Những kết quả ban đầu đã được hình thành từ đề án, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, thúc đẩy thành phố phát triển bền vững hơn.
Những “mô hình mẫu”
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, sau hai năm triển khai, thành phố đã đạt được một số kết quả trong giai đoạn 1 của 4 trụ cột thuộc đề án, bao gồm xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội; thành lập Trung tâm an toàn thông tin.
Cùng với đó, thành phố đã ban hành và tổ chức triển khai chính quyền điện tử. Đây là “khung nền tảng”, làm cơ sở triển khai cho các đơn vị. Thực tế, một số sở, ngành, địa phương của thành phố đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển và định hướng của thành phố để ứng dụng vào thực tiễn.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, dù mới triển khai xây dựng đô thị thông minh, nhưng người dân Thành phố đã bắt đầu được hưởng các tiện ích mang lại. Các đơn vị đã cung cấp một số tiện ích cho người dân như: cảnh báo ngập, tra cứu thông tin quy hoạch, tra cứu tình hình giao thông qua camera, đăng ký khám bệnh và tự tra cứu giá dịch vụ, giá thuốc tại một số bệnh viện… Điều này giúp người dân có được những trải nghiệm mới khi sử dụng các ứng dụng thông minh.
Chỉ với một màn hình trong phòng làm việc hoặc thiết bị di động được kết nối internet, quản lý của đơn vị có thể theo dõi, giám sát các hoạt động toàn khu vực, với những ứng dụng thông minh… Mô hình này được Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) triển khai khoảng một năm nay và mang lại hiệu quả trong quản lý và giá trị kinh tế. Đó là thành quả từ ứng dụng “Hệ thống giám sát điều hành Công viên Phần mềm Quang Trung”, được tích hợp từ nhiều phân hệ khác nhau trong nội khu.
Với hơn 20.000 người đang sinh sống, học tập, hiện QTSC được xem như một đơn vị hành chính thu nhỏ và là “mô hình mẫu” về đô thị thông minh của thành phố. Khu phần mềm này có đầy đủ yếu tố của một khu dân cư thu nhỏ với nhà ở, biệt thự, chung cư, nhà hàng, hệ thống các trường học, trạm y tế, cộng đồng doanh nghiệp, các trung tâm vui chơi, giải trí…
Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Phần mềm Quang Trung, QTSC được xem như mô hình tiên phong, là phiên bản thử nghiệm cho đô thị thông minh và sẵn sàng chia sẻ với Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng hệ thống này có thể triển khai rộng rãi, chia sẻ với cộng đồng cho phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Tuy vậy, việc triển khai không đơn giản, mà phải trên nền tảng sẵn có về công nghệ và có đủ chuyên môn, năng lực vận hành hệ thống.
Trong Đề án đô thị thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn thực hiện thí điểm tại Quận 1 và Quận 12, đến nay cũng đã cho ra những sản phẩm cụ thể, góp phần định hình “mô hình thông minh” tại địa phương. Hiện Quận 1 đã triển khai thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh đặt tại trụ sở UBND Quận 1.
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 cho biết, Trung tâm đã tích hợp hệ thống camera tại địa bàn dân cư và trụ sở Công an 10 phường trên địa bàn với trên 750 mắt camera, đầu tư lắp đặt các camera quan sát tầm xa tại các vị trí trọng điểm phục vụ an ninh trật tự trên địa bàn. Hơn một năm thí điểm, hệ thống đã hỗ trợ, phục vụ tốt cho đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành xử lý các tình huống phát sinh vào các ngày lễ, tết…; phòng chống các tình huống bạo động, biểu tình, các hành vi gây rối trật tự công cộng.
Trong khi đó, tại Quận 12, địa phương cũng đã triển khai xây dựng Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại trụ sở Công an quận, tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư. Quận cũng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị, cụ thể triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phần mềm quản lý hồ sơ hành chính; hệ thống quản lý địa bàn khu dân cư; hệ thống thông tin quản lý quy hoạch; triển khai ứng dụng ảnh viễn thám trong quản lý đô thị, tài nguyên môi trường…
Từ năm 2015, Thành phố đã đưa các dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào Chương trình kích cầu với mức hỗ trợ lãi suất mỗi dự án lên tới 100 tỷ đồng. Thành phố cũng đã tích hợp một số lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào Đề án đô thị thông minh, điều này được kỳ vọng như một hạt nhân để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn thành phố. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nghiên cứu xây dựng Chương trình “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2025”.
Tiện ích cho người dân
Dù mới triển khai Đề án đô thị thông minh gần 2 năm, nhưng nhiều lĩnh vực của thành phố đã có những bước đi cụ thể, giúp việc quản lý, điều hành được thuận lợi; người dân cũng bước đầu được thụ hưởng những thành quả của đề án này.
Trung tâm điều hành đô thị thông minh, một trong những trụ cột của đề án, đã triển khai thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu các hệ thống hơn 1.000 camera giám sát của Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận. Hệ thống này có thể phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc 50 camera gồm nhận diện khuôn mặt, nhận diện loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự.
Theo ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (Sở Giao thông Vận tải), chức năng giám sát giao thông được thực hiện với 762 camera giám sát giao thông ở nút giao thông trọng điểm, các vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông… kết nối về trung tâm quản lý và điều hành giao thông. Nhân viên vận hành sẽ ghi nhận tình hình giao thông tại các địa điểm để thông báo cho các đơn vị kịp thời xử lý các tình huống gây ùn tắc giao thông cũng như thông tin các sự cố tai nạn giao thông trên địa bàn.
Với hệ thống camera này, những sự cố giao thông, thông tin ùn tắc giao thông được thông báo thường xuyên trên hệ thống, ứng dụng thông tin giao thông. Cũng trên nền bản đồ giao thông, các thông tin về những điểm ngập thường xuyên được cập nhật trên cổng thông tin Hệ thống thoát nước và ứng dụng UDI Maps... Những ứng dụng này giúp người dân có thể nắm bắt, lựa chọn các cung đường di chuyển thuận lợi hơn, tránh bị kẹt xe, ngập nước; giúp người dân chủ động ứng phó để giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra...
Cùng với vấn đề giao thông và ngập nước - vốn gắn liền với “đặc trưng” thành phố, thì lĩnh vực y tế cũng được Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng để phục vụ tốt hơn cho người dân. Hiện ngành y tế đã kết nối liên thông cơ sở dữ liệu của trên 6.000 cơ sở cung ứng thuốc tại thành phố với cơ sở dữ liệu dược quốc gia.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành; tăng thêm tiện ích cho người dân khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe; ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ứng dụng công nghệ thông minh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cũng là tạo điều kiện cho các bác sỹ tiếp cận kiến thức khoa học mới, kỹ thuật mới; giảm thiểu các nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn người bệnh. Điều này cũng giúp giảm các thủ tục hành chính, giấy tờ trong bệnh viện; bác sỹ tuyến dưới có thể kết nối dễ dàng với tuyến trên để hội chẩn, tư vấn.
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu thực hiện Đề án đô thị thông minh, thành phố cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề công nghệ. Hiện nhiều công nghệ của các ngành, địa phương đã lạc hậu, thiếu đồng bộ nên không kết nối được với nhau, không nết nối về trung tâm điều hành.
Tại Hội nghị sơ kết Đề án đô thi thông minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, trên cơ sở kết quả triển khai, các đơn vị, quận huyện cần xây dựng “khung” chung để các địa phương triển khai đồng bộ; trong đó, cần xác định rõ mục tiêu, đối tác công nghệ trong thời gian tới; ký kết hợp tác với những cam kết cụ thể. Thành phố phải xác định rõ từng vấn đề hợp tác, định hướng cơ chế tài chính cho phù hợp; cách thức hợp tác với người dân, khuyến khích người dân tham gia đề án.
Từ kết quả tích cực ban đầu, những tiện ích người dân bước đầu được thụ hưởng sẽ là “động lực” để Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh triển khai xây dựng đô thị thông minh. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đề án được kỳ vọng sẽ đem lại sự phát triển nhanh, bền vững và giải quyết những tồn tại của thành phố hiện nay./.
Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) hiện đã hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung trên cơ sở tích hợp các dữ liệu hiện có của các sở, ngành. Ảnh: An Hiếu |
Những “mô hình mẫu”
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, sau hai năm triển khai, thành phố đã đạt được một số kết quả trong giai đoạn 1 của 4 trụ cột thuộc đề án, bao gồm xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội; thành lập Trung tâm an toàn thông tin.
Cùng với đó, thành phố đã ban hành và tổ chức triển khai chính quyền điện tử. Đây là “khung nền tảng”, làm cơ sở triển khai cho các đơn vị. Thực tế, một số sở, ngành, địa phương của thành phố đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển và định hướng của thành phố để ứng dụng vào thực tiễn.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, dù mới triển khai xây dựng đô thị thông minh, nhưng người dân Thành phố đã bắt đầu được hưởng các tiện ích mang lại. Các đơn vị đã cung cấp một số tiện ích cho người dân như: cảnh báo ngập, tra cứu thông tin quy hoạch, tra cứu tình hình giao thông qua camera, đăng ký khám bệnh và tự tra cứu giá dịch vụ, giá thuốc tại một số bệnh viện… Điều này giúp người dân có được những trải nghiệm mới khi sử dụng các ứng dụng thông minh.
Chỉ với một màn hình trong phòng làm việc hoặc thiết bị di động được kết nối internet, quản lý của đơn vị có thể theo dõi, giám sát các hoạt động toàn khu vực, với những ứng dụng thông minh… Mô hình này được Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) triển khai khoảng một năm nay và mang lại hiệu quả trong quản lý và giá trị kinh tế. Đó là thành quả từ ứng dụng “Hệ thống giám sát điều hành Công viên Phần mềm Quang Trung”, được tích hợp từ nhiều phân hệ khác nhau trong nội khu.
Với hơn 20.000 người đang sinh sống, học tập, hiện QTSC được xem như một đơn vị hành chính thu nhỏ và là “mô hình mẫu” về đô thị thông minh của thành phố. Khu phần mềm này có đầy đủ yếu tố của một khu dân cư thu nhỏ với nhà ở, biệt thự, chung cư, nhà hàng, hệ thống các trường học, trạm y tế, cộng đồng doanh nghiệp, các trung tâm vui chơi, giải trí…
Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Phần mềm Quang Trung, QTSC được xem như mô hình tiên phong, là phiên bản thử nghiệm cho đô thị thông minh và sẵn sàng chia sẻ với Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng hệ thống này có thể triển khai rộng rãi, chia sẻ với cộng đồng cho phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Tuy vậy, việc triển khai không đơn giản, mà phải trên nền tảng sẵn có về công nghệ và có đủ chuyên môn, năng lực vận hành hệ thống.
Trong Đề án đô thị thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn thực hiện thí điểm tại Quận 1 và Quận 12, đến nay cũng đã cho ra những sản phẩm cụ thể, góp phần định hình “mô hình thông minh” tại địa phương. Hiện Quận 1 đã triển khai thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh đặt tại trụ sở UBND Quận 1.
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 cho biết, Trung tâm đã tích hợp hệ thống camera tại địa bàn dân cư và trụ sở Công an 10 phường trên địa bàn với trên 750 mắt camera, đầu tư lắp đặt các camera quan sát tầm xa tại các vị trí trọng điểm phục vụ an ninh trật tự trên địa bàn. Hơn một năm thí điểm, hệ thống đã hỗ trợ, phục vụ tốt cho đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành xử lý các tình huống phát sinh vào các ngày lễ, tết…; phòng chống các tình huống bạo động, biểu tình, các hành vi gây rối trật tự công cộng.
Trong khi đó, tại Quận 12, địa phương cũng đã triển khai xây dựng Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại trụ sở Công an quận, tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư. Quận cũng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị, cụ thể triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phần mềm quản lý hồ sơ hành chính; hệ thống quản lý địa bàn khu dân cư; hệ thống thông tin quản lý quy hoạch; triển khai ứng dụng ảnh viễn thám trong quản lý đô thị, tài nguyên môi trường…
Từ năm 2015, Thành phố đã đưa các dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào Chương trình kích cầu với mức hỗ trợ lãi suất mỗi dự án lên tới 100 tỷ đồng. Thành phố cũng đã tích hợp một số lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào Đề án đô thị thông minh, điều này được kỳ vọng như một hạt nhân để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn thành phố. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nghiên cứu xây dựng Chương trình “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2025”.
Tiện ích cho người dân
Dù mới triển khai Đề án đô thị thông minh gần 2 năm, nhưng nhiều lĩnh vực của thành phố đã có những bước đi cụ thể, giúp việc quản lý, điều hành được thuận lợi; người dân cũng bước đầu được thụ hưởng những thành quả của đề án này.
Ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân Quận 12. Ảnh: An Hiếu |
Trung tâm điều hành đô thị thông minh, một trong những trụ cột của đề án, đã triển khai thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu các hệ thống hơn 1.000 camera giám sát của Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận. Hệ thống này có thể phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc 50 camera gồm nhận diện khuôn mặt, nhận diện loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự.
Theo ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (Sở Giao thông Vận tải), chức năng giám sát giao thông được thực hiện với 762 camera giám sát giao thông ở nút giao thông trọng điểm, các vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông… kết nối về trung tâm quản lý và điều hành giao thông. Nhân viên vận hành sẽ ghi nhận tình hình giao thông tại các địa điểm để thông báo cho các đơn vị kịp thời xử lý các tình huống gây ùn tắc giao thông cũng như thông tin các sự cố tai nạn giao thông trên địa bàn.
Với hệ thống camera này, những sự cố giao thông, thông tin ùn tắc giao thông được thông báo thường xuyên trên hệ thống, ứng dụng thông tin giao thông. Cũng trên nền bản đồ giao thông, các thông tin về những điểm ngập thường xuyên được cập nhật trên cổng thông tin Hệ thống thoát nước và ứng dụng UDI Maps... Những ứng dụng này giúp người dân có thể nắm bắt, lựa chọn các cung đường di chuyển thuận lợi hơn, tránh bị kẹt xe, ngập nước; giúp người dân chủ động ứng phó để giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra...
Cùng với vấn đề giao thông và ngập nước - vốn gắn liền với “đặc trưng” thành phố, thì lĩnh vực y tế cũng được Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng để phục vụ tốt hơn cho người dân. Hiện ngành y tế đã kết nối liên thông cơ sở dữ liệu của trên 6.000 cơ sở cung ứng thuốc tại thành phố với cơ sở dữ liệu dược quốc gia.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành; tăng thêm tiện ích cho người dân khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe; ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ứng dụng công nghệ thông minh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cũng là tạo điều kiện cho các bác sỹ tiếp cận kiến thức khoa học mới, kỹ thuật mới; giảm thiểu các nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn người bệnh. Điều này cũng giúp giảm các thủ tục hành chính, giấy tờ trong bệnh viện; bác sỹ tuyến dưới có thể kết nối dễ dàng với tuyến trên để hội chẩn, tư vấn.
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu thực hiện Đề án đô thị thông minh, thành phố cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề công nghệ. Hiện nhiều công nghệ của các ngành, địa phương đã lạc hậu, thiếu đồng bộ nên không kết nối được với nhau, không nết nối về trung tâm điều hành.
Tại Hội nghị sơ kết Đề án đô thi thông minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, trên cơ sở kết quả triển khai, các đơn vị, quận huyện cần xây dựng “khung” chung để các địa phương triển khai đồng bộ; trong đó, cần xác định rõ mục tiêu, đối tác công nghệ trong thời gian tới; ký kết hợp tác với những cam kết cụ thể. Thành phố phải xác định rõ từng vấn đề hợp tác, định hướng cơ chế tài chính cho phù hợp; cách thức hợp tác với người dân, khuyến khích người dân tham gia đề án.
Từ kết quả tích cực ban đầu, những tiện ích người dân bước đầu được thụ hưởng sẽ là “động lực” để Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh triển khai xây dựng đô thị thông minh. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đề án được kỳ vọng sẽ đem lại sự phát triển nhanh, bền vững và giải quyết những tồn tại của thành phố hiện nay./.
Tiến Lực
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN