn với đường tán làm từ mía hoặc đường thốt nốt, rồi cho lên chảo đun.
Khi làm kẹo, nghệ nhân cũng tỉ mỉ lựa chọn từ khâu chọn đường, trong đó luôn yêu cầu phải là đường mới, có màu vàng tươi. Một trong những bí quyết được các nghệ nhân làm kẹo dừa ở cồn phụng (huyện Châu Thành, Bến Tre) chia sẻ với khách du lịch để cho kẹo dừa thơm ngon chính là cách “giữ lửa” bằng cách chất gáo dừa phơi khô để nấu kẹo. Bếp được chất bằng nhiên liệu này luôn đảm bảo lửa cháy đều, nhiệt độ cao và không dễ ám khói nên đảm bảo kẹo thơm ngon.
Trước kia, kẹo dừa được nấu ở những lò kẹo truyền thống theo cách thủ công, người làm kẹo vất vả từ khâu nạo cơm dừa, ép nước cốt dừa, tới trộn nguyên liệu, quay bột. Cả buổi sáng nấu bột xong lại phải ủ tới chiều mới làm kẹo. Tuy nhiên, với máy móc hiện đại, việc làm kẹo dừa hiện nay đã nhàn hơn rất nhiều. Trên các chảo đun kẹo đã có những máy quay được lắp sẵn để quay cho đến khi kẹo đạt tới độ chín, người nấu chỉ đợi đổ ra mâm rồi chia kẹo theo các khuôn dài rồi đợi nguội để cắt thành viên nhỏ. Sau đó bọc qua bánh tráng để tránh kẹo dừa chảy nước rồi bọc ni lông đóng gói thành phẩm.
Quy trình làm kẹo dừa không phức tạp nhưng lại là cả một nghệ thuật, nó đòi hỏi ở người thợ sự tinh tế trong khâu lựa nguyên liệu, sự kiên nhẫn và cần mẫn để đúc kết cho riêng mình công thức pha chế cũng như sự tập trung trong khâu sên kẹo, tỉ mỉ khi cán và cắt thành phẩm.
Sản phẩm du lịch làng nghề độc đáo
Vừa là một món ăn dân dã đặc trưng, kẹo dừa trở thành một sản phẩm thủ công chủ lực của làng nghề, trở thành một sản phẩm du lịch làng nghề đặc trưng của Bến Tre. Đã tới Bến Tre, ai cũng muốn tìm kẹo dừa. Không chỉ để mua mang về làm quà biếu cho gia đình, người thân, bè bạn mà còn muốn tìm hiểu, tự tay làm những chiếc kẹo, như một phần trong hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch ở xứ dừa.
Thông thường, các tour du lịch ở Bến Tre thường có một phần quan trọng là tham quan và trải nghiệm làm kẹo dừa. Buổi sáng, thuyền sẽ đậu ở bờ đón du khách trải nghiệm cuộc sống sông nước, đi qua những cù lao xanh tốt, len lỏi trong kênh rạch đến những làng nghề truyền thống ven sông.
Sau khi qua những vườn cây trái xum xuê, ngồi nghe đờn ca tài tử trong những ngôi nhà lợp mái lá dừa dân dã, du khách sẽ được tản bộ trên đường làng để tới tham quan lò kẹo dừa, thưởng thức kẹo dừa nóng miễn phí. Một trong những tour du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Bến Tre là tour tham quan vườn dừa và ca cao của ông Lâm Bảo Long, cơ sở sản xuất kẹo dừa Tuyết Phụng và cơ sở dệt lưới bằng chỉ xơ dừa Mai Văn Nhiên.
Du khách thường được tham gia ở khâu đổ bánh vào khuôn và cắt bánh. Với những biến tấu độc đáo của kẹo dừa hiện nay, du khách sẽ được những nghệ nhân làm kẹo giới thiệu về những nguyên liệu mới của kẹo dừa, trong đó có lá dứa, ca cao, đậu phộng. Sau khi đã đổ hỗn hợp mạch nha kẹo dừa ra khuôn, du khách sẽ được thưởng thức những viên kẹo dừa nóng hổi, dẻo quánh, thơm mùi dừa và mạch nha ngay tại lò kẹo dừa.
