Giải đua ghe Ngo khu vực lần thứ III năm nay có số lượng ghe lớn với tổng cộng 61 ghe Ngo đến từ các tỉnh trong khu vực, tranh tài trong hai ngày với tổng cộng 103 lượt trận đấu quyết liệt từ vòng loại đến vòng đấu chéo, loại trực tiếp và tranh thứ hạng.
Kết quả cuối cùng, ở nội dung đua ghe Ngo nam, cự ly 1.200 mét, đội ghe chùa Noren Rangsay (chùa Ông Kho) của huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng xuất sắc bảo vệ thành công chức vô địch (đã vô địch năm 2016) sau khi thắng sít sao ghe Ngo chùa Pông Tức Chăs (cùng huyện Thạnh Trị). Đội ghe Ngo chùa Đay Om Pu (huyện Mỹ Xuyên) giành hạng Ba, trong khi đội ghe Ngo chúa Om pu Year (cùng của huyện Mỹ Xuyên) giành hạng tư chung cuộc.
Đối với các đội ghe nữ, cự ly 1.000 mét, 4 thứ hạng đầu là ghe của tỉnh nhà Sóc Trăng. Ở trận Chung kết, đội ghe chùa Ô Chum (thị xã Ngã Năm) giành chức vô địch sau khi đua nước rút thành công trước đội ghe đến từ chùa Tum Núp (hạng Nhì) của huyện Châu Thành. Ghe của chùa Đơm Pô (huyện Trần Đề) cũng thắng sít sao ghe của tỉnh bạn đến từ chùa Xà Phiên (Hậu Giang).
Giải đua ghe Ngo là hoạt động thường niên ở Sóc Trăng, mang tính khu vực và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Lễ hội cấp quốc Gia. Giải năm nay đã thu hút hàng trăm ngàn người dân từ mọi miền đất nước đổ về theo dõi, cổ vũ.
Để khuyến khích phong trào đua ghe Ngo trong tỉnh và cả khu vực, Ban Tổ chức giải đã vận động tài trợ mức thưởng năm nay khá cao. Bên cạnh Cúp, cờ, Bằng Khen của UBND tỉnh, các đội Nhất, Nhì, Ba của nam được thưởng với mức tương ứng: 150 triệu đồng, 100 triệu đồng và 80 triệu đồng. Đội nữ vô địch được thưởng 100 triệu đồng; hạng Nhì 80 triệu đồng, hạng Ba 60 triệu đồng và hạng Tư 50 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty Cổ phần tàu Cao tốc SuperDong cũng đã tài trợ giải Nhất 50 triệu đồng và 4 đội nữ có thứ hạng cao được tặng 80 vé tàu cao tốc tuyến Sóc Trăng - Côn Đảo miễn phí.
Ngoài Đua ghe Ngo, Sóc Trăng cũng tổ chức nhiều hoạt động khác như Hội thao dân tộc Khmer, Hội chợ Thương mại triển lãm, Hội diễn nghệ thuật quần chúng, Hội thi Loy Prôtip (thả đèn nước), phục dựng biểu diễn ghe Kà-hâu, phục dựng lễ Cúng trăng (Oóc Om Bóc - đút cốm dẹp)… tạo không khí vui tươi và phục vụ du khách trong cả tuần lễ hội.
Kết quả cuối cùng, ở nội dung đua ghe Ngo nam, cự ly 1.200 mét, đội ghe chùa Noren Rangsay (chùa Ông Kho) của huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng xuất sắc bảo vệ thành công chức vô địch (đã vô địch năm 2016) sau khi thắng sít sao ghe Ngo chùa Pông Tức Chăs (cùng huyện Thạnh Trị). Đội ghe Ngo chùa Đay Om Pu (huyện Mỹ Xuyên) giành hạng Ba, trong khi đội ghe Ngo chúa Om pu Year (cùng của huyện Mỹ Xuyên) giành hạng tư chung cuộc.
Lãnh đạo UBND tỉnh trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các đội ghe Ngo nam. Ảnh: Trung Hiếu – TTXVN |
Đối với các đội ghe nữ, cự ly 1.000 mét, 4 thứ hạng đầu là ghe của tỉnh nhà Sóc Trăng. Ở trận Chung kết, đội ghe chùa Ô Chum (thị xã Ngã Năm) giành chức vô địch sau khi đua nước rút thành công trước đội ghe đến từ chùa Tum Núp (hạng Nhì) của huyện Châu Thành. Ghe của chùa Đơm Pô (huyện Trần Đề) cũng thắng sít sao ghe của tỉnh bạn đến từ chùa Xà Phiên (Hậu Giang).
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trao giải vô địch, nhì, ba tư cho các đội ghe Ngo nữ. Ảnh: Trung Hiếu – TTXVN |
Giải đua ghe Ngo là hoạt động thường niên ở Sóc Trăng, mang tính khu vực và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Lễ hội cấp quốc Gia. Giải năm nay đã thu hút hàng trăm ngàn người dân từ mọi miền đất nước đổ về theo dõi, cổ vũ.
Để khuyến khích phong trào đua ghe Ngo trong tỉnh và cả khu vực, Ban Tổ chức giải đã vận động tài trợ mức thưởng năm nay khá cao. Bên cạnh Cúp, cờ, Bằng Khen của UBND tỉnh, các đội Nhất, Nhì, Ba của nam được thưởng với mức tương ứng: 150 triệu đồng, 100 triệu đồng và 80 triệu đồng. Đội nữ vô địch được thưởng 100 triệu đồng; hạng Nhì 80 triệu đồng, hạng Ba 60 triệu đồng và hạng Tư 50 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty Cổ phần tàu Cao tốc SuperDong cũng đã tài trợ giải Nhất 50 triệu đồng và 4 đội nữ có thứ hạng cao được tặng 80 vé tàu cao tốc tuyến Sóc Trăng - Côn Đảo miễn phí.
Ngoài Đua ghe Ngo, Sóc Trăng cũng tổ chức nhiều hoạt động khác như Hội thao dân tộc Khmer, Hội chợ Thương mại triển lãm, Hội diễn nghệ thuật quần chúng, Hội thi Loy Prôtip (thả đèn nước), phục dựng biểu diễn ghe Kà-hâu, phục dựng lễ Cúng trăng (Oóc Om Bóc - đút cốm dẹp)… tạo không khí vui tươi và phục vụ du khách trong cả tuần lễ hội.
Trung Hiếu