Xây dựng các trụ cột của đô thị thông minh
Giai đoạn 1 các trụ cột của đô thị thông minh hiện đã được thành phố triển khai như xây dựng “Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở”, tích hợp một số cơ sở dữ liệu quan trọng gồm cơ sở dữ liệu một cửa điện tử, đất đai, khiếu nại tố cáo, đường dây nóng, người nộp thuế…; thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu các hệ thống camera giám sát của một số sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn; tập hợp tài liệu tổng hợp các phương pháp khoa học dự báo cho Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội…
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, trong năm 2019, Ban điều hành Đề án đã dành 500 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án. Hiện, thành phố đang tập trung triển khai nền tảng chính quyền điện tử thành phố (LGSP) với các hệ thống tích hợp dịch vụ dùng chung như hệ thống tích hợp dữ liệu; trục liên thông kết nối dịch vụ đăng ký, xác thực người dùng và đăng nhập một lần; dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng văn bản điều hành.
Hệ thống “Phòng họp không giấy” và ứng dụng “Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh” được áp dụng đã giúp giảm thiểu tối đa văn bản giấy tờ trong các cuộc họp, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng cuộc họp, tiết kiệm 40% chi phí in ấn cũng như chi phí giao nhận giấy tờ.
Thành phố cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành quản lý của các ngành như cổng thông tin giao thông cung cấp trực tuyến cho người dân các thông tin về tình hình giao thông; xây dựng kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin của ngành giáo dục đào tạo; hệ thống GIS cho y tế dự phòng, hội chẩn từ xa cho 24 trạm y tế mô hình điểm, liên thông dữ liệu của 6.000 cơ sở cung ứng thuốc tại thành phố; cổng thông tin hệ thống thoát nước, giúp người dân chủ động ứng phó để giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra; ứng dụng cung cấp thông tin về quy hoạch…
Bên cạnh đó, việc thí điểm đề án tại một số khu vực cũng đạt một số kết quả bước đầu.Cụ thể, Quận 1 đã triển khai vận hành ổn định trung tâm điều hành đô thị thông minh tích hợp cùng hệ thống camera an ninh thông minh tại trụ ở UBND quận 1, đảm bảo hoạt động và kết nối hệ thống camera phục vụ an ninh trật tự trên địa bàn quận.
Việc tích hợp camera tại địa bàn dân cư và trụ sở công an 10 phường trên địa bàn quận 1 kết nối về trung tâm điều hành đô thị thông minh đã được hoàn thành với trên 750 mắt camera, lắp đặt xong các camera quan sát tầm xa tại các vị trí trọng điểm phục vụ công tác an ninh trật tự.
Tính đến hiện tại, UBND Quận 1 đang cung cấp 8 dịch vụ công trực tuyến đối với 8 lĩnh vực hành chính công trên trang thông tin điện tử quận 1 phục vụ người dân và doanh nghiệp như cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cấp phép xây dựng, thông tin quy hoạch, hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm…
Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tính đến 6 tháng đầu năm 2019 tăng gần 1,9 nghìn hồ sơ so với cùng kỳ, tỷ lệ tăng đạt 19,2%.
Theo UBND quận 1, hiện nay 100% cán bộ công chức quận 1 đã sử dụng thư điện tử thành phố để trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử, thông tin cho cán bộ công chức qua hệ thống tin nhắn SMS, 100% gửi thư mời họp điện tử (trừ thư mời mật và các thư mời tổ chức sự kiện quan trọng), 100% các văn bản chính thức trao đổi giữa UBND quận 1 với các cơ quan nhà nước (trừ các văn bản, tài liệu mật) được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.
Trong khi đó, UBND quận 12 đã triển khai xây dựng Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại Công an quận, tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư. Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND Quận 12 cho biết hiện quận đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị.
Cụ thể, quận triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; quản lý hồ sơ hành chính; hệ thống quản lý địa bàn khu dân cư; hệ thống thông tin quản lý quy hoạch; triển khai ứng dụng ảnh viễn thám trong công tác quản lý đô thị, tài nguyên môi trường.
Ngoài ra, quận cũng triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp; hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân, hệ thống trả lời tự động hướng dẫn thủ tục hành chính…
Tăng tốc trở thành đô thị thông minh
Bên cạnh những kết quả ban đầu, thành phố hiện gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai đề án như nguồn nhân lực và hạ tầng hạn chế; các giải pháp khoa học và công nghệ thay đổi liên tục nhưng thành phố chưa áp dụng đa dạng các phương thức triển khai phù hợp như đầu tư công, thuê dịch vụ, đối tác công tư.
Theo ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, muốn ứng dụng công nghệ thông tin trên một thiết bị số phải có công dân số. Hiện nay, đối với dịch vụ công trực tuyến cả nước, có khoảng 30 - 40% người dân đã tiếp cận, nhưng chúng ta chưa giao dịch với người dân bằng số hóa, khi hơn 95% thủ tục hành chính, người dân vẫn phải gửi giấy tờ đến các cơ quan.
Do đó, phải số hóa hiệu quả, để người dân được phục vụ tốt hơn, trong đó cần có mục tiêu cụ thể khi ứng dụng công nghệ thông tin như: bao nhiêu người dân được phục vụ khi ngồi ở nhà (dịch vụ công cấp 4)…
Là một trong những quận, huyện được chọn thí điểm triển khai Đề án xây dựng ĐTTM, Chủ tịch UBND Quận 1 Nguyễn Văn Dũng cho biết: Trong thời gian tới, quận tiếp tục mời gọi các đơn vị tư vấn, chuyên gia công nghệ thông tin giới thiệu các sản phẩm công nghệ phù hợp với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh tại Quận 1; hoàn thiện hệ thống camera an ninh thông minh; thí điểm tiếp nhận đăng ký giải quyết thủ tục hành chính không giấy; triển khai hệ thống điều hành an toàn thông tin mạng.
Còn Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Trần Quang Lâm cho hay: Trong thời gian tới, Sở tập trung khai thác hiệu quả Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông tập trung; tối ưu hóa mạng lưới đèn của 188 chốt đèn tín hiệu giao thông khu vực trung tâm thành phố.
Tăng cường sử dụng mô hình mô phỏng giao thông trong dự báo nhu cầu giao thông. Đẩy mạnh thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong giao thông. Tăng cường công tác xử phạt “nguội” các hành vi vi phạm an toàn giao thông thông qua các thiết bị chuyên dụng. Hoàn thiện và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành giao thông trên cơ sở ứng dụng hệ thống GIS, số hóa các dữ liệu chuyên ngành.
Mới đây, khi đánh giá về chương trình triển khai đề án, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: TP.HCM là địa phương duyệt Đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh sớm trong cả nước. Do đây là vấn đề mới, chưa có thực tiễn nên khi bắt đầu triển khai thành phố đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, thành phố xác định đổi mới quản lý gắn với ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp khả thi để phát triển.
Trên cơ sở kết quả triển khai của các đơn vị, quận huyện, cần xây dựng “khung” chung để các địa phương triển khai đồng bộ. Các đơn vị phải xác định rõ mục tiêu, đối tác công nghệ trong thời gian tới, ký kết hợp tác với những cam kết cụ thể, phải xác định rõ từng vấn đề hợp tác, định hướng cơ chế tài chính cho phù hợp (đấu thầu, chỉ định thầu…); cách thức hợp tác với người dân, khuyến khích người dân tham gia Đề án (như sử dụng camera của người dân).
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị, Ban điều hành Đề án cùng các đơn vị sớm thẩm định lại các dữ liệu ngành theo lộ trình. Qua đó, xây dựng quy chế sử dụng dữ liệu của Thành phố, bởi đây là tài nguyên rất quan trọng. Cùng với đó, UBND Thành phố cần có chương trình phù hợp để nâng cao trình độ người dân sử dụng công nghệ, trở thành công dân số trong đô thị thông minh.
Theo đó, trong thời gian tới, TP.HCM sẽ khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng, triển khaithử nghiệm các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ 5 (5G) tại quận 1, quận 3, Khu Công nghệ cao và Công viên Phần mềm Quang Trung; lập danh mục toàn bộ cáccông trình, dự án của Đề án cần thông qua chủ trương theo luật đầu tư công; xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực riêng cho Đề án xây dựng đô thị thông của thành phố.