Từ món ăn vặt trong gia đình, món ngon này trở thành món quà thân tình cho người thân, bạn bè vào các dịp lễ Tết, bao nghệ nhân ẩm thực đã kế thừa, cải tiến kỹ thuật chế biến, đưa món kẹo trở thành một sản phẩm hàng hóa.
Từng viên kẹo như chứa đựng tâm huyết và cả tâm hồn người thợ. Vẻ ngoài cùng hương vị mộc mạc, dân dã nhưng lại thơm ngọt, đậm đà, béo ngậy của kẹo dừa dễ làm người ta liên tưởng đến nét tính cách chân chất, không kiểu cách mà hồn hậu, nồng nhiệt, đậm tình của người dân nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Thu (giảng viên đại học, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tham gia vào quy trình làm ra sản phẩm kẹo dừa cũng làm cho chủ nhà và những người khách không còn khoảng cách. Ai cũng hào hứng chờ đợi những sản phẩm mới ra lò. Trong lúc chờ đợi, những cô bác thợ còn ca vài câu hát quen thuộc ở làng quê khiến du khách trải nghiệm và cảm nhận những tâm tư, tình cảm của người dân vùng sông nước xứ dừa”.
Tương truyền, kẹo dừa Bến Tre ra đời từ khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, được làm bởi những người phụ nữ khéo tay đất Mỏ Cày. Điều này đã được dân gian lưu truyền qua câu ca: “Bến Tre dừa ngọt sông dài/ nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan”.
Nguyên liệu làm kẹo dừa đều là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, trong đó không thể thiếu nước cốt dừa, mạch nha, đường. Mạch nha được làm từ thóc nếp loại ngon, hạtto, nở đều, đã có mầm hoặc mộng già. Mạch nha sau khi nấu lên màu vàng sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. nếm thử có vị ngọt thanh, đó là của gạo và mộng lúa chứ không ngọt đậm của đường.
Công việc làm kẹo dừa đòi hỏi sự tinh tế trong khâu lựa nguyên liệu, sự kiên nhẫn và cần mẫn để đúc kết cho riêng mình công thức pha chế cũng như sự tập trung trong khâu sên kẹo, tỉ mỉ khi cán và cắt thành phẩm. |
Dừa để làm kẹo dừa ngon nhất là loại đã rám vàng, vỏ có màu da bò hay màu vàng rơm đặc trưng, không quá già nhưng cũng không còn non, lượng tinh dầu cao nên mang lại kết quả tốt nhất khi ép cốt dừa. So với các nguyên liệu khác, kẹo dừa làm bằng dừa rám có hương vị béo ngậy hơn. Nước cốt dừa sau đó được trộn với đường tán làm từ mía hoặc đường thốt nốt, rồi cho lên chảo đun.
Khi làm kẹo, nghệ nhân cũng tỉ mỉ lựa chọn từ khâu chọn đường, trong đó luôn yêu cầu phải là đường mới, có màu vàng tươi. Một trong những bí quyết được các nghệ nhân làm kẹo dừa ở cồn phụng (huyện Châu Thành, Bến Tre) chia sẻ với khách du lịch để cho kẹo dừa thơm ngon chính là cách “giữ lửa” bằng cách chất gáo dừa phơi khô để nấu kẹo. Bếp được chất bằng nhiên liệu này luôn đảm bảo lửa cháy đều, nhiệt độ cao và không dễ ám khói nên đảm bảo kẹo thơm ngon.
Trước kia, kẹo dừa được nấu ở những lò kẹo truyền thống theo cách thủ công, người làm kẹo vất vả từ khâu nạo cơm dừa, ép nước cốt dừa, tới trộn nguyên liệu, quay bột. Cả buổi sáng nấu bột xong lại phải ủ tới chiều mới làm kẹo. Tuy nhiên, với máy móc hiện đại, việc làm kẹo dừa hiện nay đã nhàn hơn rất nhiều. Trên các chảo đun kẹo đã có những máy quay được lắp sẵn để quay cho đến khi kẹo đạt tới độ chín, người nấu chỉ đợi đổ ra mâm rồi chia kẹo theo các khuôn dài rồi đợi nguội để cắt thành viên nhỏ. Sau đó bọc qua bánh tráng để tránh kẹo dừa chảy nước rồi bọc ni lông đóng gói thành phẩm.
Quy trình làm kẹo dừa không phức tạp nhưng lại là cả một nghệ thuật, nó đòi hỏi ở người thợ sự tinh tế trong khâu lựa nguyên liệu, sự kiên nhẫn và cần mẫn để đúc kết cho riêng mình công thức pha chế cũng như sự tập trung trong khâu sên kẹo, tỉ mỉ khi cán và cắt thành phẩm.
Kẹo dừa - đặc sản nổi tiếng của Bến Tre. |
Vừa là một món ăn dân dã đặc trưng, kẹo dừa trở thành một sản phẩm thủ công chủ lực của làng nghề, trở thành một sản phẩm du lịch làng nghề đặc trưng của Bến Tre. Đã tới Bến Tre, ai cũng muốn tìm kẹo dừa. Không chỉ để mua mang về làm quà biếu cho gia đình, người thân, bè bạn mà còn muốn tìm hiểu, tự tay làm những chiếc kẹo, như một phần trong hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch ở xứ dừa.
Thông thường, các tour du lịch ở Bến Tre thường có một phần quan trọng là tham quan và trải nghiệm làm kẹo dừa. Buổi sáng, thuyền sẽ đậu ở bờ đón du khách trải nghiệm cuộc sống sông nước, đi qua những cù lao xanh tốt, len lỏi trong kênh rạch đến những làng nghề truyền thống ven sông.
Sau khi qua những vườn cây trái xum xuê, ngồi nghe đờn ca tài tử trong những ngôi nhà lợp mái lá dừa dân dã, du khách sẽ được tản bộ trên đường làng để tới tham quan lò kẹo dừa, thưởng thức kẹo dừa nóng miễn phí. Một trong những tour du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Bến Tre là tour tham quan vườn dừa và ca cao của ông Lâm Bảo Long, cơ sở sản xuất kẹo dừa Tuyết Phụng và cơ sở dệt lưới bằng chỉ xơ dừa Mai Văn Nhiên.
Du khách thường được tham gia ở khâu đổ bánh vào khuôn và cắt bánh. Với những biến tấu độc đáo của kẹo dừa hiện nay, du khách sẽ được những nghệ nhân làm kẹo giới thiệu về những nguyên liệu mới của kẹo dừa, trong đó có lá dứa, ca cao, đậu phộng. Sau khi đã đổ hỗn hợp mạch nha kẹo dừa ra khuôn, du khách sẽ được thưởng thức những viên kẹo dừa nóng hổi, dẻo quánh, thơm mùi dừa và mạch nha ngay tại lò kẹo dừa.
Quy trình đóng gói kẹo dừa. |
Từ món ăn vặt trong gia đình, món ngon này trở thành món quà thân tình cho người thân, bạn bè vào các dịp lễ Tết, bao nghệ nhân ẩm thực đã kế thừa, cải tiến kỹ thuật chế biến, đưa món kẹo trở thành một sản phẩm hàng hóa.
Từng viên kẹo như chứa đựng tâm huyết và cả tâm hồn người thợ. Vẻ ngoài cùng hương vị mộc mạc, dân dã nhưng lại thơm ngọt, đậm đà, béo ngậy của kẹo dừa dễ làm người ta liên tưởng đến nét tính cách chân chất, không kiểu cách mà hồn hậu, nồng nhiệt, đậm tình của người dân nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Thu (giảng viên đại học, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tham gia vào quy trình làm ra sản phẩm kẹo dừa cũng làm cho chủ nhà và những người khách không còn khoảng cách. Ai cũng hào hứng chờ đợi những sản phẩm mới ra lò. Trong lúc chờ đợi, những cô bác thợ còn ca vài câu hát quen thuộc ở làng quê khiến du khách trải nghiệm và cảm nhận những tâm tư, tình cảm của người dân vùng sông nước xứ dừa”.
Theo langvietonline.vn