Theo ông Lê Thanh Liêm, Việt Nam và Đức đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều năm, trong những năm gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi và đã thống nhất việc đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, hợp tác kinh tế đã có bước phát triển mãnh mẽ, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên.
Ông Lê Thanh Liêm đánh giá cao các thành tựu kinh tế mà nước Đức đạt được, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tạo ô tô và năng lượng. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh – Đức năm 2016 mới đạt 2 tỷ USD nhưng đều tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, đây cũng là những ngành công nghiệp mà Việt Nam đang ưu tiên phát triển.
Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn trong thời gian tới các doanh nghiệp Đức sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế và gia tăng giá trị trao đổi thương mại hai bên. Thành phố Hồ Chí Minh cam kết tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Đức vào đầu tư lâu dài, hiệu quả tại Thành phố.
Bày tỏ sự vui mừng với những kết quả hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đức, bà Iris Gleicke cho biết, Chính phủ và doanh nghiệp Đức luôn mong muốn mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam. Các doanh nghiệp Đức cũng đánh giá rất cao sự phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay có đến 90% đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam tập trung tại đây.
Theo bà Iris Gleicke, Đức từng đối mặt với những vấn đề tương tự như Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và năng lượng. Với những kinh nghiệm có được, các doanh nghiệp Đức có thể hỗ trợ tích cực cho Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hợp tác nghiên cứu, đào tạo và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Trong thời gian tới, phía Đức mong muốn sớm thành lập các cơ quan đại diện cho doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh để có thể hợp tác một cách chặt chẽ, thường xuyên và mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên./.
Ông Lê Thanh Liêm đánh giá cao các thành tựu kinh tế mà nước Đức đạt được, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tạo ô tô và năng lượng. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh – Đức năm 2016 mới đạt 2 tỷ USD nhưng đều tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, đây cũng là những ngành công nghiệp mà Việt Nam đang ưu tiên phát triển.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm tiếp Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế năng lượng Đức bà Iris Gleicke cùng đoàn doanh nghiệp đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN. |
Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn trong thời gian tới các doanh nghiệp Đức sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế và gia tăng giá trị trao đổi thương mại hai bên. Thành phố Hồ Chí Minh cam kết tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Đức vào đầu tư lâu dài, hiệu quả tại Thành phố.
Bày tỏ sự vui mừng với những kết quả hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đức, bà Iris Gleicke cho biết, Chính phủ và doanh nghiệp Đức luôn mong muốn mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam. Các doanh nghiệp Đức cũng đánh giá rất cao sự phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay có đến 90% đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam tập trung tại đây.
Theo bà Iris Gleicke, Đức từng đối mặt với những vấn đề tương tự như Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và năng lượng. Với những kinh nghiệm có được, các doanh nghiệp Đức có thể hỗ trợ tích cực cho Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hợp tác nghiên cứu, đào tạo và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Trong thời gian tới, phía Đức mong muốn sớm thành lập các cơ quan đại diện cho doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh để có thể hợp tác một cách chặt chẽ, thường xuyên và mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN