Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.

Bộ Văn hóa đề xuất giải pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật và Bảo vật quốc gia tại chùa Xuân Lũng

Bộ Văn hóa đề xuất giải pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật và Bảo vật quốc gia tại chùa Xuân Lũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, UBND huyện Lâm Thao và các đơn vị liên quan đề xuất các giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng (còn gọi là chùa Phổ Quang), xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ, trong đó có Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá (Bệ đá hoa sen).

Phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”

Phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”

Nhằm tiếp tục tôn vinh, quảng bá và giới thiệu những nét đặc sắc, độc đáo giá trị của bảo vật đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, ngày 28/7, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”. Bộ tem gồm 4 mẫu, giới thiệu các hiện vật: Bình gốm Đầu Rằm; Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh; Bình gốm Nhơn Thành; Thống gốm hoa nâu được họa sỹ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế trên khổ 37 x 37 (mm).

Công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh

Công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh

Ngày 31/5, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh. Đến nay, tỉnh có 2 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia gồm: Hiện vật Ngẫu tượng Linga -Yoni và Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh.

Phát huy giá trị các Bảo vật quốc gia thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận

Phát huy giá trị các Bảo vật quốc gia thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận

Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là vùng đất lưu giữ những dấu ấn "vàng son" của nền văn hóa Chăm, với hệ thống các đền tháp cổ kính, những lễ hội truyền thống đặc sắc và phong tục tập quán mang đậm bản sắc. Nổi bật trong số đó là các hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, thu hút du khách từ các nơi đến thưởng lãm, khám phá.

Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới của UNESCO

Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới của UNESCO

Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, ngày 8/5, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới đạt số phiếu 23/23 nước tham gia. Đây là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.

Học sinh Đà Nẵng tìm hiểu về phù điêu Đản sinh Brahma được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2024. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ 9 Bảo vật Quốc gia

Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại thành phố Đà Nẵng đang lưu giữ, trưng bày 9 Bảo vật Quốc gia, trong đó có 3 hiện vật vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia trong năm 2024. Các bảo vật được lưu giữ tại đây gồm: Đài thờ Trà Kiệu; Đài thờ Mỹ Sơn E1; Tượng bồ tát Tara; Đài thờ Đồng Dương; Tượng thần Ganesha; Tượng Gajasimha; phù điêu Apsara; Tượng thần Shiva và phù điêu Đản sinh Brahma.

Độc đáo Bộ sưu tập Cột kinh Phật thời Đinh

Độc đáo Bộ sưu tập Cột kinh Phật thời Đinh

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 73 ngày 18/1/2024 công nhận 29 Bảo vật quốc gia, trong đó có bộ sưu tập Cột kinh Phật thời Đinh, niên đại thế kỷ thứ X đang được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. 

Bình Định đề nghị công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia​

Bình Định đề nghị công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia​

Ngày 14/11, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định Bùi Tĩnh thông tin, UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (thuộc quyền quản lý của Bảo tàng tỉnh Bình Định) là bảo vật quốc gia. Cuối năm nay, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia mới có ý kiến thẩm định về hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
Mukhalinga Ba Thê được công nhận là Bảo vật quốc gia

Mukhalinga Ba Thê được công nhận là Bảo vật quốc gia

Tối 7/8, tại Công trường Trưng Nữ Vương, thành phố Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mukhalinga Ba Thê - một đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của nền văn hóa Óc Eo là bảo vật quốc gia. Đây là sự kiện mở đầu cho “Tuần lễ Văn hóa – Du lịch tỉnh An Giang” năm 2023, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023).
Các đại biểu tham quan Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”

Nhân kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới, ngày 16/6, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”.
Khách tham quan Triển lãm. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Triển lãm chuyên đề "Nhật ký trong tù - Bảo vật Quốc gia"

Ngày 19/5, Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù - Bảo vật Quốc gia", chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) và 80 năm ra đời tác phẩm Nhật ký trong tù (1943-2023) đã diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức.
Xe tăng T59, số hiệu 377 trưng bày tại di tích chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh. Ảnh: baokontum.com.vn

Công nhận xe tăng T59 số hiệu 377 là Bảo vật Quốc gia

Tối 27/4, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận xe tăng T59 số hiệu 377 là Bảo vật Quốc gia và diễn ra Ngày hội văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Các hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và 51 năm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh (24/4/1972-24/4/2023).
Gìn giữ và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia tại Ninh Bình

Gìn giữ và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia tại Ninh Bình

Ninh Bình là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo trong hệ thống di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam và nhân loại. Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia, góp phần gìn giữ các di sản văn hóa này.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Bằng công nhận 3 bảo vật quốc gia tại Festival “Về miền Quan họ - 2023”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Bằng công nhận 3 bảo vật quốc gia tại Festival “Về miền Quan họ - 2023”

Tối 25/2, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức Festival “Về miền Quan họ - 2023”, kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và đón nhận Quyết định công nhận 3 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia.
Xe tăng T59 số hiệu 377, niên đại: Năm 1972; hiện lưu giữ tại Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Ảnh: phapluatplus.vn

Công nhận 27 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023 công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).
77 năm Quốc khánh: Về nơi lưu giữ Bảo vật quốc gia - Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa 1945-1946

77 năm Quốc khánh: Về nơi lưu giữ Bảo vật quốc gia - Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa 1945-1946

Nằm sâu dưới mặt đất 12m, trong kho lưu trữ ở tầng hầm thứ ba của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ), Bảo vật quốc gia - Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 đang được bảo quản theo chế độ nghiêm ngặt nhất, bảo đảm lưu giữ vĩnh viễn, trường tồn cùng năm tháng.
Công nhận 23 bảo vật quốc gia

Công nhận 23 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam mới ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 công nhận 23 bảo vật quốc gia (đợt 10, năm 2021).
Chuông chùa Viên Minh được công nhận bảo vật Quốc gia . Ảnh: Quân Trang - TTXVN

Cần có giải pháp hữu hiệu bảo vệ Bảo vật quốc gia tại tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng có 3 Bảo vật quốc gia gồm: Bia Ma nhai Ngự chế của vua Lê Thái Tổ; đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều tại quần thể di tích Đà Quận, xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng). Đã là Bảo vật quốc gia thì hiển nhiên các vật thể đó có phải có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, phải được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, tương xứng với giá trị của nó. Thế nhưng, câu chuyện về cách bảo vệ những bảo vật quốc gia ở Cao Bằng lại khiến nhiều người phải lắc đầu chua xót.
Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh của tỉnh Bình Dương là Bảo vật Quốc gia

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh của tỉnh Bình Dương là Bảo vật Quốc gia

Ngày 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh của tỉnh Bình Dương và chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với môn võ Tân Kháng – Bà Tra (phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên) và Nghề gốm Bình Dương.