Cây “tiết canh” theo chia sẻ của người dân bản Mường Luân 1 có tên là Bơ Mó, là một loại cây rừng được người Lào đặt tên, thường mọc vào mùa nóng. Loại cây này khá dễ kiếm trong rừng; cây có thân dây leo, lá màu xanh nhạt, phát triển rộ từ tháng 4 – 9 hàng năm.
Để làm món "Tiết canh rừng", cần phải thực hiện theo các công đoạn, bắt đầu là rửa sạch lá Bơ Mó, giã nhuyễn, pha với nước và vắt bỏ bã để được một hỗn hợp đặc sền sệt có màu xanh. Sau đó trộn hỗn hợp này với các gia vị đã chuẩn bị sẵn là hành, tỏi, ớt, lá chanh, lạc rang, rau thơm. Để khoảng 5 phút, hỗn hợp sẽ đông lại thành món “Tiết canh rừng” có màu xanh thẫm. “Làm món tiết canh này đòi hỏi người làm phải nhanh tay và chuẩn xác lượng nước phù hợp với lượng lá, gia vị thì hỗn hợp mới đông được” – người dân ở đây cho biết thêm.
Nếm thử, chúng ta sẽ thấy vị ngọt thanh mát của lá Bơ Mó hòa quyện với mùi thơm của các loại gia vị, rau thơm khá dễ ăn. Không chỉ được dùng thường xuyên trong các bữa cơm vào mùa hè, người dân tộc Lào ở xã Mường Luân còn dùng món "Tiết canh rừng" trong những mâm cỗ cúng tổ tiên của mình.
Người Lào ở Mường Luân còn dùng món "tiết canh rừng" trong mâm cỗ cúng tổ tiên |
Nếm thử, chúng ta sẽ thấy vị ngọt thanh mát của lá Bơ Mó hòa quyện với mùi thơm của các loại gia vị, rau thơm khá dễ ăn. Không chỉ được dùng thường xuyên trong các bữa cơm vào mùa hè, người dân tộc Lào ở xã Mường Luân còn dùng món "Tiết canh rừng" trong những mâm cỗ cúng tổ tiên của mình.
Theo dulichvn.org.vn