Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, nền nhiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm sâu. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh đến lớp, nhất là với cấp mầm non, các trường học tại huyện Mù Cang Chải có nhiều giải pháp giữ ấm cho học sinh.
Những ngày này, tại tỉnh Lào Cai xuất hiện rét đậm, rét hại ảnh hưởng không nhỏ tới người dân, học sinh các trường vùng cao trong tỉnh. Các đơn vị trường học, đặc biệt tại những địa bàn vừa chịu thiệt hại về cơ sở vật chất do bão lũ, sạt lở đã linh hoạt, chủ động triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
Tỉnh Yên Bái triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng hệ thống giáo dục hoàn chỉnh theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, người dân.
Không ngại khó khăn vất vả, đường sá xa xôi, bất đồng ngôn ngữ, với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của học sinh vùng cao, các thầy, cô giáo dù phải băng rừng, vượt đèo dốc cheo leo bên sườn núi vẫn kiên trì bám trường, bám lớp “cõng chữ” lên vùng non cao để mang ánh sáng tri thức đến với trẻ em và bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Những ngày qua, thời tiết rét đậm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập của các em, nhất là học sinh Mầm non và Tiểu học. Các trường học vùng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày giá rét.
Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, góp phần chia sẻ, giúp đỡ trẻ em vùng cao gặp nhiều khó khăn, trong các ngày từ 22 đến 24/12, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh Hà Giang phối hợp với nhóm thiện nguyện Hà Nội tổ chức chương trình “Cùng chia sẻ, trao yêu thương” cho các em học sinh dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang.
Cùng với việc chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực vận động và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, nhất là tại các địa bàn vùng cao A Lưới, Nam Đông.
Trước thềm năm học mới 2023 - 2024, các trường học trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang nỗ lực vận động học sinh ra lớp và gấp rút hoàn thành nhiều hạng mục cơ sở vật chất nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất để đón học sinh.
Ngày 11/11, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn Yên Bái và các đơn vị tài trợ tổ chức trao tặng “Tủ sách Đinh Hữu Dư” cho trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đây là “Tủ sách Đinh Hữu Dư” thứ hai được trao tặng nhà trường.
Sau một thời gian dài nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19, sáng 18/10, học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) phấn khởi, háo hức đến trường học trực tiếp.
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Thế nhưng, năm học 2021-2022, hơn 17.350 học sinh Lai Châu không còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ như: Tiền ăn bán trú, sách giáo khoa, học phí… vì số học sinh này đều ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.
Không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ ở tỉnh Lai Châu giảm sâu, trời chuyển rét đậm, rét hại. Trước tình hình đó, các trường học trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp phòng, chống rét, giữ ấm cho học sinh, nhằm đảm bảo sức khỏe và tỷ lệ chuyên cần, nhất là học sinh bậc Mầm non, Tiểu học.
Để đảm bảo việc dạy và học được diễn ra bình thường trong điều kiện thời tiết giá lạnh đặc trưng của vùng cao, các trường vùng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp để giữ ấm cho học sinh theo phương châm "3 cần", đó là: cần kín gió, cần ăn uống nóng và cần ngủ ấm. Các biện pháp này đã được triển khai có hiệu quả giúp đảm bảo sức khỏe cho các em khi tới trường, đồng thời duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần trong những ngày mưa rét.
Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xây dựng mô hình sa bàn biển, đảo Việt Nam ngay trong khuôn viên nhà trường nhằm giúp học sinh vùng cao có cái nhìn trực quan về biển, đảo, từ đó khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Để chuẩn bị cho lễ khai giảng và bước vào năm học mới 2020 - 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và ngành Giáo dục tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện phun tiêu độc, khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan y tế trước ngày học sinh tựu trường 1/9.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) năm 2020 sẽ chính thức diễn ra với nhiều đổi mới. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc học tập của học sinh cuối cấp bị gián đoạn, gây nhiều xáo trộn. Cùng với việc ổn định tâm lý cho học sinh, nắm chắc thông tin về kỳ thi, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều biện pháp linh hoạt và sáng tạo để hướng dẫn học sinh ôn tập, đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Từ trước khi trở lại trường sau kỳ nghỉ kéo dài do dịch COVID-19 các thầy cô giáo ở vùng cao Hà Giang đã nỗ lực cùng với đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương đến tận thôn bản, gõ cửa từng nhà để vận động các em học sinh đến trường.
Ngày 12/12, do ảnh hưởng của trường gió phân kỳ trên cao tiếp tục hoạt động mạnh và áp cao lục địa tiếp tục được tăng cường nên tại các địa phương trong tỉnh Yên Bái duy trì thời tiết rét hại vào đêm và sáng. Nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái đã có hướng dẫn để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày này.
Sau 4 năm thực hiện mô hình trường học bán trú tại 12/29 trường học, hàng trăm học sinh của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, được hỗ trợ ăn, ở tại trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng giao tiếp, vốn từ tiếng Việt của học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
Lai Châu là tỉnh có nhiều sông, suối, hồ, địa hình hiểm trở, chia cắt, mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân nói chung và giáo viên, học sinh nói riêng. Trước tình hình trên, ngành Giáo dục Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, phòng ngừa, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2019, phần lớn các điểm trường vùng cao của tỉnh Lai Châu đều có tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Các thầy, cô giáo phải lặn lội đến từng điểm bản, gia đình và thậm chí vào rừng để tìm kiếm, vận động, đưa học sinh về trường. Nhờ sự nỗ lực của thầy, cô, tỷ lệ chuyên cần của học sinh vùng cao Lai Châu đã có sự chuyển biến tích cực.
Theo Đài khí tượng Thủy văn Yên Bái, do ảnh hưởng của rãnh gió Tây trên cao kết hợp với ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu, những ngày qua, địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa và trời rét. Để đảm bảo sức khỏe, duy trì tỷ lệ chuyên cần của học sinh trong những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt là học sinh ở những huyện vùng cao, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp thiết thực, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập trong mùa Đông.
Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, mùa đông nơi đây thường lạnh hơn so với các địa phương khác. Vì vậy, để chủ động ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại những ngày đầu tháng 1/2019, huyện Sìn Hồ đã chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện giải pháp phòng tránh rét cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngày 3 – 4/12, Bệnh viện Mắt tỉnh Sơn La phối hợp với các trường học trên địa bàn huyện Thuận Châu và thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe mắt học đường. Chương trình gồm nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa như khám sàng lọc tật khúc xạ, cấp phát kính, thi vẽ tranh cổ động về chăm sóc, bảo vệ mắt...
Tâm huyết với sự nghiệp "trồng người", hết lòng với học sinh, nhiều giáo viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả tình nguyện lên vùng cao dạy chữ. Với sự nỗ lực, quyết tâm của mình, họ đã tiếp thêm ý chí, nghị lực cho học sinh vùng cao.
Ngày 5/9 vừa qua, cùng với cả nước, hàng nghìn học sinh vùng cao Lai Châu nô nức tựu trường khai giảng năm học mới. Tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng lũ, do đi lại khó khăn, ngày khai giảng, nhiều học sinh chưa thể đến trường.
Sau hơn nửa năm đưa vào sử dụng tại khuôn viên trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Trà Lãnh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), mô hình thí điểm nhà bán trú container do Công ty cổ phần xã hội H.E.L.P đầu tư đã thật sự đem lại hiệu quả tích cực, giúp thầy và trò nơi vùng cao này có thêm động lực bám lớp, bám trường.