Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa qua các trò chơi ở lễ hội

Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và có nhiều lễ hội đặc sắc. Tại mỗi lễ hội, ở mỗi địa phương lại có những trò chơi dân gian gắn với việc hình thành, phát triển của vùng đó. Thông qua các trò chơi, văn hóa được bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống đương đại.

potal-nam-dinh-le-hoi-den-gin-7798405.jpg
Chơi cờ tướng ở lễ hội đền Gin. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Độc đáo hội vật cầu bùn

Cứ 3 năm một lần, vào đầu tháng 2 Âm lịch, người dân thị trấn Lâm (huyện Ý Yên) lại nô nức tổ chức Lễ hội nghề đúc kim loại truyền thống làng Tống Xá. Đây là hoạt động tôn vinh nghề thủ công lâu đời, là dịp con cháu ngày nay tưởng nhớ, tri ân công đức các vị tổ nghề và các bậc danh nhân có công khai ấp, lập thôn, qua đó, động viên các thế hệ con cháu giữ vững và phát huy làng nghề truyền thống.

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 10 -12/2 Âm lịch) gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Cũng như các lễ hội khác, phần lễ bao gồm những thủ tục, lễ tiết tri ân công đức tổ tiên. Nhưng điều tạo nên sức hấp dẫn của lễ hội là trò chơi - hội thi vật cầu bùn.

Ở làng Tống Xá, không ai biết, trò chơi vật cầu bùn có từ bao giờ, nhưng ai cũng hiểu rằng, trò chơi thể hiện nét đặc trưng của văn minh lúa nước, có ý nghĩa mong cầu cho mùa màng bội thu, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên nhân dân bước vào một năm làm việc mới với khí thế hồ hởi. Thông qua trò chơi, nhân dân cũng ý thức được việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần, giáo dục con cháu về tình đoàn kết, nhắc nhở đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho mỗi người dân.

Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Ban Lễ hội nghề đúc kim loại truyền thống làng Tống Xá cho biết, trò chơi vật cầu bùn ở Tống Xá không phân biệt nam nữ, độ tuổi. Tham gia trò chơi có từ 8 - 10 đội, mỗi đội từ 5 - 10 người chơi. Quả cầu trong lễ hội được làm từ củ chuối, mài nhẵn thành hình cầu, có đường kính từ 35 - 40cm.

Các đội chơi sẽ tham gia tranh cầu trên mảnh ruộng vuông rộng gần 1.000m2 có bùn nước, cạnh hồ Tống Xá, thời gian thi đấu không quy định cụ thể. Quả cầu được đặt ở trung tâm, hai đội tập trung ở hai góc ruộng. Sau hiệu lệnh phất cờ của trọng tài, hai đội đua nhau tranh cướp cầu. Đội nào tranh và ném được quả cầu vào hố của đối phương là chiến thắng.

Theo lời của ông Khanh, vào mỗi năm tổ chức hội, trò chơi luôn là điểm nhấn bởi không khí rộn ràng, náo nhiệt. Dưới ruộng, các đội đua nhau tranh quả cầu. Những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn xông lên cướp cầu, những thành viên còn lại thì che chắn, bảo vệ cho thành viên với tất cả thể lực và tinh thần chiến đấu. Trên bờ, bà con cổ vũ nồng nhiệt, trống vang cờ mở. Những tràng cười vang liên tục nổ ra trước mỗi pha tranh đấu, cướp vật của các đội. Không khí lễ hội, không khí mùa xuân như chan hòa vào nhau tạo nên bức tranh thôn quê đầy sức sống.

Sau màn tranh đấu vật cầu bùn, phần thưởng cho đội thắng cuộc tuy không nhiều nhưng đổi lại là niềm vui, tình đoàn kết của nhân dân thêm gắn chặt. Lễ hội cũng là điểm hẹn của những người con xa quê, là điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương đến với Nam Định những ngày đầu năm.

Cà kheo - nghệ thuật của cư dân ven biển

Ở hầu hết các lễ hội vùng ven biển các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu, điều dễ nhận thấy nhất là những màn trình diễn cà kheo. Đối với cư dân chài lưới, cà kheo nói lên toàn bộ đời sống, phong tục, văn hóa của người dân vùng biển, trở thành nghệ thuật, món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân nơi đây.

Trong mọi lễ hội, đặc biệt là Ngày hội văn hóa thể thao huyện Hải Hậu được tổ chức hằng năm vào dịp Quốc khánh 2/9, người dân, du khách dễ dàng bắt gặp những đoàn biểu diễn cà kheo đi dọc đường phố. Những ngư dân hằng ngày sử dụng cà kheo để đánh bắt hải sản, nay cũng trên đôi cà kheo cao lênh khênh đó, ngư dân hóa thân thành nghệ sĩ vừa đi vừa biểu diễn, tạo nên một không gian văn hóa vui tươi, đặc sắc.

Các tiết mục biểu diễn của các đội cà kheo đều tái hiện cuộc sống lao động hằng ngày của ngư dân như cất te, quăng chài; đồng thời kết hợp biểu diễn múa sư tử, múa gậy, hoặc hóa thân vào các nhân vật biểu diễn các tích trò.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Đội cà kheo xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, người đã có kinh nghiệm 40 năm đi cà kheo cho biết, đây là phương tiện để người dân ven biển sử dụng đánh bắt tôm, cá nhỏ gần bờ. Ngư dân đi trên cà kheo, vừa đi, vừa giữ thăng bằng và sử dụng lưới vó để đánh bắt. Từ thói quen lao động, lâu dần ngư dân đưa cà kheo trở thành nghệ thuật, giúp người dân giải trí sau những giờ lao động.

Ông Tâm cho biết, đi cà kheo dễ mà khó, cà kheo đi dưới nước cũng khác với đi trên bờ. Để vừa đi, vừa múa, vừa chơi nhạc cụ thì người biểu diễn phải kiên trì luyện tập. Ban đầu là tập đi thành thạo, sau đó kết hợp các đạo cụ, nhạc cụ để diễn sao cho uyển chuyển như thể đôi kheo là đôi chân thật sự của mình.

Theo thời gian cùng sự phát triển của xã hội, cà kheo vẫn được ngư dân sử dụng để đánh bắt nhưng hiện còn rất ít người dùng phương thức này. Do đó, người biết đi cà kheo vốn đã ít, người biết biểu diễn lại càng hiếm.

Theo ông Tâm, đội cà kheo của ông hiện có khoảng 15 người tham gia biểu diễn trong các dịp lễ hội tại địa phương hoặc biểu diễn ngoài tỉnh. Những người này đa phần tuổi đã trung niên. Tại địa phương, những người biết đi cà kheo tuổi đã cao, những người trẻ lại không mặn mà. Với mong muốn gìn giữ nghệ thuật này, ông Tâm và các thành viên trong đội thường xuyên khuyến khích, động viên thanh niên trong làng luyện tập đi cà kheo. “Trước kia cà kheo chỉ có đàn ông mới học đi, nhưng để gìn giữ nét đẹp này, tôi đã dạy con gái của mình đi cà kheo, mong rằng lớp trẻ tiếp nối, gìn giữ truyền thống quê hương, trân trọng những gì mình đang có”, ông Tâm tâm sự.

Từ các lễ hội cho thấy, cà kheo không chỉ là ngư cụ, một hình thức biểu diễn mà còn thể hiện sức mạnh, khát khao chinh phục của con người trước thiên nhiên. Việc biểu diễn cà kheo ở các lễ hội đã giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử, địa lý, quá trình lao động, sản xuất của ông cha, cho thấy khả năng, sức mạnh của con người ở mọi hoàn cảnh khác nhau. Từ đây, khơi dậy niềm tự hào, ý thức bảo vệ, gìn giữ văn hóa đồng thời khích lệ, động viên người dân hăng say trong trong lao động, sản xuất, gắn bó, đoàn kết trong đời sống hàng ngày…

Nguyễn Lành

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Ngày 16/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với VNPT Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống Văn Miếu Mao Điền và công bố quyết định công nhận Văn Miếu Mao Điền là khu du lịch cấp tỉnh. Ban tổ chức ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số di tích huyện Cẩm Giàng, khai mạc Ngày hội sách năm 2025 với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách.

Lung linh nét đẹp hoa đào ở vùng biên Cao Mã Pờ (Quản Bạ, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc

Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng năm, mỗi dịp tháng 3 (Âm lịch), điểm Di tích lịch sử Đền Hùng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, hành hương về Đất Tổ và tham dự lễ hội lớn nhất cả nước tại Phú Thọ. Với đa dạng các hoạt động diễn ra, mùa lễ hội Giỗ Tổ là cơ hội quảng bá, thu hút đông đảo hơn du khách đến với Phú Thọ. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các hoạt động thu hút du khách cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.