Đặc biệt, thành phố tập trung vào công tác triển khai xây dựng đô thị thông minh, song song với việc xây dựng Khu đô thị sáng tạo, trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hỗ trợ thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, vì mục tiêu đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Giai đoạn 1 các trụ cột của đô thị thông minh hiện đã được thành phố triển khai như xây dựng “Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở”, tích hợp một số cơ sở dữ liệu quan trọng gồm cơ sở dữ liệu một cửa điện tử, đất đai, khiếu nại tố cáo, đường dây nóng, người nộp thuế…; thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu các hệ thống camera giám sát của một số sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn; tập hợp tài liệu tổng hợp các phương pháp khoa học dự báo cho Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội…
Kho dữ liệu dùng chung của thành phố (giai đoạn 1) hiện đã hoạt động tại Công viên Phần mềm Quang Trung trên cơ sở tích hợp các dữ liệu hiện có của các sở, ngành, quận, huyện |
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, trong năm 2019, Ban điều hành Đề án đã dành 500 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án. Hiện, thành phố đang tập trung triển khai nền tảng chính quyền điện tử thành phố (LGSP) với các hệ thống tích hợp dịch vụ dùng chung như hệ thống tích hợp dữ liệu; trục liên thông kết nối dịch vụ đăng ký, xác thực người dùng và đăng nhập một lần; dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ dùng chung cho các ứng dụng văn bản điều hành.
Kiểm tra hệ thống dữ liệu thông tin mạng tại Công viên Phần mềm Quang Trung (quận 12, TP.HCM) |
Hệ thống “Phòng họp không giấy” và ứng dụng “Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh” được áp dụng đã giúp giảm thiểu tối đa văn bản giấy tờ trong các cuộc họp, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng cuộc họp, tiết kiệm 40% chi phí in ấn cũng như chi phí giao nhận giấy tờ.
Phòng camera quản lý, giám sát, theo dõi các hoạt động tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) |
Thành phố cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành quản lý của các ngành như cổng thông tin giao thông cung cấp trực tuyến cho người dân các thông tin về tình hình giao thông; xây dựng kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin của ngành giáo dục đào tạo; hệ thống GIS cho y tế dự phòng, hội chẩn từ xa cho 24 trạm y tế mô hình điểm, liên thông dữ liệu của 6.000 cơ sở cung ứng thuốc tại thành phố; cổng thông tin hệ thống thoát nước, giúp người dân chủ động ứng phó để giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra; ứng dụng cung cấp thông tin về quy hoạch…
Tòa nhà điều hành thông minh của Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) |
Bên cạnh đó, việc thí điểm đề án tại một số khu vực cũng đạt một số kết quả bước đầu.Cụ thể, Quận 1 đã triển khai vận hành ổn định trung tâm điều hành đô thị thông minh tích hợp cùng hệ thống camera an ninh thông minh tại trụ ở UBND quận 1, đảm bảo hoạt động và kết nối hệ thống camera phục vụ an ninh trật tự trên địa bàn quận.
Chính quyền điện tử ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các thủ tục hành chính tại UBND quận 12 (TP.HCM). Trong ảnh: Người dân đánh giá mức độ hài lòng đối với viên chức xử lý hồ sơ qua máy tính bảng tại UBND quận 12 (TP.HCM) |
Việc tích hợp camera tại địa bàn dân cư và trụ sở công an 10 phường trên địa bàn quận 1 kết nối về trung tâm điều hành đô thị thông minh đã được hoàn thành với trên 750 mắt camera, lắp đặt xong các camera quan sát tầm xa tại các vị trí trọng điểm phục vụ công tác an ninh trật tự.
Phần mềm hệ thống giám sát, điều hành các hoạt động của Công viên phần mềm Quang Trung (TP.HCM) |
Tính đến hiện tại, UBND Quận 1 đang cung cấp 8 dịch vụ công trực tuyến đối với 8 lĩnh vực hành chính công trên trang thông tin điện tử quận 1 phục vụ người dân và doanh nghiệp như cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cấp phép xây dựng, thông tin quy hoạch, hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm…
Hệ thống thu phí tự động không dừng VETC tại Trạm thu phí An Sương (An Lạc, TP.HCM) bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2018. Đây là dịch vụ thu phí tự động đường bộ VETC áp dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) sử dụng sóng radio để nhận diện tự động phương tiện xe cơ giới. Thông qua thẻ định danh E-Tag dán trên phương tiện, dịch vụ VETC giúp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí không phải dừng chờ thanh toán, giữ được tốc độ lưu thông ổn định và tiết kiệm nhiên liệu. Trong ảnh: Camera kết nối với hệ thống máy tính giúp nhận diện các phương tiện qua trạm thu phí không dừng |
Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tính đến 6 tháng đầu năm 2019 tăng gần 1,9 nghìn hồ sơ so với cùng kỳ, tỷ lệ tăng đạt 19,2%.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trồng và chăm sóc rau tại nông trại thực nghiệm thuộc Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) |
Theo UBND quận 1, hiện nay 100% cán bộ công chức quận 1 đã sử dụng thư điện tử thành phố để trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử, thông tin cho cán bộ công chức qua hệ thống tin nhắn SMS, 100% gửi thư mời họp điện tử (trừ thư mời mật và các thư mời tổ chức sự kiện quan trọng), 100% các văn bản chính thức trao đổi giữa UBND quận 1 với các cơ quan nhà nước (trừ các văn bản, tài liệu mật) được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trồng và chăm sóc rau tại nông trại thực nghiệm thuộc Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) |
Trong khi đó, UBND quận 12 đã triển khai xây dựng Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại Công an quận, tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư. Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND Quận 12 cho biết hiện quận đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trồng và chăm sóc rau tại nông trại thực nghiệm thuộc Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) |
Cụ thể, quận triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; quản lý hồ sơ hành chính; hệ thống quản lý địa bàn khu dân cư; hệ thống thông tin quản lý quy hoạch; triển khai ứng dụng ảnh viễn thám trong công tác quản lý đô thị, tài nguyên môi trường.
Nhờ áp dụng hệ thống thu phí tự động không dừng (VETC), các phương tiện lưu thông qua Trạm thu phí An Sương (An Lạc, TP.HCM) dễ dàng, thông thoáng |
Ngoài ra, quận cũng triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp; hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân, hệ thống trả lời tự động hướng dẫn thủ tục hành chính…
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh (giữa),Trưởng khoa Cơ chí Chế tạo máy (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) hướng dẫn sinh viên chế tạo hệ thống máy tự động phục vụ xây dựng đô thị thông minh |
Tăng tốc trở thành đô thị thông minh
Bên cạnh những kết quả ban đầu, thành phố hiện gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai đề án như nguồn nhân lực và hạ tầng hạn chế; các giải pháp khoa học và công nghệ thay đổi liên tục nhưng thành phố chưa áp dụng đa dạng các phương thức triển khai phù hợp như đầu tư công, thuê dịch vụ, đối tác công tư.
Các sinh viên vận hành thử nghiệm các robot ứng dụng vào các công việc trong đời sống thường nhật phục vụ cho đô thị thông minh tại Khoa Cơ khí Chế tạo máy, Trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
Theo ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, muốn ứng dụng công nghệ thông tin trên một thiết bị số phải có công dân số. Hiện nay, đối với dịch vụ công trực tuyến cả nước, có khoảng 30 - 40% người dân đã tiếp cận, nhưng chúng ta chưa giao dịch với người dân bằng số hóa, khi hơn 95% thủ tục hành chính, người dân vẫn phải gửi giấy tờ đến các cơ quan.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và các tòa nhà ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý tại Công viên Phần mềm Quang Trung (quận 12, TP.HCM) |
Do đó, phải số hóa hiệu quả, để người dân được phục vụ tốt hơn, trong đó cần có mục tiêu cụ thể khi ứng dụng công nghệ thông tin như: bao nhiêu người dân được phục vụ khi ngồi ở nhà (dịch vụ công cấp 4)…
Các sinh viên vận hành thử nghiệm các robot ứng dụng vào các công việc trong đời sống thường nhật phục vụ cho đô thị thông minh tại Khoa Cơ khí Chế tạo máy, Trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
Là một trong những quận, huyện được chọn thí điểm triển khai Đề án xây dựng ĐTTM, Chủ tịch UBND Quận 1 Nguyễn Văn Dũng cho biết: Trong thời gian tới, quận tiếp tục mời gọi các đơn vị tư vấn, chuyên gia công nghệ thông tin giới thiệu các sản phẩm công nghệ phù hợp với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh tại Quận 1; hoàn thiện hệ thống camera an ninh thông minh; thí điểm tiếp nhận đăng ký giải quyết thủ tục hành chính không giấy; triển khai hệ thống điều hành an toàn thông tin mạng.
Hệ thống màn hình giám sát giao thông, an ninh trật tự các tuyến đường chính tại Trung tâm điều hành đô thị thông minh quận 1 (TP.HCM) |
Còn Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Trần Quang Lâm cho hay: Trong thời gian tới, Sở tập trung khai thác hiệu quả Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông tập trung; tối ưu hóa mạng lưới đèn của 188 chốt đèn tín hiệu giao thông khu vực trung tâm thành phố.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và các tòa nhà ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý tại Công viên Phần mềm Quang Trung (quận 12, TP.HCM) |
Tăng cường sử dụng mô hình mô phỏng giao thông trong dự báo nhu cầu giao thông. Đẩy mạnh thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong giao thông. Tăng cường công tác xử phạt “nguội” các hành vi vi phạm an toàn giao thông thông qua các thiết bị chuyên dụng. Hoàn thiện và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành giao thông trên cơ sở ứng dụng hệ thống GIS, số hóa các dữ liệu chuyên ngành.
Hệ thống màn hình giám sát giao thông, an ninh trật tự các tuyến đường chính tại Trung tâm điều hành đô thị thông minh quận 1 (TP.HCM) |
Mới đây, khi đánh giá về chương trình triển khai đề án, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: TP.HCM là địa phương duyệt Đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh sớm trong cả nước. Do đây là vấn đề mới, chưa có thực tiễn nên khi bắt đầu triển khai thành phố đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, thành phố xác định đổi mới quản lý gắn với ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp khả thi để phát triển.
Người dân tra cứu thông tin tự động tại trụ sở UBND quận 1 (TP.HCM) |
Trên cơ sở kết quả triển khai của các đơn vị, quận huyện, cần xây dựng “khung” chung để các địa phương triển khai đồng bộ. Các đơn vị phải xác định rõ mục tiêu, đối tác công nghệ trong thời gian tới, ký kết hợp tác với những cam kết cụ thể, phải xác định rõ từng vấn đề hợp tác, định hướng cơ chế tài chính cho phù hợp (đấu thầu, chỉ định thầu…); cách thức hợp tác với người dân, khuyến khích người dân tham gia Đề án (như sử dụng camera của người dân).
Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông TP.HCM được tích hợp hệ thống giám sát, đo đếm lưu lượng xe lưu thông, xử lý các sự cố giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến đường tại các quận, huyện trên địa bàn |
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị, Ban điều hành Đề án cùng các đơn vị sớm thẩm định lại các dữ liệu ngành theo lộ trình. Qua đó, xây dựng quy chế sử dụng dữ liệu của Thành phố, bởi đây là tài nguyên rất quan trọng. Cùng với đó, UBND Thành phố cần có chương trình phù hợp để nâng cao trình độ người dân sử dụng công nghệ, trở thành công dân số trong đô thị thông minh.
Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông TP.HCM được tích hợp hệ thống giám sát, đo đếm lưu lượng xe lưu thông, xử lý các sự cố giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến đường tại các quận, huyện trên địa bàn |
Theo đó, trong thời gian tới, TP.HCM sẽ khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng, triển khaithử nghiệm các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ 5 (5G) tại quận 1, quận 3, Khu Công nghệ cao và Công viên Phần mềm Quang Trung; lập danh mục toàn bộ cáccông trình, dự án của Đề án cần thông qua chủ trương theo luật đầu tư công; xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực riêng cho Đề án xây dựng đô thị thông của thành phố.
Chính quyền điện tử ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các thủ tục hành chính tại UBND quận 12 (TP.HCM). Trong ảnh: Hệ thống máy tính giúp người dân tra cứu thông tin cần hỗ trợ |
Đặc biệt, thành phố tập trung vào công tác triển khai xây dựng đô thị thông minh, song song với việc xây dựng Khu đô thị sáng tạo, trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hỗ trợ thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, vì mục tiêu đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Bài: Anh Dũng, Ảnh: Phúc Thanh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN