Ngày 11/11, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức khai trương Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chương trình Ngày chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, địa phương dự kiến chi gần 400 tỷ đồng để triển khai đề án này.
Tỉnh Thái Nguyên đang tập trung đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, đặc biệt là việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số...
Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và là cơ hội cho Thành phố trong việc tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển và vai trò của một đô thị đặc biệt. Công việc phía trước vẫn còn nhiều ngổn ngang nhưng ngay từ thời điểm này, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương, nỗ lực xây dựng, hoàn thiện đề án để thực hiện ngay khi Nghị quyết của Quốc hội được ban hành.
Trong đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2021, việc thành lập thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (thành phố Thủ Đức) được xem là nội dung trọng tâm. Chính quyền Thành phố đang gấp rút hoàn thiện đề án và người dân đang mong đợi “luồng gió mới” từ mô hình chính quyền đô thị này.
Những năm gần đây, xây dựng đô thị thông minh là một đề án quan trọng mà TP.HCM và hơn 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đang phê duyệt triển khai. Việc hướng tới những mô hình xã hội mới với giá trị và tiêu chí thông minh đã ngày càng trở nên phổ biến và được xem là xu thế tất yếu hiện nay. Chính vì vậy mà việc xây dựng và phát triển thành phố thông minh đã hấp dẫn sự quan tâm của không chỉ các cơ quan quản lý mà còn của dông đảo các nhà khoa học, nhà chuyên môn. Để thúc đẩy mục tiêu này, các cuốn sách viết về đô thị thông minh hay trí tuệ nhân tạo, công nghệ AI là điều cần thiết để trang bị kiến thức về công nghệ 4.0 cho mọi người.
Chiều 4/9, UBND Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố việc nâng cấp mô hình thí điểm đô thị thông minh Quận 1 giai đoạn 2020 - 2021, nhằm tích hợp thêm các hệ thống thông minh của Trung tâm điều hành đô thị thông minh Quận 1.
Các dự án hợp phần giai đoạn 1 của 3 trụ cột Đề án xây dựng đô thị thông minh sau khi hoàn thành, đưa vào hoạt động đã góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nhận định được đưa ra buổi khảo sát tình hình triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng 16/7.
Chiều 14/2, tại Hội nghị triển khai Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh tại 24 quận, huyện, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: Các quận, huyện sớm xây dựng Đề án xây dựng đô thị thông minh, trong đó xác định rõ mục tiêu, lộ trình và cách thức thực hiện phù hợp với đặc điểm từng địa phương.
Với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh và phát triển bền vững, giáo dục cần đi đầu, giữ vai trò trọng tâm để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu.
Với Đề án "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025", Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai mạnh mẽ các nội dung nhằm giúp việc điều hành thuận lợi hơn, tháo gỡ những tồn tại trong phát triển.
Sáng 6/11, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức công bố Chương trình Hội nghị quốc tế thường niên Khu Công nghệ cao Thành phố năm 2019. Với chủ đề Công nghệ Blockchain (chuỗi khối) cho Đô thị thông minh, Hội nghị gồm phiên toàn thể và các phiên chuyên đề diễn ra trong ngày 8/11 tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng 25/9, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) – Khuyến cáo cho Thành phố Hồ Chí Minh”. Tham dự hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Trong hai ngày 27 và 28/8 Hội nghị quốc tế lần thứ ba về công nghệ vi cơ điện tử (MEMS) và hệ thống cảm biến, với chủ đề “MEMS và Vật liệu nano” đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của hơn 40 nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực công nghệ vi cơ điện tử, vật liệu nano.
Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Yên Bái sẽ bố trí kinh phí khoảng 1.200 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.
Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” hiện đang được thành phố khẩn trương triển khai với định hướng hình thành khu đô thị thông minh nằm ở cửa ngõ thành phố.
Sáng 07/8, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động Giải thưởng Công nghệ thông tin – Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2019 với chủ đề “Hành trình vươn tới đô thị thông minh”.
Qua gần 2 năm triển khai Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Thành phố Hồ Chí Minh dần hình thành các trụ cột chính của Đề án và một số lĩnh vực đã bước đầu ứng dụng công nghệ vào quản lý, giám sát.
Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025” đang từng bước định hình đô thị thông minh với trọng tâm gồm bốn trụ cột và chính quyền điện tử. Sau 18 tháng triển khai thực hiện, Đề án đã đạt được một số kết quả bước đầu, là bước chuẩn bị cơ bản, quan trọng để triển khai các nội dung của đề án trong các giai đoạn tiếp theo.
Chiều 17/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Ian Gibbons, Tổng lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác triển khai các dự án nằm trong Chương trình thành phố tương lai toàn cầu 2019-2022, hướng tới xây dựng thành phố thành đô thị thông minh.
Chiều 08/7, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến đã tiếp ông Urs Buchmann, Phó Chủ tịch Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ông B. Fruithof, Giám đốc Điều hành Công ty Aebi Schmidt Holding (ASH), đến tìm cơ hội hợp tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự đồng hành, vào cuộc của nhiều tổ chức, đơn vị và người dân, thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai các giải pháp phát triển đô thị thông minh.
Ngày 22/6, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá 18 tháng triển khai Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (gọi tắt là Đề án). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Chỉ với một màn hình trong phòng làm việc (hay phòng điều hành) hoặc thiết bị di động được kết nối internet, quản lý đơn vị có thể theo dõi, giám sát các hoạt động toàn khu vực, với những ứng dụng thông minh… Đây là mô hình do Công viên Phần mềm Quang Trung triển khai gần một năm nay và mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, giá trị kinh tế với ứng dụng “Hệ thống giám sát điều hành Công viên Phần mềm Quang Trung” (QTSC IOC).
Sáng 12/5, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị công bố kết quả triển khai giai đoạn 1 các Trung tâm thuộc Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Chiều 13/8, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp ông Peter Ong, Chủ tịch Cục Phát triển Doanh nghiệp Singapore, Cố vấn Kinh tế cấp cao của Bộ Công Thương Singapore đang thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Để giải quyết bài toán ngập lụt của một đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, không thể chỉ bằng nguồn lực của nhà nước mà cần phải huy động tối đa nguồn lực của xã hội. Để làm được như vậy, đòi hỏi một sự đồng thuận của các thành phần trong xã hội từ một cơ chế quản lý phát triển đô thị hiệu quả. Đây là một yêu cầu thực tế và rất cấp bách.
“Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn nhận được đóng góp kinh nghiệm, tri thức của các nhà đầu tư, các chuyên gia tư vấn; sự hỗ trợ từ các nguồn lực trong và ngoài nước trong quá trình xây dựng đô thị thông minh”. Đó là khẳng định của ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi làm việc với đoàn chuyên gia về đô thị thông minh và đổi mới sáng tạo của Phần Lan, do ông Kari Kahiluoto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam dẫn đầu, diễn ra chiều tối ngày 26/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 07/6, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Việt - Đức tổ chức Hội thảo khoa học “Cơ hội và các lựa chọn quản lý phát triển tích hợp hướng tới thành phố thông minh ở vùng Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm tìm giải pháp giúp tăng cường hợp tác, thúc đẩy quản lý phát triển theo hướng tích hợp, chiến lược, kết nối tốt hơn trong xây dựng thành phố thông minh.