Theo đánh giá của các chuyên gia, Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh được kỳ vọng tạo chuyển biến trong quản lý thông qua hệ thống “dữ liệu mở”, tiến tới tích hợp và đồng vận hành trong quản lý dựa vào những công cụ mới, giải pháp mới như: Trung tâm điều hành tập trung, Trung tâm dữ liệu, an ninh mạng, Trung tâm mô phỏng phân tích. Ngoài ra, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, phát triển ý tưởng khu đô thị sáng tạo là các giải pháp thu hút sự tham gia của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố cho biết, trong Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, Viện đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo chiến lược để tích hợp số liệu kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị làm mô hình phát triển để tham mưu Thành phố trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, Viện cũng đang tập trung nghiên cứu xây dựng đề án về phát triển khu vực Đông thành phố trở thành đô thị sáng tạo tại Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức, với mục tiêu phát triển khu vực này thành đô thị sáng tạo thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, các chương trình hiện đại hóa và xây dựng Chính phủ số, quản lý tích hợp dữ liệu về đất đai và xây dựng, quy hoạch là đúng hướng, giúp quản lý phát triển tích hợp.
Tuy nhiên, một số vấn đề cần chú ý là việc vận hành hệ thống dữ liệu mở phải đi kèm với việc xây dựng mô hình kinh doanh đảm bảo nguồn tài chính cho hàng hóa công từ cả Nhà nước và thị trường – xã hội. Để thực hiện thành công điều này, cần huy động sự tham gia của các tác nhân sáng tạo từ doanh nghiệp và trường đại học.
Phân tích về tích hợp trong hệ thống quản lý phát triển, các chuyên gia cho rằng, điều này cho phép các vấn đề liên ngành được xem xét và điều chỉnh đồng thời, đa chiều, đa cấp độ và đa chủ thể.
Đây là sự tích hợp quy hoạch không gian, chương trình phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở cấp độ đô thị qua hệ thống giám sát quản lý phát triển.
Nếu báo cáo giám sát hàng năm của quy hoạch kinh tế - xã hội trở thành nguồn và tích hợp với quy hoạch đô thị sẽ cho phép bố trí nguồn vốn và cập nhật vào chương trình phát triển, tạo điều kiện để dòng tiền phân bổ cho các dự án tập trung hơn, phù hợp hơn với năng lực triển khai và kết nối theo không gian tốt hơn.
Về phát triển vùng trong thực tế, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu (Đại học Việt - Đức) cho rằng, việc không còn nhiều đất để mở rộng đô thị sẽ thúc đẩy sáng tạo trong quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai và tài nguyên khác hiệu quả hơn. Các địa phương trong vùng Thành phố Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh hợp tác trong đầu tư hạ tầng vùng có hiệu quả thì mới khai thác được không gian ở địa phương mình.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng trình bày và thảo luận các nghiên cứu về mô hình đồng vận hành dữ liệu không gian địa lý và vai trò trong chia sẻ dữ liệu không gian địa lý; xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo sớm rủi ro ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh; giải pháp quản lý thoát nước mưa bền vững và các dự án áp dụng tham khảo…/.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Trình chia sẻ thông tin về Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Ông Nguyễn Văn Trình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố cho biết, trong Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, Viện đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo chiến lược để tích hợp số liệu kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị làm mô hình phát triển để tham mưu Thành phố trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, Viện cũng đang tập trung nghiên cứu xây dựng đề án về phát triển khu vực Đông thành phố trở thành đô thị sáng tạo tại Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức, với mục tiêu phát triển khu vực này thành đô thị sáng tạo thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, các chương trình hiện đại hóa và xây dựng Chính phủ số, quản lý tích hợp dữ liệu về đất đai và xây dựng, quy hoạch là đúng hướng, giúp quản lý phát triển tích hợp.
Tuy nhiên, một số vấn đề cần chú ý là việc vận hành hệ thống dữ liệu mở phải đi kèm với việc xây dựng mô hình kinh doanh đảm bảo nguồn tài chính cho hàng hóa công từ cả Nhà nước và thị trường – xã hội. Để thực hiện thành công điều này, cần huy động sự tham gia của các tác nhân sáng tạo từ doanh nghiệp và trường đại học.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu (Đại học Việt Đức) trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Phân tích về tích hợp trong hệ thống quản lý phát triển, các chuyên gia cho rằng, điều này cho phép các vấn đề liên ngành được xem xét và điều chỉnh đồng thời, đa chiều, đa cấp độ và đa chủ thể.
Đây là sự tích hợp quy hoạch không gian, chương trình phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở cấp độ đô thị qua hệ thống giám sát quản lý phát triển.
Nếu báo cáo giám sát hàng năm của quy hoạch kinh tế - xã hội trở thành nguồn và tích hợp với quy hoạch đô thị sẽ cho phép bố trí nguồn vốn và cập nhật vào chương trình phát triển, tạo điều kiện để dòng tiền phân bổ cho các dự án tập trung hơn, phù hợp hơn với năng lực triển khai và kết nối theo không gian tốt hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu (Đại học Việt Đức) trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Về phát triển vùng trong thực tế, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu (Đại học Việt - Đức) cho rằng, việc không còn nhiều đất để mở rộng đô thị sẽ thúc đẩy sáng tạo trong quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai và tài nguyên khác hiệu quả hơn. Các địa phương trong vùng Thành phố Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh hợp tác trong đầu tư hạ tầng vùng có hiệu quả thì mới khai thác được không gian ở địa phương mình.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng trình bày và thảo luận các nghiên cứu về mô hình đồng vận hành dữ liệu không gian địa lý và vai trò trong chia sẻ dữ liệu không gian địa lý; xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo sớm rủi ro ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh; giải pháp quản lý thoát nước mưa bền vững và các dự án áp dụng tham khảo…/.
Tiến Lực
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN