Đây là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực trao đổi, thảo luận tìm giải pháp thúc đẩy phát triển phù hợp với xu hướng thế giới nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, chất lượng, nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, nghệ thuật biểu diễn là hoạt động đưa các chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của các diễn viên chuyên nghiệp. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối, bài chòi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng, ca múa nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật khác…
Nghệ thuật biểu diễn là một trong những ngành mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của chiến lược là phát triển ngành văn hóa vừa là kinh tế, vừa là dịch vụ, đóng góp vào phát triển của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; đồng thời giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất, cung cấp các dịch vụ văn hóa cho xã hội, đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước, nhất là tham gia xuất khẩu dịch vụ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam.
“Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, để phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thì cần xác định những loại hình, hình thức đầu tư, phát triển phù hợp dựa trên những lợi thế và xu hướng của thời đại…”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình nhấn mạnh. Trong đó, loại hình ca nhạc, kịch nói, cải lương, hài kịch, múa, múa rối là một trong những trọng tâm mà thành phố hướng phát triển trở thành trung tâm của ngành nghệ thuật biểu diễn của cả nước.
Đánh giá thực trạng của nghệ thuật biểu diễn thành phố, bà Nguyễn Thị Hương, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển thành phố cho biết, hoạt động ở lĩnh vực ca nhạc nhẹ có sự trưởng thành vượt bậc, có những đóng góp không nhỏ và đi đầu theo hướng chuyên nghiệp. Ở lĩnh vực kịch nói, sau một thời gian phát triển rực rỡ, đến nay đang có dấu hiện chững lại cùng với nhiều khó khăn, thách thức.
Năm 2019, ngành nghệ thuật biểu diễn đóng góp cho GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của thành phố ước đạt 1.581 tỉ đồng, tuy nhiên ngành này cũng đang đứng trước một giai đoạn không nhiều khả quan.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, nguyên nhân là do các sản phẩm tăng tính thị hiếu và giải trí, giảm tính nghệ thuật; thị trường phát triển nhanh nên cũng sớm tàn; việc quản lý sự phát triển nghệ thuật biểu diễn chưa chặt chẽ; giá trị nghệ thuật thiếu tính bền vững và xu hướng nghệ thuật truyền thống mai một…
Cùng quan điểm, Tiến sĩ Lê Nguyên Đạt, Trưởng Khoa Dân tộc, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố cho rằng, cốt lõi của ngành nghệ thuật biểu diễn là con người, là đào tạo những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trường đang gặp nhiều khó khăn do chưa có sự gắn kết chặt chẽ với cơ quan quản lý, Sở Văn hóa và Thể thao, đội ngũ giáo viên phải đáp ứng cùng lúc nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn của nhà giáo thời đại mới. Đặc biệt là trong đào tạo ở lĩnh vực cải lương, kịch nói, sinh viên hiện ưa chuộng học ở các sân khấu kịch do thời gian đào tạo ngắn, nhanh chóng nổi tiếng; trong khi đó, ở lĩnh vực hát bội thì không tìm ra học trò.
Nhiều đại biểu cũng đánh giá, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của thành phố thiếu sự đồng bộ; cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, đặc biệt phục vụ học thực hành không đáp ứng được nhu cầu. Các địa điểm biểu diễn hầu hết không đáp ứng được những tiêu chuẩn về sân khấu, hệ thống âm thanh, ánh sáng…
Để thúc đẩy phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong thời gian tới, các đại biểu đề nghị lãnh đạo thành phố quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; gắn đào tạo chính quy với đào tạo ngắn hạn; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cho các trường, viện; phát triển lực lượng lý luận phê bình nghệ thuật biểu diễn có trình độ, chuyên môn cao.
Về cơ chế chính sách, thành phố cần rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xây dựng cơ chế khuyến khích huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế, các nguồn tài trợ hợp pháp, tổ chức, cá nhân; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị nghệ thuật biểu diễn với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức, sản xuất, phát sóng các chương trình nghệ thuật...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn Minh Hương, một chuyên gia về âm nhạc kiến nghị, thành phố cần chủ động bố trí nguồn ngân sách để đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà hát biểu diễn nghệ thuật, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Về quảng bá và hợp tác quốc tế, cần chú trọng lồng ghép chương trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật gắn với các sự kiện ngoại giao, giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế; tăng cường giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật có giá trị ra thế giới và ngược lại... Có như vậy, ngành nghệ thuật biểu diễn của thành phố trong thời gian tới sẽ tạo nhiều sản phẩm chất lượng nghệ thuật cao đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân nói chung, du khách quốc tế nói riêng.
