Theo các chuyên gia, việc giáo dục, đào tạo về khởi nghiệp cho giới trẻ, đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp là vấn đề quan trọng trong một hệ sinh thái khởi nghiệp.
Đổi mới sáng tạo theo kỷ nguyên số
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đã ban hành nhiều chính sách đột phá để hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, qua đó phấn đấu trở thành một thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cả nước và khu vực. Để tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thành phố đã có sự hỗ trợ hạ tầng khởi nghiệp, không gian khởi nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đổi mới công nghệ, trang thiết bị…
Tính đến nay đã có 938 dự án khởi nghiệp được các chuyên gia khởi nghiệp tư vấn kết nối, giúp phát triển ý tưởng kinh doanh; 3.200 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được kết nối với nhà đầu tư; quảng bá trên 300 sản phẩm khởi nghiệp cho cộng đồng… ở các ngành công nghiệp trọng điểm như công nghệ thông tin, cơ khí, chế biến lương thực – thực phẩm, nhựa – cao su – hóa chất…
Vừa qua, các sáng kiến và nội dung của Diễn đàn khởi nghiệp APEC được thảo luận cũng đã đưa ra tuyên bố chung về thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Cụ thể, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số, phát triển theo nền kinh tế số hóa đang là xu hướng bắt buộc trong khu vực APEC và thế giới.
Theo các chuyên gia, để khơi dậy tinh thần và thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thành công, vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp là rất quan trọng. Ở Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp dần dần hình thành trên 3 khía cạnh gồm: khơi dậy tinh thần, ươm tạo khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ. Giáo dục, đào tạo về khởi nghiệp, tăng cường kỹ năng và hỗ trợ khởi nghiệp cho giới trẻ được nhận định là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp hiệu quả.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ trong ngành công nghệ thông tin - truyền thông mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Việc này có thể tận dụng khai thác tối đa lợi ích từ công nghệ thông tin viễn thông, giúp nghiên cứu triển khai và hoàn thiện các ý tưởng ra thị trường nhanh nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghệ thông tin viễn thông sẽ hỗ trợ cho các nhóm “start up” ngay từ khi ý tưởng được thẩm định, giúp các nhóm khởi nghiệp thêm cơ hội thành công.
Tiếp tục hỗ trợ khởi nghiệp trẻ
Mặc dù hiện nay hình thức khởi nghiệp rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghệ mới... nhưng theo chuyên gia kinh tế TS.Trần Du Lịch, lực lượng này vẫn còn khá mỏng. Để lực lượng này phát triển mạnh hơn nữa, Nhà nước cần triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó phải lồng ghép nội dung khởi nghiệp bằng các chính sách cụ thể như: hỗ trợ công nghệ; tín dụng (phát huy vai trò những quỹ bảo lãnh tín dụng); giúp kết nối với các doanh nghiệp lớn để các doanh nghiệp lớn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
Theo ông Lê Nhật Quang, Trưởng Phòng marketing (Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - ITP), khác với những vườm ươm khác, ITP tập trung cho những giai đoạn đầu của vòng đời khởi nghiệp. Trong giai đoạn này, khó khăn nhất là nguồn vốn. Trong khi các quỹ đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung cho giai đoạn sau nhưng chất lượng “start up” thành công chỉ trên đầu ngón tay.
Các quỹ đầu tư không “mặn mà” với giai đoạn dưới vì nhiều rủi ro và không sinh lợi ngay. Do vậy, những chương trình của Chính phủ nên tập trung vào giai đoạn này để cung cấp nhiều hơn số lượng “start up” ở giai đoạn đầu. Vì để có nhiều "start up" đạt chất lượng cần phải xuất phát từ những giai đoạn dưới, cần có điểm xuất phát từ những sinh viên trẻ.
Ông Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao (Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, thành phố hiện có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với mức tối đa là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ tập trung cho những ý tưởng đã hình thành sản phẩm, có tiềm năng lớn. Còn những nhóm mới có ý tưởng sơ khai thì chưa có nhiều chính sách để hỗ trợ. Vì thế, cần thêm những gói hỗ trợ nhỏ để nuôi dưỡng nhóm khởi nghiệp có ý tưởng ban đầu tốt.
Mặt khác, theo ông Nguyên, khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp chính là thị trường đầu ra. Những sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp, dù có được vườn ươm hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm đến mấy nhưng không bán được thì cũng như không.
Muốn tạo ra thị trường trong nước cần đến vai trò của Nhà nước. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm công nghệ được đánh giá tốt sẽ được Nhà nước khuyến khích bằng cách kêu gọi các đơn vị Nhà nước sử dụng. Như vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có kinh phí để tiếp tục tái đầu tư mở rộng thị trường./.
Đổi mới sáng tạo theo kỷ nguyên số
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đã ban hành nhiều chính sách đột phá để hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, qua đó phấn đấu trở thành một thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cả nước và khu vực. Để tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thành phố đã có sự hỗ trợ hạ tầng khởi nghiệp, không gian khởi nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đổi mới công nghệ, trang thiết bị…
Triển lãm các lĩnh vực Internet of Things (IoT), CNTT-TT, vi mạch – điện điện tử, cơ khí tự động hóa… tại Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ năm 2017 do Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao – Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức vào trung tuần tháng 10/2017. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Tính đến nay đã có 938 dự án khởi nghiệp được các chuyên gia khởi nghiệp tư vấn kết nối, giúp phát triển ý tưởng kinh doanh; 3.200 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được kết nối với nhà đầu tư; quảng bá trên 300 sản phẩm khởi nghiệp cho cộng đồng… ở các ngành công nghiệp trọng điểm như công nghệ thông tin, cơ khí, chế biến lương thực – thực phẩm, nhựa – cao su – hóa chất…
Vừa qua, các sáng kiến và nội dung của Diễn đàn khởi nghiệp APEC được thảo luận cũng đã đưa ra tuyên bố chung về thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Cụ thể, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số, phát triển theo nền kinh tế số hóa đang là xu hướng bắt buộc trong khu vực APEC và thế giới.
Theo các chuyên gia, để khơi dậy tinh thần và thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thành công, vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp là rất quan trọng. Ở Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp dần dần hình thành trên 3 khía cạnh gồm: khơi dậy tinh thần, ươm tạo khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ. Giáo dục, đào tạo về khởi nghiệp, tăng cường kỹ năng và hỗ trợ khởi nghiệp cho giới trẻ được nhận định là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp hiệu quả.
Khách tham quan triển lãm các lĩnh vực Internet of Things (IoT), CNTT-TT, vi mạch – điện điện tử, cơ khí tự động hóa… tại Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ năm 2017 do Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao – Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức vào trung tuần tháng 10/2017. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ trong ngành công nghệ thông tin - truyền thông mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Việc này có thể tận dụng khai thác tối đa lợi ích từ công nghệ thông tin viễn thông, giúp nghiên cứu triển khai và hoàn thiện các ý tưởng ra thị trường nhanh nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghệ thông tin viễn thông sẽ hỗ trợ cho các nhóm “start up” ngay từ khi ý tưởng được thẩm định, giúp các nhóm khởi nghiệp thêm cơ hội thành công.
Tiếp tục hỗ trợ khởi nghiệp trẻ
Mặc dù hiện nay hình thức khởi nghiệp rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghệ mới... nhưng theo chuyên gia kinh tế TS.Trần Du Lịch, lực lượng này vẫn còn khá mỏng. Để lực lượng này phát triển mạnh hơn nữa, Nhà nước cần triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó phải lồng ghép nội dung khởi nghiệp bằng các chính sách cụ thể như: hỗ trợ công nghệ; tín dụng (phát huy vai trò những quỹ bảo lãnh tín dụng); giúp kết nối với các doanh nghiệp lớn để các doanh nghiệp lớn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
Theo ông Lê Nhật Quang, Trưởng Phòng marketing (Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - ITP), khác với những vườm ươm khác, ITP tập trung cho những giai đoạn đầu của vòng đời khởi nghiệp. Trong giai đoạn này, khó khăn nhất là nguồn vốn. Trong khi các quỹ đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung cho giai đoạn sau nhưng chất lượng “start up” thành công chỉ trên đầu ngón tay.
Giới trẻ quan tâm đến triển lãm các lĩnh vực Internet of Things (IoT), CNTT-TT, vi mạch – điện điện tử, cơ khí tự động hóa… tại Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ năm 2017 do Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao – Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức vào trung tuần tháng 10/2017. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Các quỹ đầu tư không “mặn mà” với giai đoạn dưới vì nhiều rủi ro và không sinh lợi ngay. Do vậy, những chương trình của Chính phủ nên tập trung vào giai đoạn này để cung cấp nhiều hơn số lượng “start up” ở giai đoạn đầu. Vì để có nhiều "start up" đạt chất lượng cần phải xuất phát từ những giai đoạn dưới, cần có điểm xuất phát từ những sinh viên trẻ.
Ông Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao (Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, thành phố hiện có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với mức tối đa là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ tập trung cho những ý tưởng đã hình thành sản phẩm, có tiềm năng lớn. Còn những nhóm mới có ý tưởng sơ khai thì chưa có nhiều chính sách để hỗ trợ. Vì thế, cần thêm những gói hỗ trợ nhỏ để nuôi dưỡng nhóm khởi nghiệp có ý tưởng ban đầu tốt.
Mặt khác, theo ông Nguyên, khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp chính là thị trường đầu ra. Những sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp, dù có được vườn ươm hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm đến mấy nhưng không bán được thì cũng như không.
Muốn tạo ra thị trường trong nước cần đến vai trò của Nhà nước. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm công nghệ được đánh giá tốt sẽ được Nhà nước khuyến khích bằng cách kêu gọi các đơn vị Nhà nước sử dụng. Như vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có kinh phí để tiếp tục tái đầu tư mở rộng thị trường./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi