Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh xanh hóa đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh xanh hóa đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tại hội thảo, một số đại biểu đề xuất việc triển khai xanh hóa tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng tăng cường lồng ghép nội dung và hàm lượng “xanh” vào các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng... phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề. Đặc biệt, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên chủ động xây dựng các tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng liên quan đến vấn đề xanh hóa, bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo dục.
Ông Christian Knuppert, Cố vấn kỹ thuật chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam với các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Ông Christian Knuppert, Cố vấn kỹ thuật chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam với các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN

Dẫn chứng cụ thể, ông Christian Knuppert, Cố vấn kỹ thuật chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam cho rằng, xanh hóa đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng tại Việt Nam, do yêu cầu của xu thế phát triển và hội nhập. Áp dụng xanh hóa đào tạo nghề, sẽ từng bước hình thành thế hệ công nhân có kỹ năng làm việc tốt và năng lực vượt qua những thách thức về xã hội, kinh tế và sinh thái hiện tại cũng như tương lai.
 
Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 517 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 50 trường cao đẳng, 65 trường trung cấp, 65 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 278 doanh nghiệp có đào tạo nghề và 59 cơ sở khác có dạy nghề. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, lực lượng lao động có tay nghề có vai trò quan trọng trong xử lý vấn đề năng lượng và tài nguyên tại nơi làm việc một cách hiệu quả nhất và ngăn chặn các rủi ro, thiệt hại cho môi trường. Vì đây là đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất và áp dụng đúng quy cách các công nghệ thân thiện với môi trường.
Ông Christian Knuppert, Cố vấn kỹ thuật chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Ông Christian Knuppert, Cố vấn kỹ thuật chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Thành phố đang cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục, hướng ưu tiên phát triển ngành nghề trọng điểm gắn với việc làm và nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần chú trọng vấn đề xanh hóa trong đào tạo nghề kết hợp với xu thế đổi mới tư duy, chính sách, cách triển khai thực hiện theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo.
 
Ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sớm tham mưu UBND Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài việc tiếp tục nâng cao chất lượng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tiếp cận sớm và triển khai ngay việc hướng dẫn, nâng cao ý thức cho giảng viên, giáo viên và sinh viên, học sinh về công tác bảo vệ môi trường xanh giai đoạn 2018 - 2020./.
  Thanh Vũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm