Thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng xanh ở Việt Nam (Bài cuối)

Thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng xanh ở Việt Nam (Bài cuối)
Tại Việt Nam, ngành năng lượng đang đứng trước áp lực đổi mới để đảm bảo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, nhưng không đánh đổi môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. Mặc dù chưa có chính sách về chuyển dịch năng lượng toàn diện, nhưng thời gian gần đây, Việt Nam đã đưa ra một số cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.

Bài 5 (Bài cuối): Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam

Trong định hướng trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, tỉnh Ninh Thuận có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trung tâm năng lượng tái tạo. Từ năm 2018 đến nay, Ninh Thuận thu hút 18 dự án điện mặt trời và 3 dự án điện gió đã khởi công với tổng công suất trên 2.800 MW; trong đó điện mặt trời công suất 2.000 MW, điện gió 800 MW. Trong ảnh: Hệ thống điện gió trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Trong định hướng trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, tỉnh Ninh Thuận có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trung tâm năng lượng tái tạo. Từ năm 2018 đến nay, Ninh Thuận thu hút 18 dự án điện mặt trời và 3 dự án điện gió đã khởi công với tổng công suất trên 2.800 MW; trong đó điện mặt trời công suất 2.000 MW, điện gió 800 MW. Trong ảnh: Hệ thống điện gió trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Cơ hội song hành cùng thách thức

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) khẳng định: Chuyển dịch năng lượng là cấp thiết ở Việt Nam, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và nhập khẩu nhiên liệu bên ngoài, đảm bảo một tương lai năng lượng tự chủ, độc lập, giữ gìn môi trường không khí, nguồn nước sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Quá trình chuyển dịch này vừa giúp đảm bảo an ninh năng lượng, giảm đáng kể phát thải khí nhà kính và nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tạo động lực phát triển mới, giúp thu hẹp khoảng cách cho các địa phương có tiềm năng ở vùng sâu, vùng xa, mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, tăng cường tiếp cận năng lượng với mức chi phí hợp lý, tạo ra công ăn việc làm mới, có chất lượng cho các cộng đồng bị tác động bởi quá trình chuyển dịch.

Quá trình chuyển dịch này gắn liền với chuyển dịch lao động, gắn với sự tham gia đa dạng của nhiều thành phần trong xã hội vào thị trường năng lượng, đòi hỏi sự điều tiết để đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên liên quan; đồng thời, tăng cơ hội tiếp cận điện và cải thiện điều kiện sống cho nhóm hộ chưa có điện ở các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh.

Ngoài ra, chuyển dịch năng lượng đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư ít tốn kém, giúp cải thiện môi trường làm việc, không dẫn tới mất việc làm cho người lao động của ngành than hay của các nhà máy nhiệt điện than… Đó chính là các yếu tố cốt lõi của chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam.

Cùng với cơ hội thì thách thức Việt Nam gặp phải chính là nhu cầu sử dụng đất lớn có thể dẫn tới rủi ro xung đột đất đai; vấn đề đảm bảo sinh kế, việc làm cho người dân của các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi các dự án điện; công tác đào tạo nghề và chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình chuyển dịch còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu của thị trường …  Những thách thức này đòi hỏi nỗ lực liên ngành, liên cấp và vai trò điều phối của Nhà nước trong kiến tạo chính sách, huy động các bên liên quan thực thi chính sách.

Bà Ngụy Thị Khanh cho rằng: Chuyển dịch năng lượng là chuyển dịch kinh tế và chuyển dịch lao động, do đó đòi hỏi sự hợp tác liên cấp, liên ngành một cách đồng bộ. Điều này dẫn tới nhu cầu cần thiết lập một cơ chế điều phối cấp Nhà nước để thúc đẩy hợp tác liên ngành và thực thi chính sách hiệu quả. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi công bằng hướng tới “tăng trưởng, tạo việc làm có chất lượng”, dựa trên nguyên tắc của ILO về chuyển đổi công bằng, hướng tới nền kinh tế bền vững về xã hội và môi trường.

Theo ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cần có sự tham gia của người lao động, tổ chức đại diện người lao động và cộng đồng địa phương vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách về phát triển năng lượng tái tạo để đảm bảo sự chuyển dịch công bằng…

Nhà nước cần cân nhắc đầu tư thích đáng cho nghiên cứu, đổi mới và sản xuất thiết bị chuyển đổi, lưu trữ và kết nối quản lý hệ thống điện năng lượng tái tạo để triển khai kế hoạch nội địa hóa các thiết bị và chuỗi sản xuất của ngành năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Điều này sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn cho việc xây dựng năng lực sản xuất trong nước, tạo thị trường việc làm chất lượng, tăng giá trị đóng góp của Việt Nam vào chuỗi sản xuất, tiến tới giảm giá thành năng lượng tái tạo. 
Phát triển điện năng lượng mặt trời là giải pháp tối ưu nhất để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam, tăng cơ hội tiếp cận điện và cải thiện điều kiện sống cho nhóm hộ chưa có điện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.... Trong ảnh: Đơn vị thi công đang lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình ông Trần Văn Định ở ấp Ninh Hiệp (Bàu Năng, Dương Minh Châu, Tây Ninh). Ảnh: Đức Hoảnh
Phát triển điện năng lượng mặt trời là giải pháp tối ưu nhất để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam, tăng cơ hội tiếp cận điện và cải thiện điều kiện sống cho nhóm hộ chưa có điện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.... Trong ảnh: Đơn vị thi công đang lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình ông Trần Văn Định ở ấp Ninh Hiệp (Bàu Năng, Dương Minh Châu, Tây Ninh). Ảnh: Đức Hoảnh

Kinh nghiệm của Đức, giải pháp cho Việt Nam

Thuật ngữ “Energiewende” - chuyển đổi năng lượng, đã trở nên phổ biến tại Đức trong các cuộc thảo luận chính sách về năng lượng, diễn đàn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng như đối với công chúng. Chuyển đổi năng lượng nhằm tiến đến chấm dứt sử dụng điện hạt nhân và chống biến đổi khí hậu toàn cầu, đưa Đức trở thành quốc gia hàng đầu về chuyển đổi năng lượng thành công khi cam kết chấm dứt điện hạt nhân năm 2022, giảm phát thải CO2 ít nhất 40% năm 2020, 80% đến năm 2050, tỷ lệ điện tái tạo trong tổng sơ đồ điện đạt ít nhất 35% năm 2020 và 80% năm 2050; giảm tỷ lệ tiêu thụ điện năng do áp dụng biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả lên 20% năm 2020 và 50% năm 2050, đặc biệt giảm tới 80% điện tiêu thụ trong các tòa nhà và 50% trong ngành giao thông vận tải vào năm 2050.

Theo bà Manuel Matthess, Cố vấn chính sách cấp cao, chương trình Chính sách Năng lượng và Khí hậu Quốc tế (FES Berlin, Đức), quá trình chuyển đổi năng lượng tại Đức thành công một phần là do chính người dân và các tổ chức bảo vệ môi trường tham gia trong các cuộc thảo luận chính sách của Chính phủ, quá trình chuyển đổi và các chính sách kèm theo được thảo luận sâu rộng trước khi đưa ra. Các tổ chức nghiên cứu khoa học và các tổ chức vận động bảo vệ môi trường ở Đức đóng vai trò là nơi tạo ra các diễn đàn thảo luận để người dân tham gia, cung cấp bằng chứng khoa học và thông tin đến công chúng thông qua các hình thức, phương tiện khác nhau như hội thảo, tọa đàm, xuất bản báo cáo, infographic, xây dựng phim tài liệu...

Luật Năng lượng Tái tạo (EEG) ra đời năm 2000 quy định việc Chính phủ cam kết một mức giá cố định và có hiệu lực 20 năm cho việc mua điện từ nguồn năng lượng tái tạo hòa lưới (feed-in-tariffs). Chính sách này đã tạo ra sự bùng nổ về đầu tư của người dân và doanh nghiệp Đức cho sản xuất điện tái tạo, đặc biệt là chính sách cam kết mua điện với giá cố định trong thời gian dài giúp người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng để đầu tư cho sản xuất năng lượng tái tạo. Hiện Đức có hơn 1.500 hợp tác xã điện tái tạo do người dân lập ra và hơn 1,5 triệu nhà sản xuất điện độc lập.

Bên cạnh đó, nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ thân thiện môi trường, đặc biệt là công nghệ trong ngành năng lượng tái tạo nên trong hơn 20 năm qua, nhiều phát minh mới đã giúp giảm giá thành của nhiều công nghệ đặc biệt trong sản xuất pin điện mặt trời. Năm 2014, Luật EEG của Đức đã điều chỉnh giảm mức giá mua điện cố định từ nguồn năng lượng tái tạo; đồng thời, bắt đầu lộ trình chấm dứt mua theo giá cố định từ điện mặt trời mà chuyển sang mua theo hình thức đấu giá. Năm 2016, Luật EEG tiếp tục điều chỉnh theo hướng loại bỏ hoàn toàn chính sách trợ giá mà chuyển sang hình thức Chính phủ mua điện theo hình thức đấu giá.
Công ty Cổ phần Du lịch Khánh Gia phối hợp với Công ty TNHH Thể thao và Du lịch Tuấn Minh, Công ty Vũ Phong đồng tài trợ chương trình lắp đặt điện mặt trời miễn phí với chủ để “Thắp sáng tương lai” cho 20 hộ dân đồng bào Hre ở thảo nguyên Bùi Hui (xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) có độ cao 700 mét so với mực nước biển, cách thành phố Quảng Ngãi 70 km về phía Tây Nam. Mỗi hộ sở hữu một bộ gồm cục tích điện UPS, pin thu năng lượng mặt trời, 2 bóng đèn với trị giá gần 3 triệu đồng/bộ. Trong ảnh: Trao bộ lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho người dân. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Công ty Cổ phần Du lịch Khánh Gia phối hợp với Công ty TNHH Thể thao và Du lịch Tuấn Minh, Công ty Vũ Phong đồng tài trợ chương trình lắp đặt điện mặt trời miễn phí với chủ để “Thắp sáng tương lai” cho 20 hộ dân đồng bào Hre ở thảo nguyên Bùi Hui (xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) có độ cao 700 mét so với mực nước biển, cách thành phố Quảng Ngãi 70 km về phía Tây Nam. Mỗi hộ sở hữu một bộ gồm cục tích điện UPS, pin thu năng lượng mặt trời, 2 bóng đèn với trị giá gần 3 triệu đồng/bộ. Trong ảnh: Trao bộ lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho người dân. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
 
"Energiewende" đã đưa Đức đi tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và hạt nhân, cũng như việc giảm phụ thuộc nguồn nhập khẩu năng lượng - trị giá mỗi năm 80 tỷ EUR, đặc biệt là việc giảm độc quyền trong sản xuất, phân phối điện năng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và tạo ra nhiều “việc làm xanh” hơn.

Theo bà Yvonne Blos, Giám đốc Chương trình biến đổi khí hậu và năng lượng, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực thi một cách đồng bộ, nhất quán chính sách ưu tiên sử dụng hiệu quả năng lượng gắn với phát triển ngành năng lượng tái tạo, hạn chế việc đầu tư thêm các nhà máy sản xuất điện nhiên liệu hóa thạch đốt than để đảm bảo an ninh năng  lượng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tăng cường tiếp cận điện, giảm chi phí sản xuất điện về dài hạn, tạo thêm việc làm xanh, an toàn hơn cho người lao động.

Để tránh xung đột về đất đai, đảm bảo sinh kế của người dân và các nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng trong chuyển dịch năng lượng, chính sách phát triển năng lượng tái tạo cần quan tâm cả quy mô tập trung, phân tán và tích hợp, áp dụng đồng thời nhiều giải pháp. Cụ thể gồm: Áp dụng các tiêu chí lựa chọn quy hoạch đất cho phát triển năng lượng tái tạo theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng đất hoang hóa, cằn cỗi, bỏ hoang, hiệu quả canh tác thấp, tránh việc phá rừng hay lấy đất canh tác nông nghiệp có hiệu quả.

Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng chương trình đào tạo nghề từ sớm và phù hợp để hỗ trợ việc làm và sự ổn định cho cộng đồng trong quá trình chuyển dịch; triển khai chương trình tài chính để hỗ trợ khuyến khích các hộ gia đình, cơ sở sản xuất phát triển điện mặt trời áp mái và các giải pháp năng lượng bền vững cấp hộ, cấp cộng đồng.

Cánh đồng điện gió được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, vừa bổ sung nguồn năng lượng xanh, vừa tạo điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần phát triển du lịch, nâng cao đời sống cộng đồng cư dân địa phương. Ảnh: Phan Thanh Cường
Cánh đồng điện gió được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, vừa bổ sung nguồn năng lượng xanh, vừa tạo điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần phát triển du lịch, nâng cao đời sống cộng đồng cư dân địa phương. Ảnh: Phan Thanh Cường

Ngoài ra, các địa phương cần tiến hành các nghiên cứu, thử nghiệm mô hình phát triển tích hợp, kết hợp năng lượng tái tạo với sản xuất nông nghiệp, thủy sản, du lịch… từ đó tạo cơ chế, chính sách mở đường cho việc phát triển các mô hình hợp tác để không chỉ giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân, mà còn hướng tới mang lại lợi ích cho người dân để họ trở thành một chủ thể quan trọng tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng ở địa phương và cả nước./.
Thanh Hương/TTXVN
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị. 
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Võ thuật Việt Nam gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật Trung Hoa nhưng võ thuật Việt Nam vẫn đậm sắc dân tộc Việt trên từng môn phái khác nhau của võ cổ truyền Việt Nam. Trong số này, không thể không nói đến môn phái Thiếu lâm Long Phi ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), một minh chứng cho sự hòa quyện của võ học Việt-Hoa.
Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

​Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.