Tối 31/3 (mùng 3/3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Lễ hội Phủ Dầy năm Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và có nhiều lễ hội đặc sắc. Tại mỗi lễ hội, ở mỗi địa phương lại có những trò chơi dân gian gắn với việc hình thành, phát triển của vùng đó. Thông qua các trò chơi, văn hóa được bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống đương đại.
Áp dụng sáng kiến “Sử dụng đế đông trùng hạ thảo, dược liệu bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng trong khẩu phần ăn nuôi gà an toàn sinh học”, nhiều hộ dân ở Nam Định đã tìm ra giải pháp hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, vườn quất của ông Phạm Minh Châu, xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định luôn nhộn nhịp người tham quan, mua cây. Những tác phẩm quất bonsai với dáng, thế đẹp, tạo hình công phu, khiến ai ai cũng phải trầm trồ, thưởng lãm.
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
Chiều 13/11, Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng chủ trì hội nghị.
Bộ Chính trị quyết định đồng chí Phạm Gia Túc thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định nhiệm kỳ 2020-2025; điều động phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Nam Định.
Thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7, khi mùa hoa sú đã qua, hoa vẹt nở rộ cũng là lúc những người nuôi ong tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ tiến hành thu hoạch mật (quay mật).
Xây dựng hồ sơ đưa phở vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đồng thời bảo tồn văn hóa ẩm thực gắn với phát triển du lịch địa phương... là nội dung chính được đưa ra tại Tọa đàm khoa học "Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hóa".
Xây dựng mã số vùng trồng là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng, giá trị nông sản góp phần đưa nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng để duy trì và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững.
Với ưu điểm dễ quản lý, chăm sóc, được thị trường ưu chuộng, những năm gần đây, nhiều hộ dân của tỉnh Nam Định đã dần thay thế những sản phẩm nuôi truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang nuôi ốc hương thương phẩm cho giá trị kinh tế cao.
Sáng 20/3, tại thị trấn Lâm, UBND huyện Ý Yên (Nam Định) tổ chức khai mạc Lễ hội nghề đúc kim loại truyền thống làng Tống Xá. Đây là hoạt động tôn vinh nghề thủ công lâu đời, là dịp để các nghệ nhân trao đổi kinh nghiệm, khích lệ ý thức bảo tồn, phát huy nghề truyền thống của ông cha truyền lại; giới thiệu và trưng bày những tác phẩm của mình tới du khách.
Ngày 15/3, tại thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Ban Tổ chức Festival Phở năm 2024 đã tổ chức Chương trình trình diễn làm phở, giúp người dân, du khách trong và ngoài nước được tham quan, tìm hiểu về nghề làm phở, trực tiếp trải nghiệm làm ra một bát phở thơm ngon.
Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu. Món ăn này ngày càng được nhân dân, du khách đón nhận, thưởng thức bởi sức hấp dẫn riêng có.
Những năm qua, tỉnh Nam Định đã khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đặc trưng của địa phương, mang lại thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Nam Định năm 2024, diễn ra chiều 6/3.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định quản lý hơn 6.000km2 vùng biển, thuộc 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với trên 57.140 hộ. Cùng với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện, Bộ đội biên phòng tỉnh đã triển khai nhiều phương án quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền khu vực biên giới biển trong tình hình mới.
Trước giờ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024, ngay từ chiều ngày 23/2 (ngày 14 tháng Giêng), hàng ngàn du khách thập phương đã đổ về ngôi đền thiêng ở thành phố Nam Định để thực hiện các nghi lễ tâm linh cầu may mắn đầu năm.
Ngày 21/2 (ngày 12 tháng Giêng), Lễ rước nước, tế cá đã được tổ chức tại khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều nhà Trần. Đây là một trong những nghi thức trong chương trình Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.
Hàng năm, cứ vào đêm Mùng 7 rạng sáng Mùng 8 tháng Giêng, tại tỉnh Nam Định, Hội chợ Viềng Xuân đã diễn ra. Đây là phiên chợ cả năm chỉ họp một lần với ý nghĩa "mua may, bán rủi", vì vậy, luôn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương. Năm nay, thời tiết thuận lợi, chợ diễn ra vào ngày cuối tuần, lượng người đến chợ Xuân đông hơn.
Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, nhưng tại xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực - nơi trồng nhiều đào nhất tại tỉnh Nam Định rất ít khách đến thăm quan, mua đào. Thời tiết không thuận lợi, đào nở sớm, người trồng lo thất thu vụ Tết.
Làng Giáp Nhất, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định được biết đến là nơi duy nhất ở miền Bắc có nghề truyền thống làm khăn xếp. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, nghề vẫn được lưu truyền và phát triển. Cuối năm cũng là lúc làng nghề bận rộn nhất với nhiều đơn hàng phục vụ thị trường Tết và những lễ hội đầu năm.
Để Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trở thành đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tỉnh Nam Định đã ưu tiên phát triển, nâng tầm những sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Là người đầu tiên nuôi chim yến lấy tổ tại Nam Định, hiện, mỗi năm gia đình anh Đinh Văn Thuận, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định thu nhập hàng tỷ đồng từ kinh doanh tổ yến, mở ra hướng đi mới cho người dân các xã ven biển, tận dụng lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.
Ngày 22/10, tại tỉnh Nam Định, Cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức khai mạc Giải vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 32 năm 2023.
Ngày 4/10 (tức 20/8 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, UBND thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 723 năm Ngày hóa Đức Thánh Trần. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2023.