Theo đại diện Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nghệ thuật biểu diễn trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc, tính quốc tế để tạo ra những sản phẩm mang hơi thở đương đại nhưng vẫn bảo tồn, khẳng định được bản sắc dân tộc; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia dưới mọi hình thức để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 8 đơn vị nghệ thuật công lập và gần 700 đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trong đó có gần 100 đơn vị thường xuyên tổ chức biểu diễn. Bình quân mỗi năm, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố cấp gần 1.200 giấy phép các loại, trong đó có 400 - 500 chương trình biểu diễn. Mỗi năm, các đoàn nghệ thuật phục vụ du khách, công chúng gần 1.300 suất với hơn 1,2 triệu lượt người xem. Đối với lĩnh vực âm nhạc, thành phố hiện có gần 20 địa điểm có thể phục vụ biểu diễn nghệ thuật và hơn 11 sân khấu kịch đang hoạt động trên địa bàn./.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, nghệ thuật biểu diễn là hoạt động đưa các chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của các diễn viên chuyên nghiệp. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối, bài chòi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng, ca múa nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật khác…
Nghệ thuật biểu diễn là một trong những ngành mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của chiến lược là phát triển ngành văn hóa vừa là kinh tế, vừa là dịch vụ, đóng góp vào phát triển của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; đồng thời giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất, cung cấp các dịch vụ văn hóa cho xã hội, đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước, nhất là tham gia xuất khẩu dịch vụ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam.
“Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, để phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thì cần xác định những loại hình, hình thức đầu tư, phát triển phù hợp dựa trên những lợi thế và xu hướng của thời đại…”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình nhấn mạnh. Trong đó, loại hình ca nhạc, kịch nói, cải lương, hài kịch, múa, múa rối là một trong những trọng tâm mà thành phố hướng phát triển trở thành trung tâm của ngành nghệ thuật biểu diễn của cả nước.
Đánh giá thực trạng của nghệ thuật biểu diễn thành phố, bà Nguyễn Thị Hương, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển thành phố cho biết, hoạt động ở lĩnh vực ca nhạc nhẹ có sự trưởng thành vượt bậc, có những đóng góp không nhỏ và đi đầu theo hướng chuyên nghiệp. Ở lĩnh vực kịch nói, sau một thời gian phát triển rực rỡ, đến nay đang có dấu hiện chững lại cùng với nhiều khó khăn, thách thức.
Năm 2019, ngành nghệ thuật biểu diễn đóng góp cho GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của thành phố ước đạt 1.581 tỉ đồng, tuy nhiên ngành này cũng đang đứng trước một giai đoạn không nhiều khả quan.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, nguyên nhân là do các sản phẩm tăng tính thị hiếu và giải trí, giảm tính nghệ thuật; thị trường phát triển nhanh nên cũng sớm tàn; việc quản lý sự phát triển nghệ thuật biểu diễn chưa chặt chẽ; giá trị nghệ thuật thiếu tính bền vững và xu hướng nghệ thuật truyền thống mai một…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Nhiều đại biểu cũng đánh giá, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của thành phố thiếu sự đồng bộ; cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, đặc biệt phục vụ học thực hành không đáp ứng được nhu cầu. Các địa điểm biểu diễn hầu hết không đáp ứng được những tiêu chuẩn về sân khấu, hệ thống âm thanh, ánh sáng…
Để thúc đẩy phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong thời gian tới, các đại biểu đề nghị lãnh đạo thành phố quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; gắn đào tạo chính quy với đào tạo ngắn hạn; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cho các trường, viện; phát triển lực lượng lý luận phê bình nghệ thuật biểu diễn có trình độ, chuyên môn cao.
Về cơ chế chính sách, thành phố cần rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xây dựng cơ chế khuyến khích huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế, các nguồn tài trợ hợp pháp, tổ chức, cá nhân; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị nghệ thuật biểu diễn với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức, sản xuất, phát sóng các chương trình nghệ thuật...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn Minh Hương, một chuyên gia về âm nhạc kiến nghị, thành phố cần chủ động bố trí nguồn ngân sách để đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà hát biểu diễn nghệ thuật, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Về quảng bá và hợp tác quốc tế, cần chú trọng lồng ghép chương trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật gắn với các sự kiện ngoại giao, giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế; tăng cường giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật có giá trị ra thế giới và ngược lại... Có như vậy, ngành nghệ thuật biểu diễn của thành phố trong thời gian tới sẽ tạo nhiều sản phẩm chất lượng nghệ thuật cao đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân nói chung, du khách quốc tế nói riêng.
Theo đại diện Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nghệ thuật biểu diễn trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc, tính quốc tế để tạo ra những sản phẩm mang hơi thở đương đại nhưng vẫn bảo tồn, khẳng định được bản sắc dân tộc; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia dưới mọi hình thức để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại.
Bà Nguyễn Thị Hương, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Thanh Vũ