Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm tại Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017; phương hướng nhiệm vụ năm 2018, tổ chức ngày 11/4.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị, địa phương phải bảo vệ chặt khu vực rừng và xử lý nghiêm nếu xảy ra hành vi xâm phạm rừng.
Các quận, huyện có diện tích rừng, cây phân tán nằm trong khu vực có nguy cơ cháy cao phải tăng cường thực hiện các giải pháp phòng cháy, chữa cháy.
Các địa phương cần phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động phòng, chống cháy rừng và quan tâm đến đời sống của các hộ dân được giao khoán rừng ở các địa phương.
Ông Lê Thanh Liêm đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và thông tin dự báo cấp nguy cơ cháy rừng để mọi người biết và chủ động đề phòng.
Lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động trong phạm vi khu vực có rừng thực hiện các chế độ, quy định về bảo vệ rừng, an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và xử nghiêm các hành vi vi phạm. Bên cạnh việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm thành phố cần tăng cường, kiểm tra, phát hiện vụ vận chuyển trái phép gỗ, động vật hoang dã.
Theo ông Trần Tấn Quý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay là 35.600 ha, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, phân bố trên địa bàn huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi và Quận 9; trong đó có khoảng 8.600 ha vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao gồm diện tích rừng, cây lâm nghiệp trồng phân tán và các loại cây trồng khác.
Chia sẻ về những khó khăn trong công tác phòng, chống cháy rừng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện vẫn còn nhiều hoạt động tiềm ẩn các yếu tố tác động đến rừng như đào bắt trái phép địa sâm... Công tác quản lý lâm sản và động vật hoang dã, còn xảy ra các hoạt động mua bán gỗ, động vật hoang dã trái phép.
Công tác phòng cháy, chữa cháy đối với diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán vẫn còn nhiều bất cập do chủ sử dụng đất có cây phân tán chưa quan tâm công tác phòng cháy, diện tích này xen cài với đất sản xuất khác và khu dân cư nên rất dễ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân, nhất là các đối tượng vãng lai chưa cao nên vẫn còn các hoạt động vô ý gây cháy chưa được kiểm soát.
Trong năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 2 vụ cháy rừng với 1,8 ha ở diện tích đất có thảm thực vật thân cỏ và cây phân tán; xảy ra 3 vụ phá rừng trái phép và 7 vụ khai thác lâm sản trái phép. Các vụ việc này được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời nên không có thiệt hại đáng kể về rừng.
Nhằm phát huy hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2018, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: UBND huyện Cần Giờ chỉ đạo các xã có rừng và Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, quản lý các hoạt động nuôi thủy sản, sản xuất muối trong phạm vi rừng phòng hộ đảm bảo tính bền vững, không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng; tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế đối với những dự án có chuyển diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường hoạt động phối hợp tuần tra, kịp thời ngăn chặn mọi hành vi xâm hại tài nguyên rừng, nhất là tại các khu rừng trong vùng giáp ranh.
Trong khi đó, UBND các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9 chỉ đạo chính quyền cấp phường, xã nơi có rừng, cây lâm nghiệp trồng phân tán trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư chủ động phát dọn cỏ dại quanh nhà, quanh khu vực sản xuất tạo băng cản lửa để phòng, chống cháy lan khi xảy ra sự cố cháy.
Chi cục Thủy lợi thành phố cần phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác dịch vụ Thủy lợi triển khai hiệu quả công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố.
Huyện Cần Giờ có tới 30.000 ha rừng phòng hộ. Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết: Rừng phòng hộ Cần Giờ có diện tích trồng đước chiếm trên 70% nhưng xen kẽ trong đó là diện tích rừng tự nhiên với các loại cây như chà là, ráng, bạch đàn, cỏ dại, rất dễ phát sinh cháy vào mùa khô.
Trước tình hình này, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tổ chức lực lượng tuần tra, trực ban, phát dọn thực bì phòng cháy, chữa cháy tại các tiểu khu 4a, 5a, 5b, 10a, 14, 19, 20, 24 của rừng phòng hộ Cần Giờ với tổng diện tích phát dọn, đốt có kiểm soát là 16,5 ha; đồng thời sửa chữa, bảo dưỡng tháp canh phòng cháy, chữa cháy, mua sắm thêm hệ thống máy bơm cao áp và các thiết bị chữa cháy.
UBND huyện Cần Giờ đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với đơn vị chức năng của các tỉnh giáp ranh như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trong công tác bảo vệ rừng, đảm bảo an ninh trật tự trong rừng phòng hộ, chủ động tổ chức củng cố lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm (trái) trao Bằng khen cho Đại tá Phan Bá Toại, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh vì có thành tích xuất sắc. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị, địa phương phải bảo vệ chặt khu vực rừng và xử lý nghiêm nếu xảy ra hành vi xâm phạm rừng.
Các quận, huyện có diện tích rừng, cây phân tán nằm trong khu vực có nguy cơ cháy cao phải tăng cường thực hiện các giải pháp phòng cháy, chữa cháy.
Các địa phương cần phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động phòng, chống cháy rừng và quan tâm đến đời sống của các hộ dân được giao khoán rừng ở các địa phương.
Ông Lê Thanh Liêm đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và thông tin dự báo cấp nguy cơ cháy rừng để mọi người biết và chủ động đề phòng.
Lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động trong phạm vi khu vực có rừng thực hiện các chế độ, quy định về bảo vệ rừng, an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và xử nghiêm các hành vi vi phạm. Bên cạnh việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm thành phố cần tăng cường, kiểm tra, phát hiện vụ vận chuyển trái phép gỗ, động vật hoang dã.
Theo ông Trần Tấn Quý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay là 35.600 ha, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, phân bố trên địa bàn huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi và Quận 9; trong đó có khoảng 8.600 ha vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao gồm diện tích rừng, cây lâm nghiệp trồng phân tán và các loại cây trồng khác.
Chia sẻ về những khó khăn trong công tác phòng, chống cháy rừng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện vẫn còn nhiều hoạt động tiềm ẩn các yếu tố tác động đến rừng như đào bắt trái phép địa sâm... Công tác quản lý lâm sản và động vật hoang dã, còn xảy ra các hoạt động mua bán gỗ, động vật hoang dã trái phép.
Công tác phòng cháy, chữa cháy đối với diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán vẫn còn nhiều bất cập do chủ sử dụng đất có cây phân tán chưa quan tâm công tác phòng cháy, diện tích này xen cài với đất sản xuất khác và khu dân cư nên rất dễ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân, nhất là các đối tượng vãng lai chưa cao nên vẫn còn các hoạt động vô ý gây cháy chưa được kiểm soát.
Trong năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 2 vụ cháy rừng với 1,8 ha ở diện tích đất có thảm thực vật thân cỏ và cây phân tán; xảy ra 3 vụ phá rừng trái phép và 7 vụ khai thác lâm sản trái phép. Các vụ việc này được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời nên không có thiệt hại đáng kể về rừng.
Nhằm phát huy hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2018, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: UBND huyện Cần Giờ chỉ đạo các xã có rừng và Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, quản lý các hoạt động nuôi thủy sản, sản xuất muối trong phạm vi rừng phòng hộ đảm bảo tính bền vững, không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng; tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế đối với những dự án có chuyển diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường hoạt động phối hợp tuần tra, kịp thời ngăn chặn mọi hành vi xâm hại tài nguyên rừng, nhất là tại các khu rừng trong vùng giáp ranh.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Trong khi đó, UBND các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9 chỉ đạo chính quyền cấp phường, xã nơi có rừng, cây lâm nghiệp trồng phân tán trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư chủ động phát dọn cỏ dại quanh nhà, quanh khu vực sản xuất tạo băng cản lửa để phòng, chống cháy lan khi xảy ra sự cố cháy.
Chi cục Thủy lợi thành phố cần phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác dịch vụ Thủy lợi triển khai hiệu quả công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố.
Huyện Cần Giờ có tới 30.000 ha rừng phòng hộ. Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết: Rừng phòng hộ Cần Giờ có diện tích trồng đước chiếm trên 70% nhưng xen kẽ trong đó là diện tích rừng tự nhiên với các loại cây như chà là, ráng, bạch đàn, cỏ dại, rất dễ phát sinh cháy vào mùa khô.
Trước tình hình này, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tổ chức lực lượng tuần tra, trực ban, phát dọn thực bì phòng cháy, chữa cháy tại các tiểu khu 4a, 5a, 5b, 10a, 14, 19, 20, 24 của rừng phòng hộ Cần Giờ với tổng diện tích phát dọn, đốt có kiểm soát là 16,5 ha; đồng thời sửa chữa, bảo dưỡng tháp canh phòng cháy, chữa cháy, mua sắm thêm hệ thống máy bơm cao áp và các thiết bị chữa cháy.
UBND huyện Cần Giờ đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với đơn vị chức năng của các tỉnh giáp ranh như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trong công tác bảo vệ rừng, đảm bảo an ninh trật tự trong rừng phòng hộ, chủ động tổ chức củng cố lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng./.
Nguyễn Xuân Dự
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN