Phơi, đốt rơm rạ trên các quốc lộ: Hiểm họa khôn lường

Phơi, đốt rơm rạ trên các quốc lộ: Hiểm họa khôn lường
Người dân lấn chiếm lòng, lề đường trên tuyến QL 1A, đoạn qua huyện Cẩm Xuyên, để phơi lúa. Ảnh: Phan Quân - TTXVN
Người dân lấn chiếm lòng, lề đường trên tuyến QL 1A, đoạn qua huyện Cẩm Xuyên, để phơi lúa. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã vào cuộc, đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức của bà con ở nhiều nơi vẫn còn là một bài toán cần có nhiều thời gian để tìm ra lời giải.

Vì lợi ích cá nhân, gây nguy hiểm cho cộng đồng

Tại các huyện ở một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, .. vào những ngày cuối mùa gặt lúa, tình trạng xâm lấn mặt đường đã trở nên phổ biến. Người dân "làm việc" trên lòng đường nhiều hơn dưới ruộng. Đường càng to, càng được bà con "trưng dụng" và coi nó như sân phơi của nhà mình. Những ngày trời nắng, mặt đường trở thành nơi lý tưởng để nông dân mang rơm, rạ, thóc lúa ra phơi. Nhiều hộ đã trải những tấm bạt rộng hàng chục mét vuông ra đường để phơi thóc. Người tham gia giao thông trên các tuyến tỉnh lộ, đường liên huyện phải "vừa đi vừa né".

Đã có rất nhiều phương tiện phải hứng chịu hậu quả từ việc tận dụng mặt đường như thế này. Nhẹ thì bị rơm, rạ quấn vào bánh xe gây chết máy, nặng sẽ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Gần đây nhất, vào giữa tháng 6/2018, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra hai vụ ô tô bốc cháy ngùn ngụt giữa trưa nắng. Nguyên nhân được xác định là do hai chiếc xe bị rơm phơi trên đường quấn vào gầm xe, sức nóng từ ống xả và nhiệt độ cao khiến rơm bắt lửa, cháy lan lên xe. Tuy đã được người dân xung quanh nỗ lực dập lửa, nhưng hai chiếc xe trên đã bị hư hỏng nặng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thành, một lái xe taxi cho biết đã từng bị rơm quấn vào bánh xe quá nhiều khiến má phanh bị bó cứng đến mức phải gọi cứu hộ khi chở khách qua địa phận huyện Đan Phượng (Hà Nội). "Cũng may tôi sớm nhận ra hiện tượng bất thường nên đã dừng xe để kiểm tra, nhưng lượng rơm quấn vào 4 bánh xe rất nhiều và chặt nên không thể dùng tay để gỡ ra được. Lưu thông vào mùa gặt rất nguy hiểm, nếu chủ quan hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng", anh Thành chia sẻ.

Không chỉ tận dụng mặt đường làm việc riêng, nhiều gia đình không có nhu cầu sử dụng rơm, rạ, nên sau khi thu hoạch đã gom lại và đốt ngay tại bờ ruộng, bên cạnh đường quốc lộ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội, hiện mỗi năm trên địa bàn có khoảng trên 1 triệu tấn rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hơn 1/3 số phụ phẩm này đang bị đốt bỏ, vừa gây lãng phí vừa làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Mới đây, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây khiến nhiều người bị thương, các phương tiện hư hỏng nặng mà nguyên nhân ban đầu là do khói đốt dưới đồng tràn qua đường cao tốc khiến tài xế bị hạn chế tầm nhìn.

Việc người dân đốt rơm, rạ không chỉ che khuất tầm nhìn, mà còn có hại cho sức khỏe của người tham gia giao thông. Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO. Đây là loại khí rất độc, có thể gây chết người. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi... Nhiều bệnh nhi đã nhập viện sau mùa gặt mà nguyên nhân cũng từ khói đốt rơm rạ.

Nguyên nhân từ nhiều phía

Hoạt động trên không chỉ gây thiệt hại về tài sản, gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng nhưng ý thức của người dân vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến, thậm chí họ còn đưa ra rất nhiều lý do để biện minh cho việc làm của mình. Ở những gia đình thuần nông, rơm, rạ vẫn được dùng làm chất đốt chính trong nhà nên không thể vứt bỏ, sân nhà lại chật nên chỉ có thể mang ra đường để phơi. Một số nơi, người dân cho rằng, rơm rạ không đốt sẽ không biết bỏ đi đâu khi vẫn cần phải tái tạo mặt ruộng để tiếp tục sản xuất. "Trên đường cao tốc nắng to, phơi thóc nhanh khô hơn nhiều nên phải tranh thủ, nếu không thóc sẽ nảy mầm. Việc đốt rơm, chúng tôi cũng chẳng có cách nào khác, nhà chật, bán cũng chẳng ai mua nên chỉ biết đốt đi cho sạch.", bà Nguyễn Thị Hiền ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam phân trần.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh khẳng định: Hiện tượng này đã diễn ra hàng chục năm nay, dù hoàn toàn sai nhưng đã thành thói quen của người dân nông thôn. Theo ông Minh, thực tế cho thấy, nếu bà con không phơi trên mặt đường cũng chẳng biết phơi ở đâu. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp với 63% dân số đang sống ở khu vực nông thôn, làm việc sản xuất trong lĩnh vực liên quan tới nông nghiệp, bởi vậy nhu cầu thu gom, xử lý nông sản là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt hiệu quả, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, thiếu các giải pháp đồng bộ để xử lý triệt để những vi phạm nêu trên.

Người dân lấn chiếm lòng, lề đường trên tuyến QL 1A, đoạn qua huyện Cẩm Xuyên, để phơi lúa. Ảnh: Phan Quân - TTXVN
Người dân lấn chiếm lòng, lề đường trên tuyến QL 1A, đoạn qua huyện Cẩm Xuyên, để phơi lúa. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Chia sẻ với vai trò là lãnh đạo chính quyền địa phương, ông Vũ Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang (Hải Dương) cho biết, trên địa bàn hiện nay vẫn còn tình trạng phơi thóc trên đường do thiếu sân phơi trong những ngày mùa. Trước mỗi vụ gặt, UBND xã đều có biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở người dân về nguy cơ từ việc phơi thóc trên đường, thậm chí tổ chức ký cam kết nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện. Theo ông Tuấn, xử lý mạnh tay việc này rất khó vì người nông dân cũng chỉ vì mưu sinh, thu nhập chỉ biết trông vào cây lúa, nếu chỉ cấp xã đứng ra xử lý rất khó khăn. Để xử lý hiệu quả tình trạng này, rất cần sự vào cuộc của ngành Giao thông của tỉnh với những biện pháp kiên quyết như thu giữ các vật dụng của những người dân vi phạm hoặc xử phạt mới có tác dụng răn đe.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Luật sư Hà Huy Từ, Công ty Luật Hà Huy (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ, người dân không được thực hiện hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu xảy ra hiện tượng do phơi rơm trên đường gây tai nạn, thậm chí cháy xe, việc xử lý sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp và kéo dài, vì chủ phương tiện và cơ quan chức năng phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh được việc cháy xe là do lỗi cố ý của người phơi rơm và rơm là chất đã gây ra cháy xe, mới có thể yêu cầu bồi thường.

Theo Luật sư Hà Huy Từ, để hạn chế tình trạng này, giải pháp quan trọng hàng đầu, cần thực hiện thường xuyên, liên tục là đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen, tuyệt đối không phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ. Đây không chỉ là biểu hiện của việc tuân thủ pháp luật mà còn giảm thiểu thiệt hại cho xã hội.

Theo Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh, để giải quyết được vấn đề này, ngoài việc tham khảo kinh nghiệm các quốc gia phát triển như ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới (không cần đốt...), thu gom xử lý nông sản chuyên nghiệp, cần phải quy hoạch không gian sử dụng đất nông thôn, trong đó bảo đảm dành đủ không gian cho các hoạt động xử lý nông sản (phơi, thu gom, bán). Không gian này cần được thiết kế một cách thuận tiện nhất, phải gắn chặt với cộng đồng dân cư ở nông thôn.

"Khi chúng ta tạo ra được môi trường mà người dân có thể phơi xử lý nông sản một cách thuận tiện an toàn, họ sẽ không sử dụng mặt đường nữa. Những trường hợp cố tình vi phạm, chính quyền địa phương cần kiên trì tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm, chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề", ông Trần Hữu Minh nhấn mạnh.

Chia sẻ những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho người và phương tiện, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn môt thành viên quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Lê Xuân Tú cho rằng, trong trường hợp bắt buộc phải đi vào đường có phơi rơm, rạ, người lái nên tắt điều hòa, hạ kính, chú ý xung quanh. Sau khi đi qua đoạn đường phơi rơm rạ, lái xe nên dừng xe để xuống kiểm tra, gỡ rơm rạ cuốn vào gầm xe và gần ống xả (nếu có) để tránh tai nạn đáng tiếc. Bên cạnh đó, khi di chuyển đường xa, các lái xe nên ưu tiên lựa chọn các đường cao tốc, không nên lưu thông qua các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường xã tại thời điểm mùa gặt để hạn chế rủi ro.
Đỗ Bình

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu tư công cho tới các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là chồng lấn quy hoạch mỏ khoáng sản bô xít Đắk Nông và thực trạng huyện chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác.

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Nói đến Ninh Thuận thì hầu như ai cũng đều biết đến, đó là địa phương của “nắng và gió” với đặc trưng “gió như phang, nắng như rang”. Nắng chói chang từ trên trời đổ xuống, nắng từ đất bạc khô cằn hắt lên… đã làm cho Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Những năm về trước, mùa hạn đến là Ninh Thuận lại phải "gồng mình" tìm nguồn nước để cứu khát cho người dân ở một số địa phương, rất vất vả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Sáng 16/4, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề 1, trong đó nêu rõ tại Hội nghị Trung ương 11 các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng được bổ sung, hoàn thiện nội dung theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại hội Đảng.

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Liên quan đến vụ cháy rừng ở núi Ngang, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lưu Xuân Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho hay, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã xác định ban đầu có 20ha rừng bạch đàn chủ yếu ở xã Đạo Trù (một phần ở xã Bồ Lý - Tam Đảo) bị thiệt hại.

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

50 năm sau Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2025) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những vùng “đất thép” trong kháng chiến giờ đây đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) là giới tuyến chia cắt đất nước đằng đẵng suốt 21 năm (1954-1975), đã trở thành biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông. Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải ngày nay thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, là nơi giáp ranh giữa hai huyện Gio Linh ở bờ Nam và Vĩnh Linh ở bờ Bắc, tỉnh Quảng Trị.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 16/4/2025: Nắng bao trùm nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 360 ngàn người, chiếm hơn 31% dân số của tỉnh. Những năm qua, với sự quan tâm và những chính sách hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, đời sống của đồng bào Khmer Sóc Trăng đã thay đổi nhanh chóng, không ngừng nâng lên cả vật chất lẫn tinh thần.

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các Kết luận số 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, gần một năm qua, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã chung sức, phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng được 9 căn nhà cho người dân tuyến biên giới, giúp bà con ổn định nơi ở, tập trung phát triển kinh tế, đời sống gia đình; củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Ngày 14/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng vừa có chuyến khảo sát thực địa khu vực dự kiến triển khai dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đồng thời, hai bên cũng đã họp bàn và thống nhất phối hợp, triển khai một số dự án hạ tầng kết nối giữa hai tỉnh.

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Phát huy truyền thống cần cù, nhạy bén trong lao động, những năm gần đây, đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, giúp tăng thu nhập.

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố ở khu vực phía Nam thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong tình trạng thiếu nước sạch, phải sử dụng nước sông, nước ao hồ để sinh hoạt. Hiện nay, người dân mong muốn sớm có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để sử dụng hằng ngày.

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Ngày 14/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý I và những ngày đầu tháng 4/2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh tương đối ổn định, không ghi nhận các đợt bùng phát nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát nhưng ở tỉnh lại gia tăng đột biến số ca mắc bệnh sởi.

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

Ở cạnh nhà máy nước, thế nhưng 186 hộ dân sống trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, vào mùa khô tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn. Mặc dù, đã kiến nghị lên chính quyền nhiều lần, nhưng người dân vẫn chưa được nhà máy nước cấp nước sạch. Nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu kinh phí đầu tư đường dẫn cấp nước đến khu vực các hộ dân thiếu nước đang sinh sống.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 14/4/2025: Bắc Bộ rét vào sáng và đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực vó mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Chiều 13/4, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai học sinh là anh em ruột tử vong.

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Qua rà soát đến thời điểm 16 giờ chiều 13/4, trên địa bàn xã Nậm Lúc, Bản Cái, Lào Cai không có hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở do mưa lũ, sạt lở. Các tuyến đường giao thông cơ bản vẫn an toàn trước ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 12/4 đến sáng 13/4/2025.

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tỉnh Vĩnh Long có hơn 22.630 người dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Những ngày cận Tết Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer trong tỉnh phấn khởi tham gia các hoạt động Tết quân dân gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer.