Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.
Những năm qua, trồng hồ tiêu gặp nhiều khó khăn nên nhiều phụ nữ ở xã biên giới Tân Thành (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) đã kiếm nguồn thu nhập thêm và ổn định cho gia đình nhờ chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm. Mặc dù, mô hình được triển khai hơn 1 năm, nhưng nghề “ăn cơm đứng” đã mang lại hiệu quả kinh tế cho phụ nữ vùng biên.
Không chỉ mang lại thu nhập ổn định, giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước vươn lên thoát nghèo, việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bình Thuận.
Chỉ còn gần 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Những ngày này, người trồng đào ở Sơn La đang tất bật, hối hả cưa, chặt cành, cây đào trồng để cung cấp ra thị trường.
Tỉnh ủy Bình Thuận vừa ban hành Chương trình hành động về triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.
Nông dân chuyên trồng màu tại tỉnh Trà Vinh hiện rất phấn khởi vì giá các loại rau màu thực phẩm tăng cao, nhất là đối với một số loại rau như xà lách, rau thơm, hành lá, ớt, đậu các loại... Giá các loại rau màu tăng từ 10.000 – 30.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 8/2022.
Nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang trồng bí xanh bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý III/2021 và 9 tháng năm 2021, thị trường lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lần thứ 4 và thời gian giãn cách xã hội kéo dài. Tình hình lao động việc làm quý III của thị trường lao động cho thấy, số người có việc làm giảm đáng kể so với quý trước và cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch xuất hiện đến nay. Đặc biệt, thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, tại Tiền Giang giá mít Thái thương lái thu mua tại vườn giá dao động từ 20.000-23.000 đồng/kg, tùy loại. Còn mua tại vựa giá cao hơn, từ 23.000-25.000 đồng/kg tùy loại, tăng gần gấp đôi so với tháng trước.
Để bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều dự án nhằm khuyến khích người dân chung tay cùng chính quyền giữ vững “lá phổi xanh” trên địa bàn; trong đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được tỉnh Kon Tum triển khai đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Nhiều hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đã tham gia bảo vệ, phát triển rừng và có thêm nguồn thu nhập bền vững từ rừng, từng bước nâng cao kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Năm 2021, Bình Thuận đặt ra mục tiêu có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đảm bảo đồng bộ, hiện đại các công trình hạ tầng thiết yếu và tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, đưa thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 48,9 triệu đồng/người/năm.
Tinh thần yêu nước là sức mạnh tiềm tàng, rất mộc mạc trong mỗi người - làm cho tốt, đóng góp cho xã hội, tạo niềm vui, thu nhập cho mọi người, thì đó là thi đua, yêu nước - Đây là chia sẻ của kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, "anh hùng của đồng ruộng", "cha đẻ" của giống gạo ngon nhất thế giới ST25 tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản chè xanh Ba Trại. Cây chè đã và đang là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính cho người nông dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp và chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn đã có thu nhập ổn định.
Hơn 10 năm trước, nghề đan bội kẽm (đan lồng gà bằng dây kẽm) xuất hiện ở Bến Tre, bắt đầu ở xã Long Thới, huyện Chợ Lách – xứ sở của gà nòi. Trước đây, những người đan bội kẽm tại xã Long Thới sản xuất chủ yếu theo nhu cầu của các hộ chăn nuôi gà tại địa phương. Về sau, nghề đan bội kẽm ngày càng phát triển và lan rộng trên địa bàn huyện.
Dễ trồng, dễ chăm sóc, lại cho thu hoạch quanh năm và có giá bán “hấp dẫn”, đó là những nhận xét của ông Phạm Cao Thanh (59 tuổi, ngụ tại thôn 8, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) về giống cây Phật thủ - một loại cây trồng mới được ông lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Hiện, ông Thanh đang sở hữu vườn Phật thủ 2 sào, với hơn 200 cây từ 1 đến gần 3 năm tuổi. Tuy chỉ mới có 25 cây cho thu hoạch, nhưng trong năm 2015, đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập hơn 140 triệu đồng.
Thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán là lúc thị trường lao động thời vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh sôi động nhất trong năm. Đây được xem là mùa gia tăng doanh thu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giải trí… đồng thời cũng là lúc nhiều sinh viên, lao động tự do có nhu cầu kiếm thêm thu nhập để chi tiêu trong dịp Tết.
Chạch đồng là loài cá cỡ nhỏ sống trong lớp bùn ở kênh mương, đồng ruộng… từ lâu đã bị suy giảm số lượng bởi ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường và các phương pháp đánh bắt của người dân, sự khan hiếm khiến trên thị trường giá cả của mặt hàng này tăng cao. Bằng bí quyết “hồi sinh” giống cá chạch đồng, anh Nguyễn Mạnh Hùng (23 tuổi) ở thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định không chỉ thu về hơn 600 triệu đồng mỗi năm mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, trở thành triệu phú trẻ của làng quê.
Với diện tích 40 m2, bố trí chuồng trại nuôi 30 con chồn hương sinh sản, gia đình anh Liêu Thành Thuận, ở khóm 8, phường 7, thành phố Trà Vinh (Trà Vinh) đã có thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm.
Khi phong trào câu cá ngày càng phát triển thì câu cá từ chỗ chỉ là một thú vui đã trở thành niềm đam mê và còn có thể giúp “người chơi” kiếm thêm thu nhập.
Ngày 5/6, người dân Thụy Sĩ đi bỏ phiếu để quyết định việc Nhà nước sẽ chu cấp hàng tháng cho mỗi công dân, từ khi sinh ra đến khi qua đời, một khoản tiền đủ sống mà không có bất cứ điều kiện nào kèm theo.
Ngày nay, làm thêm là việc không còn quá xa lạ đối với các bạn sinh viên trong cả nước. Nếu như ở các thành phố khác sinh viên thường tìm cho mình những công việc làm thêm như phục vụ nhà hàng, gia sư…, thì chọn cái nghề “làm nông” để kiếm thêm thu nhập lại là nét riêng của sinh viên phố núi Đà Lạt.
Việc sở hữu một chiếc ô tô đang ngày càng trở nên phổ biến đối với các gia đình. So với xe máy cá nhân, xe ô tô được chuộng hơn bởi nó giúp chúng ta tránh được sự khắc nghiệt của thời tiết cũng như an toàn hơn, tránh các va quẹt khi tham gia lưu thông.
Nghề đan kết hạt cườm ở Hợp tác xã Đại Phát, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), đang mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.
Từ việc xác định được thế mạnh riêng, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã đạt nhiều kết quả trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Từ thu nhập bình quân đầu người trên 35 triệu đồng/năm như hiện nay, Tu Tra - một xã vùng dân tộc thiểu số từng là xã nghèo của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra lộ trình nâng gấp đôi con số thu nhập bình quân đầu người này trong 5 năm đến.