Sắc màu tranh thêu len

Len là vật liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, vật liệu này đã trở nên sống động, có hồn và trở thành những tác phẩm hội họa đầy màu sắc.

tranh1.jpg
Tác phẩm “Ô Quan Chưởng” được thể hiện qua tranh thêu len. Ảnh: nhandan.vn

Không ai nhớ tranh thêu len xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào, chỉ biết hiện không còn nhiều người theo đuổi loại hình nghệ thuật này. Một trong số hiếm đó là họa sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân. Chị đã có hơn 10 năm theo đuổi bộ môn nghệ thuật tranh thêu len từ khi còn là sinh viên khoa Thảm, Đại học Mỹ thuật công nghiệp.

“Len gắn với tuổi thơ của mình từ bé, khi mẹ mình hay được mọi người cho để đan quần áo mới cho chị em mình. Không chỉ thích quần áo mới, mình thích chất liệu len cho cảm giác ấm áp, mộc mạc và màu sắc cũng rất rực rỡ”, hoạ sĩ Hồng Vân chia sẻ.

Nhắc tới tranh thêu, nhiều người nghĩ ngay tới chất liệu chỉ thêu truyền thống hay sợi kim tuyến, ít ai nghĩ len cũng có thể dùng để thêu thùa nghệ thuật. Chính sự mai một của dòng tranh này càng thôi thúc chị sáng tạo trên những sợi màu tưởng chừng như thô ráp.

“Tranh thêu len có điểm đặc biệt là sợi len to, thêu lên sẽ giữ được độ tròn của ganh sợi. Tông màu của len rất mạnh nhưng khi kết hợp với nhau rất ấm áp. Từ len có thể tạo ra chất liệu tranh khác nhau từ bề mặt chìm nổi đến độ cao thấp từng hoạ tiết. Cùng với kỹ thuật của người thêu sẽ tạo cho bức tranh nhiều hình khối khác nhau, có thể kết hợp của chất liệu gỗ, kim loại như một bức phù điêu”, hoạ sĩ Hồng Vân chia sẻ thêm.

Sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội, đây cũng chính là niềm cảm hứng để họa sĩ Hồng Vân lựa chọn chủ đề cho những tác phẩm nghệ thuật. Hà Nội trong những bức tranh thêu từ len là những con đường, mái ngói rêu phong, hàng cây vui buồn thay lá, những mảng tường xanh màu rêu ngả, hay những con người ở phố...

Khác với tranh thêu mỹ nghệ thường thấy, tranh thêu len của hoạ sĩ Hồng Vân là những tác phẩm hội họa mạnh về mảng màu và hình khối; trong đó, họa lại phong cảnh tươi vui, sinh động bằng các gam màu sáng, ấm, bằng những sợi len thô mộc.

Theo hoạ sĩ Hồng Vân, sau khi đánh giá và chọn màu thêu phải tính đến các kỹ thuật thêu sao cho phù hợp với các chi tiết trên tranh, như thêu đột phù hợp với đường đi, mây, hay thêu đâm xô phù hợp với chi tiết về đồng lúa, bó rơm… Ở một số bức tranh cần độ nổi như 3D phải sử dụng kỹ thuật thêu mặt sau và điều chỉnh bước kim đưa xuống ngắn dài sao cho cao thấp khác nhau để làm rõ hiệu ứng bức tranh.

Có cơ hội ngồi ngắm người hoạ sĩ ấy đi từng đường thêu mới hiểu tranh thêu len là sự kết hợp hài hoà giữa người họa sĩ và thợ thêu. Thủa đầu, người họa sĩ vẽ tác phẩm bằng chì đen lên giấy can, sau đó dùng bút nhọn thể hiện lại bức tranh từ giấy can lên vải. Trên các đường nét đã xăm được đổ bột màu, người thợ thêu sẽ bắt tay vào việc. Với tranh thêu len của họa sĩ Hồng Vân, chị cũng chính là thợ thêu trong tác phẩm của mình.

