Tối 1/4, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025.
Ngày 28/2, tại Quảng Ninh diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân, du khách tham gia như: chương trình Khai hội đền Xã Tắc tại thành phố Móng Cái; chùa Quỳnh Lâm tại thành phố Đông Triều; hội làng Bằng Cả tại thành phố Hạ Long.
Đầu năm 2025, tại nhiều địa phương tỉnh Hòa Bình đã tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Với định hướng phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư hạ tầng trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, Khu du lịch có nhiều tiềm năng... Từ đó, du lịch Hòa Bình đang dần trở thành điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm.
Tối 2/2, Lễ hội Đền Đông Cuông được Khai mạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách đến thăm quan, chiêm bái.
Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề. Đây đều là những lễ hội độc đáo mang giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội truyền thống động Hoa Lư đã diễn ra long trọng, trang nghiêm tại Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia động Hoa Lư, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh.
Việt Nam với hàng ngàn lễ hội dân gian truyền thống là thế mạnh lớn để thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chúng ta mới tập trung vào việc thu hút khách mà chưa chú trọng đến việc tạo điều kiện cho khách trực tiếp tham gia và trải nghiệm.
Việt Nam sở hữu hàng ngàn lễ hội - tài nguyên to lớn để phát triển du lịch lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Không chỉ lễ hội truyền thống, các lễ hội mới cũng đã hình thành thương hiệu, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Đó là thông tin được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thông công bố 26/1 trong Hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Lễ hội đua ghe Ngo không chỉ là hoạt động thể thao thể hiện tính cộng đồng mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội đua ghe Ngo Sóc Trăng trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đã giúp đồng bào nơi đây tiếp tục gìn giữ, phát huy lễ hội truyền thống đặc sắc này.
Cứ vào dịp năm mới, cùng với lễ hội đâm trâu truyền thống, đồng bào Cơ-tu ở làng Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang (Quảng Nam) lại quây quần bên nhau vui Tết chung cộng đồng, chào đón năm mới trong không gian lễ hội truyền thống đặc sắc…
Ngày 4/10, tại nhà Gươl, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Vang đã tổ chức Liên hoan Văn hóa - Thể thao, phục dựng lễ hội truyền thống của người Cơ-tu.
Những điệu múa dân gian của người K’Ho có từ lâu đời và nó không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người K’Ho. Bởi nó gần như là nghi thức bắt buộc, các điệu múa ở đây mang đậm ý nghĩa tâm linh nhằm tạ ơn Yàng và các thần linh đã phù hộ cho buôn làng cây lúa tốt tươi, kho lúa đầy bồ, cuộc sống bình yên...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 15/2 cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt 26. Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc năm loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian, Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian.
Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X năm 2018, ngày 3/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra hoạt động Trình diễn giới thiệu trích đoạn nghi lễ sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc vùng Đông Bắc.
Ngày 13/4, tại Khu bảo tồn văn hóa truyền thống thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), UBND huyện Hòa Vang, Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Đà Nẵng phối hợp với huyện Tây Giang (Quảng Nam) tổ chức Liên hoan văn hóa – thể thao và phục dựng lễ hội truyền thống người Cơ tu Đà Nẵng – Quảng Nam. Tham gia lễ hội có đông đảo đồng bào Cơ tu đến từ các thôn: Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) và các xã thuộc huyện Tây Giang (Quảng Nam).
Cùng với sự phát triển kinh tế, Bắc Ninh là một trong các địa phương chú trọng công tác gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Hàng nghìn di tích, hàng trăm lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến quen thuộc của đông đảo du khách trong và ngoài nước mỗi dịp xuân về. Thời gian qua, cùng với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý lễ hội.
Ngày 2/11, Campuchia đã khai mạc lễ hội đua thuyền truyền thống, thả đèn hoa đăng và cúng trăng trên sông Tonle Sap (Tôn-lê Xáp), đoạn trước Hoàng cung, từ cầu Chroy Changva (Chrôi Choong-va) đến sông Chak Tomuk (Chắc Tộ-múc), với sự theo dõi của hàng chục nghìn người dân Campuchia cùng đông đảo du khách nước ngoài. Đây là lễ hội lần thứ ba kể từ năm 2014, sau 5 năm gián đoạn trước đó do vụ giẫm đạp làm hàng trăm người chết trên cầu Koh Pech (Coóc Pích) và lũ lụt.
Từ ngày 8 -10/8, tại thôn A Đăng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, đã diễn ra lễ hội Ariêuping (Lễ hội nhà mồ) - một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Pakô trên dãy Trường Sơn.
Sau Tết Nguyên đán, cộng đồng người Hoa nô nức vui xuân, chờ đón Tết Nguyên tiêu. Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của người Hoa được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng.