Thầy Hoàng Xuân Dục 30 năm gắn bó với học sinh dân tộc Chứt

Gần 30 năm qua, thầy Hoàng Xuân Dục, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) luôn tâm huyết với nghề, giảng dạy, dìu dắt nhiều thế hệ học sinh dân tộc Chứt. Thầy luôn được các em học sinh và người dân địa phương kính trọng, yêu mến.

vna_potal_quang_binh_thay_giao_gan_30_nam_gan_bo_voi_hoc_sinh_toc_chut_7710338.jpg
Gần 30 năm tâm huyết với nghề giáo, thầy Hoàng Xuân Dục đã giảng dạy, dìu dắt nhiều thế hệ học sinh dân tộc Chứt nên người. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

“3 cùng” với học sinh

Năm 1995, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình, thầy Hoàng Xuân Dục được phân công về giảng dạy tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa. Đây là một trong những địa phương khó khăn nhất của huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), nơi có đa số đồng bào dân tộc Chứt sinh sống.

Theo thầy Hoàng Xuân Dục, thời điểm được phân công về xã Lâm Hóa giảng dạy, cuộc sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn với “4 không”: Không điện, không đường, không trường học và không nước sạch. Đặc biệt là công tác giáo dục gặp rất nhiều khó khăn khi chủ yếu học sinh là dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế. Học sinh thường vào rừng cùng cha mẹ lấy măng, bắt cá... nên nhiều em không thường xuyên đến trường, việc duy trì sỹ số lớp học là rất khó. Tuy nhiên, những khó khăn đó không làm thầy nản lỏng mà càng thêm quyết tâm gắn bó với mảnh đất Lâm Hóa.

vna_potal_quang_binh_thay_giao_gan_30_nam_gan_bo_voi_hoc_sinh_dan_toc_chut_7710467.jpg
Thầy Hoàng Xuân Dục luôn tâm huyết với công tác giảng dạy. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Nhớ lại những ngày đầu giảng dạy tại điểm trường bản Kè, hình ảnh những học sinh lấm lem, rụt rè vẫn còn in đậm trong tâm trí thầy Dục. Với mong muốn nhanh chóng hòa đồng cùng học sinh, thầy Hoàng Xuân Dục đã xây dựng một kế hoạch với phương châm “3 cùng” gồm: Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với các học sinh. Từ đó, những khó khăn của học sinh, từ đời sống đến việc học tập luôn được thầy nắm bắt, động viên và chia sẻ.

Trong nhiều năm giảng dạy tại điểm trường bản Kè, không ít lần thầy Hoàng Xuân Dục phải vượt đèo, lội suối đến tận nhà vận động các em quay lại trường lớp để học tập. Thầy cũng không quên vận động cha mẹ học sinh khắc phục mọi khó khăn về đời sống kinh tế, nhắc nhở con em đến trường học tập đầy đủ, với hy vọng, tương lai của các em sẽ ngày đỡ vất vả hơn.

vna_potal_quang_binh_thay_giao_gan_30_nam_gan_bo_voi_hoc_sinh_toc_chut_7710336.jpg
Thầy Hoàng Xuân Dục thường xuyên đến nhà vận động học sinh tới trường lớp đều đặn. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Thầy Hoàng Xuân Dục nhớ lại: "Thời điểm đó, ngoài giảng dạy trên lớp, những hôm cuối tuần phải tranh thủ đến tận nhà vận động học sinh quay lại lớp; tôi và các và giáo viên khác cũng phải dạy học xóa mù chữ cho cả người dân địa phương. Để đáp ứng được nhu cầu học của đồng bào, chúng tôi phải chia ra dạy nhiều lớp, có khi phải dạy cả buổi tối dưới ánh sáng đèn dầu. Có khi một tháng tôi chỉ về thăm nhà một lần, những ngày khác đều ở bản để cùng ăn, cùng ở, cùng sống với các em học sinh dù ngày hay đêm, từ đó thầy và trò ngày càng gần gũi nhau hơn".

Năm 2008, thầy Hoàng Xuân Dục chuyển công tác sang bản Chuối (xã Lâm Thủy), song cứ mỗi lần về lại bản Kè, đồng bào trong bản từ người lớn tới trẻ nhỏ đều ra chào đón thầy với một tình cảm thật đặc biệt. Ai cũng nhớ đến thầy Dục, một con người đầy nhiệt huyết trong công tác giảng dạy, luôn động viên, giúp đỡ người dân và học sinh khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, học tập thật tốt.

vna_potal_quang_binh_thay_giao_gan_30_nam_gan_bo_voi_hoc_sinh_toc_chut_7710370.jpg
Một giờ lên lớp của thầy Hoàng Xuân Dục tại xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Em Hoàng Kim Chi, học sinh lớp 4B do thầy Hoàng Xuân Dục chủ nhiệm chia sẻ: "Thầy giáo của em là một người rất mẫu mực, luôn thương yêu các em học sinh. Không chỉ giảng dạy trên lớp, vào ban đêm thầy cũng thường xuyên đến nhà để kiểm tra, hướng dẫn chúng em học bài. Với những học sinh đặc biệt khó khăn, nghỉ học theo cha mẹ làm nương rẫy, thầy đều quan tâm nhắc nhở, động viên để chúng em đi học đầy đủ".

Thay đổi nếp sống lạc hậu

Gần 30 năm gắn bó với nghề giáo, thầy Hoàng Xuân Dục luôn tâm niệm, công tác giảng dạy không chỉ trên trường, trên lớp mà cả trong đời sống thực tế. Bởi, với một xã miền núi đặc biệt khó khăn như Lâm Hóa, các kiến thức, kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe của bà con địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, lạc hậu.

vna_potal_quang_binh_thay_giao_gan_30_nam_gan_bo_voi_hoc_sinh_toc_chut_7710348.jpg
Không chỉ "gieo chữ", thầy Hoàng Xuân Dục thường xuyên hướng dẫn học sinh dân tộc giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Thầy Hoàng Xuân Dục cho hay: "Từ nhiều năm trước, khi được phân công về giảng dạy tại xã Lâm Hóa, tôi thường xuyên nhắc nhở đồng bào và các em học sinh phải chú trọng việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, luôn ăn đồ ăn, nước uống đun sôi; đặc biệt thức ăn phải ăn hết trong ngày, không lưu trữ dài ngày. Từ đó, người dân đã dần nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi được các loại bệnh thường gặp như: sốt rét, tả, kiết lị hoành hành".

Đặc biệt, các hủ tục lạc hậu, mê tín vẫn còn tồn tại trong nhận thức của đại bộ phận người dân đồng bào dân tộc Chứt khiến thầy Hoàng Xuân Dục không khỏi lo lắng. Đơn cử như trước đây, mỗi khi ốm đau, không ít người dân tại các bản thường đi “cúng” hoặc tìm đến các “thầy thổi” để hết bệnh. Thầy Dục đã có lần phải gọi xe ôm đưa học trò đi nhập viện do ủ bệnh quá lâu, trong khi gia đình phụ huynh vẫn tin tưởng vào các hủ tục lạc hậu.

vna_potal_quang_binh_thay_giao_gan_30_nam_gan_bo_voi_hoc_sinh_toc_chut_7710352.jpg
Thầy Hoàng Xuân Dục luôn tận tình giảng dạy, chỉ bảo học sinh trên lớp học. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Trong các giờ lên lớp hay dịp gặp gỡ người dân địa phương, thầy luôn chú trọng tuyên truyền, nhắc nhở đồng bào bỏ các hủ tục lạc hậu; khi ốm đau phải đến bệnh viện để thăm khám, điều trị; tuyệt đối không sử dụng các thuốc trên rừng nếu thật sự chưa hiểu rõ công dụng, hiệu quả để chữa bệnh. “Mưa dầm thấm lâu”, nhận thức của đại bộ phận người dân đã được nâng cao, điều này khiến thầy Hoàng Xuân Dục rất vui mừng.

Thầy Dục xúc động chia sẻ: "Gắn bó với nghề giáo nhiều năm, điều khiến tôi vui mừng nhất có lẽ là nhận thức về việc học tập đã được người dân nơi đây chú trọng. Việc giáo việc đến vận động học sinh đến lớp đã ngày càng ít đi. Đặc biệt, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm, nhiều học sinh dù đang học hay đã rời ghế nhà trường vẫn nhớ đến các thầy, cô giáo, hái những nhánh hoa rừng, cầm những bó chè tươi… đến lớp để tặng và chúc mừng. Điều này khiến tôi thật sự cảm động".

vna_potal_quang_binh_thay_giao_gan_30_nam_gan_bo_voi_hoc_sinh_toc_chut_7710361.jpg
Thầy Hoàng Xuân Dục luôn cảm thấy vui với những nhành hoa dại, bó chè tươi của học sinh giành tặng Thầy trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Ông Lê Tường Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa cho biết, những năm qua, hoạt động dạy học của nhà trường có những bước phát triển rõ rệt, về cả mũi nhọn và chất lượng đại trà. Tất cả giáo viên đều nỗ lực trong giảng dạy chuyên môn. Trong đó, thầy Hoàng Xuân Dục là giáo viên tâm huyết với nghề và người dân, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Thầy Dục có gần 30 năm công tác tại trường nên rất hiểu tâm lý học sinh, hiểu được cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số. Thầy luôn làm tốt việc vận động học sinh tới trường cũng như làm tốt công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, thầy Dục cũng là giáo viên luôn nhiệt tình, cởi mở, giúp đỡ đồng nghiệp trong cả chuyên môn lẫn ngoài cuộc sống.

Nhiều năm liền thầy Hoàng Xuân Dục là giáo viên chủ nhiệm dạy giỏi, Chiến sỹ thi đua cơ sở của trường, được Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa tặng Giấy khen. Năm 2024, thầy là một trong 60 tấm gương Nhà giáo được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, do Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Người thầy 30 năm gắn bó với học sinh dân tộc Chứt. Video-clip: Tá Chuyên

Tá Chuyên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.

Ký ức của người lính biệt động trực tiếp tập kích vào Dinh Độc Lập

Ký ức của người lính biệt động trực tiếp tập kích vào Dinh Độc Lập

Sinh ra ở vùng “đất thép” Củ Chi, từ nhỏ cựu chiến binh Phan Văn Hôn (tự Bảy Hôn), hiện trú tại ấp Sa Nhỏ, xã Trung Lập Thượng (Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) đã giác ngộ và tham gia cách mạng. Ông là người trực tiếp bắn phát súng mở màn trong trận tập kích vào Dinh Độc Lập trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Hơn 50 năm trôi qua nhưng trận đánh lịch sử ấy vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức.

Ông Đinh Y Khoa - người đem ánh sáng của Đảng về với bản làng

Ông Đinh Y Khoa - người đem ánh sáng của Đảng về với bản làng

Phát huy tốt vai trò cầu nối, đem ánh sáng của Đảng về với dân làng, không ngừng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc - đó là những nhận xét chung về ông Đinh Y Khoa (69 tuổi, dân tộc Bana), trú thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Mới đây, ông vinh dự được Tạp chí Cộng sản trao chứng nhận người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo tại chương trình điểm tựa của bản làng lần thứ 2, năm 2024.

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã vận động người dân hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Được biết đến như “đầu tàu” trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Kon Plông, những năm qua, Nghệ nhân ưu tú Y Lim (sinh năm 1970, trú Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen) đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng và lan tỏa hình ảnh, văn hóa, nghệ thuật độc đáo của người Xơ Đăng đến với du khách trong và ngoài nước. Một trong những nét độc đáo của người Xơ Đăng đã được Nghệ nhân ưu tú Y Lim bảo tồn và phát huy là nghề nấu rượu cần – loại rượu đặc trưng của người dân tộc thiểu số tại chỗ khu vực Tây Nguyên.

Những hạt nhân đoàn kết trên vùng cao Hòa Bình

Những hạt nhân đoàn kết trên vùng cao Hòa Bình

Những năm qua, những người có uy tín tại các địa phương của Hòa Bình đã phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân trong tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật. Từ đó góp phần xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn ma túy, tảo hôn và bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.

Lão nông Đỗ Văn Được làm giàu với mô hình nuôi cá mú

Lão nông Đỗ Văn Được làm giàu với mô hình nuôi cá mú

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và trải qua nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, đến nay, nông dân Đỗ Văn Được (52 tuổi, tổ dân phố thôn Thạch Bi 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã thành công với mô hình nuôi cá mú Trân Châu.

 Cô giáo Cầm Thị Hoa gắn bó với học sinh vùng cao Sơn La

Cô giáo Cầm Thị Hoa gắn bó với học sinh vùng cao Sơn La

Cô giáo Cầm Thị Hoa (sinh năm 1991), Chủ nhiệm lớp 5, Trường Tiểu học xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, là người nhiệt huyết với công việc, luôn tìm tòi đổi mới trong công tác, sống giản dị, hòa đồng, được đồng nghiệp yêu quý, học sinh kính trọng, phụ huynh tin tưởng. Hằng năm, cô đều hoàn thành tốt các công việc được giao, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện.

Mang cơ hội tiếp cận tri thức tới vùng cao Hà Quảng

Mang cơ hội tiếp cận tri thức tới vùng cao Hà Quảng

/*/ình ảnh các cô giáo băng đèo, cõng đồ dùng dạy học lên điểm trường Cả Giang (Trường Tiểu học xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) đã quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Thầy cô dạy học ở bản vùng cao này chỉ có mong ước giản đơn là giúp học sinh có cơ hội tiếp cận tri thức, có cuộc sống ấm no, từ đó, góp phần xây dựng quê hương tốt đẹp hơn.

Tô Lan Anh - Giảng viên trẻ người Tày năng động, sáng tạo trong dạy và học

Tô Lan Anh - Giảng viên trẻ người Tày năng động, sáng tạo trong dạy và học

Với những thành tích nổi bật trong công tác và hoạt động Đoàn, Hội, giảng viên Tô Lan Anh (dân tộc Tày, sinh năm 1990), Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương là một trong 99 "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV năm 2024.

Thầy Hà Cảnh Dinh ươm mầm ước mơ cho trẻ vùng cao

Thầy Hà Cảnh Dinh ươm mầm ước mơ cho trẻ vùng cao

Thầy Hà Cảnh Dinh (sinh năm 1993, dân tộc Thái), giáo viên, Tổng phụ trách Đội tại Trường Trung học cơ sở Hoàn Lãm (huyện Quỳ Châu) đã có nhiều cống hiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn cho học sinh ở vùng khó. Mới đây, thầy Cảnh Dinh là một trong 60 nhà giáo tiêu biểu khác trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam gặp gỡ, vinh danh.

Thầy Nguyễn Phúc Hậu truyền đam mê môn Lịch sử cho học sinh

Thầy Nguyễn Phúc Hậu truyền đam mê môn Lịch sử cho học sinh

Mỗi tiết học môn Lịch sử đối với học sinh Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) là 45 phút được trải nghiệm, tìm hiểu, phân tích, đánh giá ý nghĩa của các cột mốc, sự kiện lịch sử của dân tộc, đất nước. Cảm hứng đó được thầy Nguyễn Phúc Hậu truyền cho học sinh hơn 10 năm qua.

Anh Trần Văn Vũ khởi nghiệp từ cây xương rồng

Anh Trần Văn Vũ khởi nghiệp từ cây xương rồng

Khởi nghiệp từ các sản phẩm thân thiện môi trường đang là xu thế hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Tại Phú Yên, với niềm đam mê và tâm huyết, anh Trần Văn Vũ đã khởi nghiệp từ loài cây xương rồng mọc phổ biến ở làng biển thị xã Đông Hòa.

Đảng viên cao tuổi Vũ Thị Khiêm miệt mài xây tổ cho đàn cò, tạo cảnh quan đẹp bên bờ sông Lô

Đảng viên cao tuổi Vũ Thị Khiêm miệt mài xây tổ cho đàn cò, tạo cảnh quan đẹp bên bờ sông Lô

Đảng viên cao tuổi Vũ Thị Khiêm ở thôn Đồng Dừa, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã dành cả đời tâm huyết mệt mài trồng cây, giữ mái rừng, xây tổ làm nơi trú ngụ cho đàn cò. Việc làm của bà đã góp phần giữ gìn môi trường sinh thái, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang đầy tình yêu thương và các giá trị nhân văn, nhân ái cho vùng quê bên bờ sông Lô thơ mộng.

Bà Nguyễn Thị Biên làm giàu nhờ mô hình nuôi ngao thương phẩm

Bà Nguyễn Thị Biên làm giàu nhờ mô hình nuôi ngao thương phẩm

Nhiều năm qua, phong trào Nông dân tham gia phát triển kinh tế vươn lên xóa đói, giảm nghèo đã được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó nhiều nông dân đã đầu tư phát triển cây trồng, con nuôi lợi thế, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, chuồng trại để phát triển kinh tế. Bà Nguyễn Thị Biên ở thôn Quang Trung, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa là một trong những điển hình như vậy.

Câu lạc bộ gương điển hình trên quê hương xứ dừa Bến Tre

Câu lạc bộ gương điển hình trên quê hương xứ dừa Bến Tre

Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân tỉnh Bến Tre thực hiện bằng những việc làm thiết thực. Trong đó, Câu lạc bộ gương điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh huyện Ba Tri là nơi tập hợp những gương điển hình tiêu biểu nhằm giao lưu, học hỏi, để các thành viên tiếp tục phấn đấu, gương mẫu trong mọi hoạt động. Câu lạc bộ là điểm sáng đang được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Trưởng thôn trẻ Ma Seo Chứ năng động, quyết đoán, giúp dân bản bình yên vượt qua bão lớn

Trưởng thôn trẻ Ma Seo Chứ năng động, quyết đoán, giúp dân bản bình yên vượt qua bão lớn

Tháng 9 vừa qua, câu chuyện về 17 hộ dân thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) may mắn thoát khỏi vụ sạt lở đất kinh hoàng nhờ quyết định táo bạo, sáng suốt của vị trưởng thôn trẻ Ma Seo Chứ (sinh năm 1991) đã khiến nhiều người nể phục. Với tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, quyết đoán của mình, anh Chứ đã vận động 17 hộ dân, với 115 nhân khẩu của thôn Kho Vàng trong vùng nguy hiểm tới nơi an toàn, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho bà con địa phương.

Nghệ nhân A Huynh, người thổi hồn vào nhạc cụ đàn đá

Nghệ nhân A Huynh, người thổi hồn vào nhạc cụ đàn đá

Nghệ nhân ưu tú A Huynh (trú làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là người đầu tiên tại tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ xưa nhất tại Việt Nam. Để bảo tồn nét đẹp của loại nhạc cụ này, nghệ nhân A Huynh thường xuyên mang đàn đá đi trình diễn tại các chương trình, lễ hội do địa phương tổ chức; đồng thời, truyền dạy lại cách làm đàn đá cho thế hệ trẻ trong làng.

Những nữ "Thủ lĩnh" tận tâm, trách nhiệm ở Krông Pa

Những nữ "Thủ lĩnh" tận tâm, trách nhiệm ở Krông Pa

Phát huy vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số thời đại mới, nhiều cán bộ nữ trên địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt khó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tự tin tỏa sáng trên các lĩnh vực, họ như những bông hoa giữa núi rừng, tỏa hương làm đẹp cho đời…