“Từng loại vải cũng cho ra từng bức tranh thêu khác nhau, phù hợp với từng bố cục của bức tranh. Cũng như đối với từng kỹ thuật thêu sẽ phù hợp với từng chi tiết của bức tranh, như thêu sa hạt phù hợp với lùm cây, cây cổ thụ, cây có hoa như hoa phượng và bằng lăng…. Nếu thêu sai kỹ thuật, hạt sẽ dẹt xuống, hoạ tiết sẽ xấu nên kỹ thuật thêu phải bảo đảm đúng chiều xoay để luôn hạt tròn đầy”, người hoạ sĩ vừa thoăn thoắt từng mũi thêu vừa bộc bạch.

Với mỗi bức tranh thêu len, tuỳ vào kích thước và nội dung sẽ cần thời gian khác nhau để hoàn thành. Khách hàng tìm đến loại hình nghệ thuật này cũng đa dạng, song đều chung tình yêu với nét đẹp xưa cũ trong mỗi bức tranh và độ bền của chất liệu len theo năm tháng.

“Tranh thêu chỉ có, sơn mài có nhưng tranh thêu len luôn có đặc trưng riêng. Sợi len to nên khi thêu lên tranh thì đường nét trông sống động, nổi bật từng chi tiết cùng màu sắc. Nhà tôi treo tranh thêu này nhiều năm nhưng vẫn nguyên vẹn, còn nguyên nét đẹp từ cầu gạch, mái ngói của ngôi nhà xưa cũ đến những chi tiết hoạ lại hình ảnh phổ cổ nhiều thập nhiên trước”, bà Nguyễn Thị Thơm ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho hay.

Trong nhịp sống hiện đại, tính linh hoạt của chất liệu len mang đến nhiều tiềm năng cho dòng tranh này. Không gian nghệ thuật Lens Art của hoạ sĩ Hồng Vân ra đời tại phố Hàng Chuối (Hà Nội) với mong muốn tạo ra một sân chơi mới dành cho tranh thêu len. Tại đây, hoạ sĩ Hồng Vân có cơ hội giới thiệu về dòng tranh thêu len và kỹ thuật để tạo ra một bức tranh thêu len đến nhiều người, nhất là giới trẻ.

tranh2.jpg
Tác phẩm "Rồng xanh hí cầu". Ảnh: nhandan.vn

Anh Lê Việt Hà ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cảm nhận không gian này giúp anh thấy thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. “Trước đây, tôi nghĩ len chỉ là chất liệu để làm ra trang phục. Khi đến đây được các anh chị hướng dẫn dùng len làm tác phẩm tranh thêu, tôi cảm thấy rất thú vị”, anh nói.

Chia sẻ về dự định thời gian tới, hoạ sĩ Hồng Vân vẫn đau đáu với ước mong mở một xưởng tranh thêu len. Với chị, nơi đó không chỉ chuyên làm ra những bức tranh thêu len độc đáo mà còn giúp tạo việc làm thường xuyên cho các bạn khuyến tật, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, thay vì công việc thời vụ hiện nay.

Có thể thấy, sự tồn tại của loại hình nghệ thuật thêu tranh len truyền thống là nhờ tình yêu len và quý trọng len của những người như hoạ sĩ Hồng Vân. Chị trân trọng từng cuộn len, nâng niu từng bức tranh thêu từ len, cùng hy vọng góp sức truyền tải vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam qua chất liệu giản dị, gần gũi nhưng không kém phần độc đáo này, cũng như phổ biến rộng rãi hơn loại hình nghệ thuật tranh thêu trên thị trường.

Diệp Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Nghề thêu ở xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) có từ khá sớm, khoảng 200 năm về trước. Những năm gần đây do khó khăn về thị trường, nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng bị mai một dần. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính (thôn Bùi Xá, xã Minh Lãng) luôn tâm huyết và tìm hướng đi riêng bằng dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, người làm miến ở Chi Lăng không chỉ giữ được nghề truyền thống mà còn hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cây quế Yên Bái được chế biến thành 50 loại sản phẩm, trong đó có 28 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên. Ảnh: TTXVN phát

Yên Bái xây dựng kênh quảng bá, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế

Có diện tích trồng quế lớn nhất miền Bắc, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực gia tăng giá trị cây quế theo hướng đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ quế. Đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng quế hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng quế xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế ở Yên Bái.

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Tỉnh Hải Dương với hàng chục nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trở lại đây. Nghề truyền thống không những giải quyết cho nhiều lao động ở địa phương mà còn đem lại nhiều tác phẩm cũng như vật dụng thiết thực trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một nếu không có giải pháp thiết thực để bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống này.

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 220 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên; trong đó, có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Tỉnh đang tập trung rà soát, hỗ trợ các sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao để trình Trung ương công nhận nhằm bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra.

Với hơn 72 km bờ biển, có các cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, Sóc Trăng hiện là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Ảnh: An Hiếu

Khởi sắc kinh tế vùng ven biển Sóc Trăng

Nằm cuối lưu vực sông Hậu, Sóc Trăng là địa phương có vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, chiều dài bờ biển trên 72 km với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Đây là lợi thế không chỉ ở vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh mà còn là ở tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “khô Phú Thọ”, có gần 200 hộ sản xuất, chủ yếu là khô cá lóc, sản lượng bình quân đạt hơn 608 tấn cá khô/năm. Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề khô cá lóc là 200 triệu đồng/năm. Sau khi nước lũ rút, làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ nhộn nhịp, chuần bị số lượng lớn khô phục vụ tết 2025.

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) là làng nghề có truyền thống gần 400 năm tuổi, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những ngày này, các cơ sở sản xuất ở làng mộc Thái Yên đang khẩn trương sản xuất các đơn hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Người dân khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn xem cây vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Chính vì vậy ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, vận động người dân trồng cây vầu gắn với phát triển mô hình sinh kế.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Các đội thi thể hiện phần thi tiểu phẩm với hình thức sân khấu hóa, qua đó giới thiệu, phản ánh đặc điểm, tình hình, thực trạng các nội dung có liên quan về chương trình OCOP của địa phương mình. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Cà Mau trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản phẩm OCOP

Sau một ngày diễn ra sôi nổi, chiều 7/12, Hội thi “Tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Cà Mau năm 2024” đã chính thức bế mạc. Hội thi thu hút 9 đội dự thi, với hơn 100 thí sinh tham gia. Mỗi đội tham gia 3 phần thi: tiểu phẩm, kiến thức và xử lý tình huống. Giải nhất hội thi đã thuộc về đội đến từ huyện Trần Văn Thời; giải nhì thuộc về 2 đội đến từ huyện Đầm Dơi, Thới Bình… Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải diễn viên xuất sắc, đội có kịch bản hay nhất, đội xử lý tình huống hay nhất.

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Tối 5/12, tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024”.

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Tỉnh Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng nhà yến và sản lượng yến cao nhất cả nước. Tỉnh có nhiều dư địa phát triển ngành hàng yến sào, do đó, số nhà yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành hàng yến sào, tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sớm có các giải pháp gỡ khó cho ngành hàng này.

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ lực gồm có cây điều, cây cao su, cây tiêu và cây cà phê với hơn 419.000 ha, trong đó cây cao su chiếm 26%, cây điều chiếm 50,6% diện tích cả nước. Do vậy, Bình Phước triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực.

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận

Ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh, thành phố năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu; lãnh đạo các huyện thị, thành phố trong tỉnh; cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và các chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị còn có các khu trưng bày sản phẩm OCOP từ hơn 60 cơ sở, doanh nghiệp, với hơn 170 sản phẩm của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố.

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất

Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất

Sau gần một năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm thu hoạch. Với người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến nói chung thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) thì niềm vui càng được nhân lên gấp bội bởi vụ mùa bội thu, được giá, đền đáp công sức vun trồng.

Phú Thọ có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP

Phú Thọ có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP

Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP, năm 2024, nhiều sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ tiếp tục được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP; trong đó, nhiều sản phẩm mới tham gia đánh giá lần đầu, nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá lại, thăng hạng sao.