Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng núi Chứa Chan trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai, vùng Đông Nam bộ và cả nước, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh Núi Chứa Chan đến năm 2030.
Ngày 11/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định số 566/QĐ-TTg và 568/QĐ-TTg công nhận huyện Châu Thành, tỉnh Long An và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai.
Tối 16/1, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều” với chủ đề Vĩnh Cửu - tình đất, tình người. Đây là lần đầu tiên Đồng Nai tổ chức lễ hội về loại quả nổi tiếng của tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.
Sáng 14/1, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, 69/69 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu đồng ý bầu ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 22/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 chủ đề “Các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, điều này bao gồm việc hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân, tạo ra chuỗi giá trị nông sản hàng hóa. Đây là khẳng định của Tỉnh ủy Đồng Nai tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm” diễn ra ngày 27/8.
Sáng 19/8, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ, trao quyết định của Ban Bí thư chuẩn y chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong những năm giá tiêu xuống thấp, thay vì bỏ bê vườn, không chăm sóc, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã lựa chọn mô hình kết hợp nuôi dê trong vườn tiêu giúp tăng thêm thu nhập, vượt qua giai đoạn khó khăn giúp người nông dân vẫn duy trì được diện tích trồng tiêu trong vườn.
Ngày 10/7, Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị họp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ kinh nghiệm của những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số.
Tối 12/6, UBND thành phố Long Khánh (Đồng Nai) tổ chức khai mạc Lễ hội trái cây nhằm tôn vinh, quảng bá du lịch và sản phẩm trái cây Long Khánh đến du khách trong và ngoài tỉnh.
Ngày 3/6, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ công bố huyện Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đạt huyện nông thôn mới nâng cao. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự buổi lễ.
Với hơn 300 năm đồng hành cùng lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, nghề gốm truyền thống Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã khẳng định được nét riêng mà không có một làng gốm nào có được. Theo các nhà nghiên cứu, gốm Biên Hòa là thương hiệu gốm Việt duy nhất được định danh trên trường quốc tế bởi chất liệu men đặc trưng “men xanh đồng trổ bông”. Những nét tinh xảo cùng nước men đặc trưng được nghệ nhân thổi hồn vào từng sản phẩm đã giúp gốm Biên Hòa được người yêu gốm trong và ngoài nước đón nhận.
Mùa khô năm 2024 tại Đồng Nai nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài khiến nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp bị mất năng suất, nhiều loại cây trồng suy kiệt. Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ cây trồng chống chọi với nắng nóng, khô hạn như: bón phân, tưới nước; trong đó, xác định giải pháp bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu là cần sản xuất theo hướng tuần hoàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất và nguồn nước.
Ngoài thế mạnh là tỉnh phát triển về công nghiệp, Đồng Nai còn là địa phương giữ được diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Đông Nam Bộ. Rừng ở Đồng Nai có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú với hàng ngàn loài động, thực vật quý hiếm được bảo tồn khá tốt. Đây là tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng.
Thời điểm này cây ươi rừng đang chuẩn bị bước vào chu kỳ trái chín rộ. Do hạt ươi có giá trị kinh tế cao, nhiều người dân vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, bất chấp việc xâm nhập rừng trái phép, đã khai thác làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, tăng nguy cơ cháy rừng trong cao điểm mùa khô.
Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông (ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chính thức khai mạc. Năm nay, Lễ hội có những nét mới, đón nhiều đoàn khách quốc tế đến từ các nước như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia và các đoàn trong nước đến dự.
Nhiều năm qua, lực lượng lao động người dân tộc thiểu số nhập cư đã góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng Nai. Tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, đây là lực lượng quan trọng, chiếm hơn 30% số lao động, góp phần vào sự ổn định lao động, việc làm cũng như sự phát triển của Tổng Công ty.
Ngày 26/12, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo Lao động người dân tộc thiểu số di cư đến Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp nhằm đánh giá tình hình lao động dân tộc thiểu số di cư đến làm việc tại tỉnh Đồng Nai.
Ngày 20/12, Bệnh viện Quân y 7B (Cục Hậu cần Quân khu 7) tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho hơn 100 người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Đắk Lua, huyện Tân Phú (Đồng Nai), nhằm chung tay, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh.
Ngoài vai trò là nhân viên ở Trạm Y tế xã, chị Wa Hi Da Bi Vi (37 tuổi), người dân tộc Chăm, ngụ xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) còn được biết đến là người truyền cảm hứng góp phần bảo tồn nét văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Nhiều năm qua, chị Vi đã duy trì Đội múa dân tộc Chăm và đồng hành cùng các bạn trẻ, góp phần gìn giữ những điệu múa Chăm, đưa những điệu múa này đến với mọi người thông qua các lễ hội, sự kiện trên địa bàn.
Định Quán là huyện nông nghiệp miền núi, có địa hình phức tạp và là địa phương khó khăn nhất của tỉnh Đồng Nai, nằm ở cửa ngõ Đông Bắc dọc theo tuyến Quốc lộ 20 nối Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Huyện có diện tích tự nhiên 97.135 ha, chiếm 16,4% toàn tỉnh, dân số 185.157 người, 89% sống ở nông thôn; mật độ 195 người/km2.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng các sở ban ngành tổ chức thực hiện với nhiều chương trình như: chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề, khuyến nông, chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, xây dựng mô hình, dự án phát triển cây con chủ lực theo tiêu chuẩn VietGap… đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Ngày 1/12, Liên minh Hợp tác xã Đồng Nai phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn Đồng Nai”.
Tối 24/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai tổ chức khai mạc Tuần lễ văn hóa, du lịch và ẩm thực nhằm quảng bá không gian văn hóa, ẩm thực của tỉnh và các địa phương, doanh nghiệp du lịch trong cả nước.
Xuất phát từ mong muốn làm cho thành phố xanh, sạch hơn, nhất là lan tỏa thông điệp không xả rác, bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân, một số thanh niên sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đã lập nên nhóm Biên Hòa Xanh.