Dự Hội thảo có ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và Thành phố Hồ Chí Minh; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Đến nay, với những sáng tỏ của lịch sử, chúng ta một lần nữa tự hào khẳng định rằng cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương ở Tây Nam của quân và dân ta là cuộc chiến bắt buộc, cuộc chiến vì sự nghiệp chính nghĩa, là biểu tượng cao đẹp của tinh thần láng giềng thủy chung, chí tình, chí nghĩa giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia; chiến tranh biên giới phía Bắc của quân và dân là cuộc chiến bảo vệ độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Nhắc lại những dấu ấn lịch sử của những năm tháng oanh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc biên giới hai đầu đất nước và 10 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, ông Lê Văn Minh cho rằng Hội thảo lần này góp phần quan trọng tạo nền tảng khoa học vững chắc trong cuộc đấu tranh chống lại sự xuyên tạc lịch sử; đồng thời góp phần bồi đắp, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Với hơn 90 tham luận của các nhà nghiên cứu, Hội thảo tập trung vào làm rõ nguyên nhân, tính tất yếu, diễn biến, quá trình chỉ đạo, tổ chức xây dựng, tổ chức lực lượng của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1977 - 1979), biên giới phía Bắc (1979 - 1989); làm rõ vai trò hậu phương trực tiếp của Thành phố Hồ Chí Minh, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong quá trình tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc trong các trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (1979 - 1989); phối hợp với quân và dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng; góp phần thắng lợi bảo vệ vững chắc Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong tham luận tại Hội thảo, PSG.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đưa ra những dữ liệu lịch sử về thời kỳ quân và dân Thành phố Hồ Chí Minh chi viện sức người, sức của cho hai cuộc chiến tranh biên giới, đặc biệt cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, và tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Trong bối cảnh còn phải đối mặt nhiều khó khăn, bộn bề công việc giải quyết hậu quả kinh tế, xã hội do chiến tranh và chế độ cũ để lại, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tích cực hỗ trợ Phnom Penh khôi phục và xây dựng cuộc sống lại từ đống tro tàn.
Ông Nguyễn Ngọc Hà cho rằng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy mạnh mẽ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất, đóng góp nhân lực, vật lực cùng nhân dân cả nước hướng về biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia hồi sinh sau họa diệt chủng.
Theo Phó GS.TS Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam để lại nhiều bài học lịch sử, trong đó có bài học về sự cảnh giác, bài học nhận thức bạn - thù, bài học cho sự chuẩn bị lực lượng sẵn sàng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục lịch sử cho các thế hệ.
Trong khi đó, TS Lê Hồng Liêm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia, nêu rõ: Cần chủ động trong công tác tuyên truyền về những năm tháng làm nghĩa vụ quốc tế trong sáng của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Cần nói ra sự thật lịch sử về những hy sinh, mất mát của quân đội, nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp đỡ quân, dân Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot. Cần có những tiếp cận đa chiều để làm sáng tỏ và khẳng định cuộc chiến đấu chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ là một mốc son trong quan hệ phát triển, tình đoàn kết giữa Việt Nam và Campuchia. Quan hệ hai nước ngày càng tốt, nhưng vẫn tiềm ẩn bất ổn, vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa các hoạt động củng cố, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, đặc biệt với các hoạt động mang tầm chiến lược, lâu dài.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng tập trung phân tích, thảo luận về ý nghĩa lịch sử và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng và tổ chức lực lượng của Thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với các tỉnh bạn và nhân dân Campuchia trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, cùng nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng; 10 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Phnôm Pênh vận dụng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay./.
Ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực -TTXVN. |
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Đến nay, với những sáng tỏ của lịch sử, chúng ta một lần nữa tự hào khẳng định rằng cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương ở Tây Nam của quân và dân ta là cuộc chiến bắt buộc, cuộc chiến vì sự nghiệp chính nghĩa, là biểu tượng cao đẹp của tinh thần láng giềng thủy chung, chí tình, chí nghĩa giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia; chiến tranh biên giới phía Bắc của quân và dân là cuộc chiến bảo vệ độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Nhắc lại những dấu ấn lịch sử của những năm tháng oanh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc biên giới hai đầu đất nước và 10 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, ông Lê Văn Minh cho rằng Hội thảo lần này góp phần quan trọng tạo nền tảng khoa học vững chắc trong cuộc đấu tranh chống lại sự xuyên tạc lịch sử; đồng thời góp phần bồi đắp, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN. |
Với hơn 90 tham luận của các nhà nghiên cứu, Hội thảo tập trung vào làm rõ nguyên nhân, tính tất yếu, diễn biến, quá trình chỉ đạo, tổ chức xây dựng, tổ chức lực lượng của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1977 - 1979), biên giới phía Bắc (1979 - 1989); làm rõ vai trò hậu phương trực tiếp của Thành phố Hồ Chí Minh, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong quá trình tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc trong các trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (1979 - 1989); phối hợp với quân và dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng; góp phần thắng lợi bảo vệ vững chắc Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong tham luận tại Hội thảo, PSG.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đưa ra những dữ liệu lịch sử về thời kỳ quân và dân Thành phố Hồ Chí Minh chi viện sức người, sức của cho hai cuộc chiến tranh biên giới, đặc biệt cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, và tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Trong bối cảnh còn phải đối mặt nhiều khó khăn, bộn bề công việc giải quyết hậu quả kinh tế, xã hội do chiến tranh và chế độ cũ để lại, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tích cực hỗ trợ Phnom Penh khôi phục và xây dựng cuộc sống lại từ đống tro tàn.
Ông Nguyễn Ngọc Hà cho rằng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy mạnh mẽ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất, đóng góp nhân lực, vật lực cùng nhân dân cả nước hướng về biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia hồi sinh sau họa diệt chủng.
PGS.TS Phan Xuân Biên phát biểu tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN. |
Theo Phó GS.TS Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam để lại nhiều bài học lịch sử, trong đó có bài học về sự cảnh giác, bài học nhận thức bạn - thù, bài học cho sự chuẩn bị lực lượng sẵn sàng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục lịch sử cho các thế hệ.
Trong khi đó, TS Lê Hồng Liêm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia, nêu rõ: Cần chủ động trong công tác tuyên truyền về những năm tháng làm nghĩa vụ quốc tế trong sáng của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Cần nói ra sự thật lịch sử về những hy sinh, mất mát của quân đội, nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp đỡ quân, dân Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot. Cần có những tiếp cận đa chiều để làm sáng tỏ và khẳng định cuộc chiến đấu chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ là một mốc son trong quan hệ phát triển, tình đoàn kết giữa Việt Nam và Campuchia. Quan hệ hai nước ngày càng tốt, nhưng vẫn tiềm ẩn bất ổn, vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa các hoạt động củng cố, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, đặc biệt với các hoạt động mang tầm chiến lược, lâu dài.
TS Lê Hồng Liêm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN |
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng tập trung phân tích, thảo luận về ý nghĩa lịch sử và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng và tổ chức lực lượng của Thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với các tỉnh bạn và nhân dân Campuchia trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, cùng nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng; 10 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Phnôm Pênh vận dụng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay./.
Xuân Khu - Tiến Lực