Những thầy, cô giáo trẻ "gieo chữ" nơi vùng cao biên giới

Không ngại khó khăn vất vả, đường sá xa xôi, bất đồng ngôn ngữ, với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của học sinh vùng cao, các thầy, cô giáo dù phải băng rừng, vượt đèo dốc cheo leo bên sườn núi vẫn kiên trì bám trường, bám lớp “cõng chữ” lên vùng non cao để mang ánh sáng tri thức đến với trẻ em và bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

vna_potal_chuyen_nhung_thay_co_giao_gian_nan_gieo_chu_vung_cao_bien_ai_7682213.jpg
Cô Quàng Thị Xuân (dân tộc Thái), là Phó hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Mường Lạn, ngôi trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Với hơn 90% là dân tộc Mông nhưng với tình yêu nghề, yêu học sinh nên cô luôn nỗ lực hết mình cho sự nghiệp trồng người. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
vna_potal_chuyen_nhung_thay_co_giao_gian_nan_gieo_chu_vung_cao_bien_ai_7682212.jpg
Địa bàn rộng với nhiều điểm trường, dù rất vất vả nhưng cô Quàng Thị Xuân luôn nỗ lực hết mình với tình yêu nghề và sự nghiệp giáo dục nơi vùng cao biên giới. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
vna_potal_chuyen_nhung_thay_co_giao_gian_nan_gieo_chu_vung_cao_bien_ai_7682211.jpg
Với học sinh bán trú cần gần gũi cô Quàng Thị Xuân hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ thông qua đó tạo điều kiện cho các em giao lưu, tiếp xúc, học hỏi, tạo niềm tin, tránh tự ty, mặc cảm. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
vna_potal_chuyen_nhung_thay_co_giao_gian_nan_gieo_chu_vung_cao_bien_ai_7682210.jpg
Cô Vì Thị Hằng hướng dẫn đội trống luyện tập, các hoạt động phong trào cô xây dựng và tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn nhân các ngày lễ và đã đem lại hiệu quả cao, tạo không khí phấn đấu thi đua và hứng thú cho các em học sinh trong nhà trường. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
vna_potal_nhung_thay_co_giao_tre_gieo_chu_noi_vung_cao_bien_gioi_7682201(1).jpg
Cô Vì Thị Hằng chăm sóc học sinh trong giờ nghỉ trưa tại trường tiểu học Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
vna_potal_chuyen_nhung_thay_co_giao_gian_nan_gieo_chu_vung_cao_bien_ai_7682209.jpg
Mỗi tối, từ 19 giờ đến khoảng 21 giờ 30 phút, lớp học của thầy giáo quân hàm xanh Lò Văn Thoại lại sáng đèn, với "Học sinh" là người dân các dân tộc H'Mông, Thái, Lào... Ảnh: Minh Đức - TTXVN
vna_potal_chuyen_nhung_thay_co_giao_gian_nan_gieo_chu_vung_cao_bien_ai_7682205.jpg
Đại úy Lò Văn Thoại vận động người dân địa phương hiểu rõ hơn những thuận lợi từ việc biết đọc, biết viết để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
vna_potal_chuyen_nhung_thay_co_giao_gian_nan_gieo_chu_vung_cao_bien_ai_7682214.jpg
Đại úy Lò Văn Thoại với hơn 20 năm dậy lớp xóa mù chữ cho bà con dân tộc soạn giáo án giảng dạy sau giờ làm việc. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
vna_potal_nhung_thay_co_giao_tre_gieo_chu_noi_vung_cao_bien_gioi_7682204.jpg
Với hơn 20 năm dạy lớp xóa mù chữ cho bà con dân tộc, thầy giáo quân hàm xanh Lò Văn Thoại đã nhiều lần được Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La trao tặng bằng khen, Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La tuyên dương "Chiến sĩ tiên tiến". Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Thầy Lò Văn Thoại, cô Quàng Thị Xuân và cô Vì Thị Hằng là một trong số những giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Minh Đức

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm