Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…
Ngày 22/11, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ đã bàn giao 6 ghe Ngo mini với tổng giá trị gần 400 triệu đồng cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 20 năm ngày thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004 - 1/1/2024).
Chiều 10/11, Giải đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh mừng lễ hội Oóc Om Bóc năm 2019 của đồng bào Khmer đã khai mạc tại sông Long Bình, thành phố Trà Vinh (Trà Vinh).
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 12/11, Campuchia đã xác lập Kỷ lục Guinness chiếc Ghe Ngo (thuyền rồng truyền thống của người dân tộc Khmer) dài nhất thế giới, phá vỡ kỷ lục trước đó do Trung Quốc nắm giữ.
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi với sự tham dự của 49 ghe Ngo nam và 12 ghe Ngo nữ đến từ các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng, chiều 3/11, Giải đua ghe Ngo, hoạt động chính của Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ III, Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2017 đã thành công tốt đẹp. Đây cũng là sự kiện kết thúc Tuần lễ hội tưng bừng với nhiều hoạt động vui tươi, sôi nổi.
Với đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, ghe Ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc.
“Ít ai ngờ, người phụ nữ Khmer với dáng người mảnh mai, nhỏ bé ấy lại là Đội trưởng Đội đua ghe ngo nữ xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), từng đoạt nhiều HCV ở các giải đấu lớn suốt mấy năm qua”, một người bạn của tôi đã chia sẻ như vậy khi lần đầu tiên gặp chị Thị Lẹl.