Chiêm ngưỡng phù điêu Kala Núi Bà - bảo vật quốc gia vừa được công nhận

Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận, Phù điêu Kala Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV, đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Chăm Pa với nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

potal-phu-yen-phat-huy-gia-tri-bao-vat-quoc-gia-phu-dieu-kala-nui-ba-7788506.jpg
Phù điêu Kala Núi Bà có nhiều yếu tố tạo nên giá trị thẩm mỹ cao. Ảnh: Tường Quân – TTXVN

Phù điêu được tạo tác trên khối đá hình lá nhĩ, đế bằng, đỉnh nhọn. Phía trước của khối đá thể hiện khuôn mặt Kala nhìn thẳng. Kala có miệng rộng, 8 răng chạm nổi to, dài thò ra ngoài; trong đó có 2 răng nanh và 6 răng cửa. Môi trên cong. Râu xung quanh miệng dày, xếp thành từng đường thẳng. Ở hai bên miệng, mỗi bên có 3 sừng ngắn mọc từ dưới lên. Mũi to tròn nhưng đã bị vỡ, sống mũi ngắn và gãy. Hai mắt to tròn, lồi ra phía trước, đuôi mắt xếch ngược lên phía trên. Lông mi quanh mắt rậm, đuôi lông mi xoắn lại hình ốc. Trên trán có chuỗi hạt hình tròn. Bờm dày tạo thành 4 lớp. Mặt phía sau để trống, có dấu tích nhiều vết đục nhằm tạo phẳng bề mặt một cách tương đối.

Những yếu tố tạo nên giá trị thẩm mỹ cao của phù điêu Kala Núi Bà thể hiện ở kỹ thuật xử lý chất liệu, chế tác tinh xảo, đường nét chạm khắc tỉ mỉ, đầy đủ đến từng chi tiết. Cách phân chia bố cục, tạo hình khối hài hòa, cân xứng. Trên một diện tích nhỏ nhưng thể hiện đa dạng về chi tiết, tạo ấn tượng mạnh, biểu đạt rõ ràng thần thái của khuôn mặt Kala. Đây chính là thủ pháp tạo hình riêng biệt với tư duy thẩm mỹ đạt đến đỉnh cao, tạo nên nét độc đáo về mặt hình thức của phù điêu Kala phát hiện ở Phú Yên.

Phù điêu Kala Núi Bà được phát hiện trong cuộc khai quật di tích Núi Bà (thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) vào năm 1993. Nhiều hiện vật khác nằm trong tầng văn hóa của di tích cũng được tìm thấy cùng với nền móng của công trình kiến trúc đền tháp Chăm Pa tại đây. Đây là cơ sở khoa học để xác định phù điêu Kala Núi Bà là hiện vật gốc.

potal-phu-yen-phat-huy-gia-tri-bao-vat-quoc-gia-phu-dieu-kala-nui-ba-7788512.jpg
Phù điêu Kala Núi Bà được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên. Ảnh: Tường Quân – TTXVN

Sau khi phát hiện và đưa về bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, phù điêu Kala Núi Bà được nhiều nhà khoa học và những người làm công tác bảo tàng quan tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu khẳng định, phù điêu Kala Núi Bà có niên đại vào thế kỷ XIV thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Tháp Mẫm. Hiện chưa phát hiện được chiếc đầu Kala nào có niên đại sau thế kỷ XIV. Điều này tạo nên giá trị độc bản của phù điêu Kala Núi Bà.

Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, Kala là hình tượng nổi bật, biểu hiện của thần Siva - thần thời gian, đấng hủy diệt và tái tạo vũ trụ của Ấn Độ giáo. Hình tượng Kala có sự kết hợp một số nét trong diện mạo của lân, rồng, sư tử… Đặc điểm chung của mặt Kala thường có hai sừng, cặp mắt lồi, hai tai nhỏ, đôi má căng, hàm răng lởm chởm với hai răng nanh dài. Đặc biệt, mặt Kala không có hàm răng dưới và cằm. Các tác phẩm điêu khắc thể hiện chủ đề về thần Kala được phát hiện cho đến nay thể hiện trên hai loại chất liệu đá và đất nung.

Chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà. Video-clip: Tường Quân

Ông Nguyễn Hữu An, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Yên cho biết, thời gian tới, Bảo tàng tổ chức trưng bày chuyên đề về di sản văn hóa Chăm Pa ở Phú Yên. Trong đó, phù điêu Kala là hiện vật đặc biệt tiêu biểu. Đơn vị thực hiện số hóa và biên soạn, xuất bản ấn phẩm giới thiệu hiện vật bảo tàng; trong đó có hiện vật Phù điêu Kala. Khi triển khai Dự án Trưng bày Bảo tàng tỉnh giai đoạn 2, đơn vị sẽ đề xuất bố trí một không gian trưng bày đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, phát huy tốt giá trị vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối hiện vật. Qua đó, góp phần phát huy giá trị của bảo vật quốc gia này, thu hút khách du lịch và người dân đến tham quan.

Tường Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Những ngày này, người dân Thành phố Hồ Chí Minh hân hoan chào đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp với hy vọng một năm mới đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội, có nhiều sự đột phá về chính sách, cơ chế đặc thù cho sự phát triển Thành phố.

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình diễn ra chương trình "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" nhằm lan tỏa hình ảnh cổ phục Việt Nam tới đông đảo nhân dân và du khách.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”.

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong hai ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động “Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển dịp đầu năm mới 2025.

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Nghề thêu ở xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) có từ khá sớm, khoảng 200 năm về trước. Những năm gần đây do khó khăn về thị trường, nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng bị mai một dần. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính (thôn Bùi Xá, xã Minh Lãng) luôn tâm huyết và tìm hướng đi riêng bằng dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng.

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.

Đua ghe Ngo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì tổ chức hằng năm vào dịp Lễ hội Oóc Om Bóc tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy các giá trị di sản văn hóa Khmer

Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.