Ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực triển khai thực hiện các thủ tục kê khai, thu thuế điện tử nhằm cắt giảm thời gian, chi phí làm thủ tục thuế cho doanh nghiệp và hạn chế những tiêu cực phát sinh. Chỉ số cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế cũng được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất trong các chỉ số cải cách thủ tục hành chính công do Chính phủ công bố. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ phát triển, nhiều loại hình dịch vụ, kinh doanh, thương mại mới ra đời như taxi công nghệ, các ứng dụng đặt tour du lịch, khách sạn online, các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý thuế.
Sử dụng hóa đơn điện tử là một trong những giải pháp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý hóa đơn cho cơ quan thuế, nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế sử dụng hóa đơn điện tử.
Tại hội nghị, rất nhiều câu hỏi liên quan tới hóa đơn điện tử được đặt ra, điển hình như: hóa đơn điện tử đầu ra khi chuyển đổi thành hóa đơn giấy để lưu chứng từ thì người thực hiện có cần giấy ủy quyền để ký vào vị trí người chuyển đổi hay không.
Hóa đơn điện tử nhận từ nhà cung cấp khi in ra để kẹp vào chứng từ thanh toán thì trên hóa đơn có bắt buộc để dòng chữ “Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử” hay không. Khi nào thì doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Đại diện Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, những nội dung trên được thực hiện theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Theo đó, trên hóa đơn chuyển đổi phải có chữ ký của người chuyển đổi và dòng chữ “hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử”, nhưng người ký chuyển đổi không cần phải có giấy ủy quyền của người đại diện pháp luật.
Liên quan tới thời điểm bắt buộc doanh nghiệp phải dùng hóa đơn điện tử, ông Nguyễn Nam Bình cho biết, lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử được căn cứ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ nhưng tới thời điểm hiện tại Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể nên chưa bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.
Đại diện Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn đặt vấn đề, hiện nay doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng cảng Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và được chính quyền địa phương yêu cầu đóng góp 50% kinh phí làm một đoạn đường giao thông tại khu vực này. Vậy số tiền doanh nghiệp đóng góp để làm đường có được tính vào chi phí hợp lệ của doanh nghiệp để khấu trừ thuế hay không.
Trả lời vấn đề này của doanh nghiệp, ông Trần Minh Quốc, Phó phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo quy định tại Thông tư 96/2015/ TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu đoạn đường giao thông trên thuộc danh mục bắt buộc đầu tư, hoặc là một phần của dự án mà doanh nghiệp đầu tư thì chi phí làm đường được tính là chi phí đầu vào để khấu trừ thuế cho doanh nghiệp. Trong trường hợp, đây là sự hỗ trợ, đóng góp của doanh nghiệp với địa phương thì không được tính vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế.
Liên quan tới vấn đề nộp thuế điện tử, nhiều doanh nghiệp nêu trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng sai tiểu mục, dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp ở tiểu mục này bị thừa, còn ở tiểu mục khác bị thiếu sau đó bị cơ quan thuế yêu cầu nộp lãi chậm nộp cho tiểu mục thuế bị nộp thiếu. Vậy doanh nghiệp có được điều chỉnh số tiền từ tiểu mục nộp thừa sang tiểu mục nộp thiếu để khấu trừ hay không?
Giải đáp vấn đề này, ông Nguyễn Nam Bình cho biết, việc thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế điện tử do phần mềm tự động cập nhật, cán bộ thuế không được phép can thiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp kê khai sai, hay nộp sai tiểu mục thì phần mềm thu thuế sẽ tự động tính phát sinh nợ, từ đó phát sinh lãi chậm nộp.
Vì vậy, nếu phát hiện sai sót trong quá trình làm thủ tục điện tử, doanh nghiệp phải báo ngay cho cơ quan thuế để điều chỉnh kịp thời. Ông Nguyễn Nam Bình cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần rà soát kỹ các thông tin khi làm thủ tục thuế điện tử để tránh các sai sót làm phát sinh chi phí không cần thiết.
Bên cạnh việc trực tiếp giải đáp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp tại hội nghị, Lãnh đạo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ ghi nhận đầy đủ những phản ánh của doanh nghiệp về những bất cập, hạn chế trong chính sách thuế để kiến nghị lên Tổng Cục Thuế và Bộ Tài Chính có hướng điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ về thuế./.
Ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Tại hội nghị, rất nhiều câu hỏi liên quan tới hóa đơn điện tử được đặt ra, điển hình như: hóa đơn điện tử đầu ra khi chuyển đổi thành hóa đơn giấy để lưu chứng từ thì người thực hiện có cần giấy ủy quyền để ký vào vị trí người chuyển đổi hay không.
Hóa đơn điện tử nhận từ nhà cung cấp khi in ra để kẹp vào chứng từ thanh toán thì trên hóa đơn có bắt buộc để dòng chữ “Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử” hay không. Khi nào thì doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Đại diện Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, những nội dung trên được thực hiện theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Theo đó, trên hóa đơn chuyển đổi phải có chữ ký của người chuyển đổi và dòng chữ “hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử”, nhưng người ký chuyển đổi không cần phải có giấy ủy quyền của người đại diện pháp luật.
Liên quan tới thời điểm bắt buộc doanh nghiệp phải dùng hóa đơn điện tử, ông Nguyễn Nam Bình cho biết, lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử được căn cứ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ nhưng tới thời điểm hiện tại Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể nên chưa bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.
Lãnh đạo Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Trả lời vấn đề này của doanh nghiệp, ông Trần Minh Quốc, Phó phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo quy định tại Thông tư 96/2015/ TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu đoạn đường giao thông trên thuộc danh mục bắt buộc đầu tư, hoặc là một phần của dự án mà doanh nghiệp đầu tư thì chi phí làm đường được tính là chi phí đầu vào để khấu trừ thuế cho doanh nghiệp. Trong trường hợp, đây là sự hỗ trợ, đóng góp của doanh nghiệp với địa phương thì không được tính vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế.
Liên quan tới vấn đề nộp thuế điện tử, nhiều doanh nghiệp nêu trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng sai tiểu mục, dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp ở tiểu mục này bị thừa, còn ở tiểu mục khác bị thiếu sau đó bị cơ quan thuế yêu cầu nộp lãi chậm nộp cho tiểu mục thuế bị nộp thiếu. Vậy doanh nghiệp có được điều chỉnh số tiền từ tiểu mục nộp thừa sang tiểu mục nộp thiếu để khấu trừ hay không?
Doanh nghiệp đặt câu hỏi tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Vì vậy, nếu phát hiện sai sót trong quá trình làm thủ tục điện tử, doanh nghiệp phải báo ngay cho cơ quan thuế để điều chỉnh kịp thời. Ông Nguyễn Nam Bình cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần rà soát kỹ các thông tin khi làm thủ tục thuế điện tử để tránh các sai sót làm phát sinh chi phí không cần thiết.
Bên cạnh việc trực tiếp giải đáp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp tại hội nghị, Lãnh đạo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ ghi nhận đầy đủ những phản ánh của doanh nghiệp về những bất cập, hạn chế trong chính sách thuế để kiến nghị lên Tổng Cục Thuế và Bộ Tài Chính có hướng điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ về thuế./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN