Độc đáo lễ tế cá trắm sống ở Lễ hội đền Gin

Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.

Lễ hội nhằm tri ân công đức tướng quân Kiều Công Hãn - người “hiến kế” cho Ngô Quyền đánh tan quân giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở đầu thời kỳ tự chủ của dân tộc. Lễ hội có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó lễ tế cá trắm sống, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân, du khách thập phương...

potal-le-hoi-den-gin-o-nam-dinh-7798420.jpg
Cá trắm sống dâng tế lễ hội đền Gin. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Lễ hội độc đáo

Lễ hội đền Gin là một lễ hội liên làng khá lớn với sự tham gia của 19 xóm thuộc hai xã Nam Dương và Bình Minh, huyện Nam Trực. Mặc dù lễ hội chính diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Chạp, song công tác chuẩn bị được đông đảo nhân dân tham gia, trở thành ngày hội lớn.

Từ đầu tháng Chạp, nhân dân đã gấp rút chuẩn bị các công việc như làm bánh chưng, bánh dày, làm giò… Điểm nhấn của lễ hội là tục tế cá trắm sống. Cá để dâng lên Đức thánh vào ngày chính kỵ mùng 10 tháng Chạp là cá trắm đen. Những con cá đủ tiêu chuẩn dâng cúng được người dân trong vùng dành nhiều thời gian tìm kiếm ở các địa phương, có những năm ghi nhận cá dâng tế lễ có con to nặng gần 20kg.

potal-le-hoi-den-gin-o-nam-dinh-7798421.jpg
Lễ xôi gà được người dân chuẩn bị công phu. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Vào ngày chính hội – mùng 10, các làng rước kiệu cỗ, đặc biệt là rước cá về đền, sau đó tế chính kỵ. Trên kiệu thường có một mâm cỗ Các và một mâm cỗ Ngọc. Mâm cỗ Ngọc là cỗ mặn dùng để tế kính thiên, mâm cỗ Các có các loại bánh trái hoa quả làm lễ vật tế thần. Sau khi tế lễ xong, cá và các vật phẩm được đưa về thôn, xóm để người dân thụ lộc.

Ông Trần Văn Huấn, thôn Phúc Thiện, xã Nam Dương cho biết, việc tế cá trắm sống nhằm ôn lại sự tích nhân dân địa phương dâng gỏi cá trắm cho tướng quân Kiều Công Hãn và binh sĩ ăn khi ngài về đến vùng đất này. Bên cạnh đó, các vật phẩm cúng tế đều là những đặc sản mang đặc trưng văn hóa, ẩm thực của vùng đất, được trình bày mang tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thành của người dân nơi đây tri ân bậc tiền nhân.

potal-nam-dinh-le-hoi-den-gin-7798404.jpg
Lễ tế tại lễ hội đền Gin, Nam Định. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Cùng với phần lễ, phần hội diễn ra các trò chơi dân gian, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ mang tính truyền thống dân tộc trong suốt ba ngày hội như diễn các tích chèo cổ, xới vật, cờ tướng, tổ tôm điếm…. Lễ hội đền Gin trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây, là một trong 10 lễ hội nổi bật của tỉnh Nam Định.

Di tích tri ân tiền nhân

Theo các tư liệu lịch sử, đền Gin là nơi nhân dân địa phương thờ phụng và tri ân công đức tướng quân Kiều Công Hãn - người được Ngô Quyền tin tưởng, phong làm “Đề sát Giám quốc sự”. Sau này, khi triều đình nhà Ngô sụp đổ, do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, tướng quân Kiều Công Hãn trở thành thủ lĩnh một trong 12 sứ quân. Năm Đinh Mão (967), Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm trao binh quyền ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình ngày nay). Với tiềm lực quân sự ngày một lớn mạnh Đinh Bộ Lĩnh liên tục đánh bại nhiều sứ quân…

Khi đó, thành Phong Châu (Phú Thọ), nơi sứ quân Kiều Công Hãn đóng giữ bị lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh vây hãm. Trong tình thế nguy cấp, ông đã đem vài trăm thân binh mở đường máu, thoát vòng vây chạy về phía Nam theo hướng Thanh Hóa. Đầu tháng Chạp năm Đinh Mão (967), khi về đến thôn Chiền (xã Nam Dương, huyện Nam Trực ngày nay), đoàn tướng sĩ của Kiều Công Hãn được một người dân mời vào quán nghỉ ngơi, dâng rượu ngon, gỏi cá trắm.

potal-le-hoi-den-gin-o-nam-dinh-7798418.jpg
Nhân dân, du khách tham gia lễ hội đền Gin. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Sau khi ăn xong, Kiều Công Hãn cởi áo bào và lấy những đồ quý giá tặng lại cho người đã giúp đỡ đoàn quân sau đó hóa mệnh hiển thần là “Thành Hoàng Long Kiều” vào ngày mùng 10 tháng Chạp. Sáng hôm sau, mối đã đùn thành mộ che kín khắp người; nhân dân gọi là mộ thiên táng. Để ghi nhớ công lao to lớn của tướng quân Kiều Công Hãn với dân, với nước, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ngay trên phần mộ của ông để bốn mùa hương khói.

Lễ hội truyền thống đền Gin hằng năm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, giáo dục tình yêu nước và lòng tự hào cho thế hệ trẻ. Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, tri ân các bậc tiền nhân đã có công gây dựng đất nước.

potal-nam-dinh-le-hoi-den-gin-7798405.jpg
Chơi cờ tướng ở lễ hội đền Gin. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Ông Phạm Văn Dụng, Thủ nhang đền Gin thông tin, năm 1962, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đền là di tích còn bảo lưu được gần như trọn vẹn phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ 17- 18. Những hiện vật được lưu giữ tại di tích rất phong phú và đa dạng như thần tích, sắc phong, nhang án, ngai và bài vị, tượng thờ, nghê đá...

Cùng với hệ thống các đền, chùa nổi tiếng của Nam Định như đền Trần, chùa Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, chùa Đại Bi, đền Gin là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút du khách gần xa, nhất là vào dịp lễ hội chợ Viềng mùa Xuân. Theo ghi chép lưu lại tại đây, ngôi đền được xây dựng, lưu truyền đến nay đã hơn 1.000 năm và nhiều lần được trùng tu, nâng cấp, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân, du khách..

Nguyễn Lành

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống, nhà rông luôn được đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nhằm phát huy các giá trị truyền thống, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025. Đây là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức, thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Những ngày này, người dân Thành phố Hồ Chí Minh hân hoan chào đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp với hy vọng một năm mới đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội, có nhiều sự đột phá về chính sách, cơ chế đặc thù cho sự phát triển Thành phố.

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình diễn ra chương trình "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" nhằm lan tỏa hình ảnh cổ phục Việt Nam tới đông đảo nhân dân và du khách.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”.

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong hai ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động “Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển dịp đầu năm mới 2025.