Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố ở khu vực phía Nam thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong tình trạng thiếu nước sạch, phải sử dụng nước sông, nước ao hồ để sinh hoạt. Hiện nay, người dân mong muốn sớm có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để sử dụng hằng ngày.

potal-ha-tinh-hon-1000-ho-dan-thi-tran-nghen-mong-som-co-nuoc-sach-sinh-hoat-7970477.jpg
Giếng nước chung được người dân tại tổ dân phố K130 (thị trấn Nghèn) sử dụng sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Đều đặn mỗi ngày, ông Phạm Tiến Thân (70 tuổi, ở tổ dân phố K130, thị trấn Nghèn) phải đi kiểm tra hệ thống đường ống và máy bơm nước được đặt ở khu vực giếng nước chung của làng. Do không có nước sạch để sinh hoạt, nhiều năm qua, gia đình ông và nhiều hộ dân khác phải bơm nước từ giếng chung về để sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng nước ở đây cũng có nhiều hạn chế vì đến mùa hè nước sẽ cạn. Ngoài ra, chất lượng nước cũng không đảm bảo do đây là giếng nước tự nhiên.

Trước đây đã có chương trình cấp nước sạch về cho bà con, nhưng gia đình ông chưa dùng được ngày nào thì hệ thống cấp nước đã hư hỏng. Hiện nay, để sinh hoạt gia đình ông phải sử dụng nước mưa để nấu cơm, đun nước uống;còn nước từ giếng chung của làng sẽ sử dụng để tắm và giặt giũ. Gia đình ông rất lo lắng vì nguồn nước sinh hoạt hằng ngày chưa đảm bảo, ông Phạm Tiến Thân chia sẻ.

potal-ha-tinh-hon-1000-ho-dan-thi-tran-nghen-mong-som-co-nuoc-sach-sinh-hoat-7970472.jpg
Bể chứa nước bơm từ sông của gia đình ông Trần Văn Hiền ở tổ dân phố K130 (thị trấn Nghèn). Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Tổ dân phố K130 (thị trấn Nghèn) hiện có trên 300 hộ dân. Trên địa bàn hiện có một nhà máy nước đã được xây dựng từ lâu, nguồn nước từ nhà máy chỉ đủ cung cấp cho khoảng 100 hộ dân. Tuy nhiên, nguồn nước này cũng không đảm bảo, lúc có, lúc không. Vì vậy, người dân ở đây phải dùng nước ao, hồ và nước sông để sinh hoạt hằng ngày.

Ông Lê Bá Bảo, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố K130 cho biết, hiện nay vấn đề nước sạch rất cấp bách đối với bà con, nhất là khi sắp vào mùa hè. Để có nước sinh hoạt người dân phải tìm đủ mọi cách, từ đào giếng, hứng nước mưa rồi bơm nước từ sông, suối lên nhưng nước từ các nguồn này đều không đảm bảo. Nước sông thì hay bị ô nhiễm bởi rác, chất thải, còn nước giếng thì bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Thông qua các cuộc họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân rồi, tiếp xúc cử tri bà con đã nhiều lần kiến nghị, nhưng vẫn chưa có nước sạch. Trong khi đó, dự án nước sạch hiện cũng đang làm dang dở hơn 2 năm nay, ông Bảo thông tin.

potal-ha-tinh-hon-1000-ho-dan-thi-tran-nghen-mong-som-co-nuoc-sach-sinh-hoat-7970462.jpg
Hệ thống đường ống nước được lắp đặt nhiều năm nay tại tổ dân phố Vĩnh Phong (thị trấn Nghèn) nhưng không có nước sạch để sử dụng. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Cùng chung tình trạng thiếu nước sạch, nhiều năm qua hơn 180 hộ dân ở tổ dân phố Vĩnh Phong (thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) phải xoay xở mọi cách để đảm bảo sinh hoạt hằng ngày. Để có nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng nước mưa và bơm nước sông lên sử dụng.

Chị Nguyễn Thị Hoài, người dân tổ dân phố Vĩnh Phong cho hay, do thiếu nước sạch, gia đình đã đào giếng để sử dụng, nhưng khi bơm nước từ giếng lên thì bị nhiễm phèn, nhiễm mặn không sử dụng được. Vì thế, nhiều năm qua, gia đình chị phải bơm nước từ sông về để phục vụ việc sinh hoạt hằng ngày.

Việc thiếu nước sạch kéo dài nhiều năm khiến đời sống của người dân ở đây hết sức vất vả. Có những hộ do nằm cách xa sông suối, không thể bơm nước về nên phải đi xin nước của những nhà khác. Trong khi đó, hệ thống cung cấp nước sạch đã 2 lần được triển khai nhưng đều không thể sử dụng.

potal-ha-tinh-hon-1000-ho-dan-thi-tran-nghen-mong-som-co-nuoc-sach-sinh-hoat-7970468.jpg
Giếng nước chung được người dân tại tổ dân phố K130 (thị trấn Nghèn) sử dụng để sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Ông Hà Duy Khương, Tổ trưởng tổ dân phố Vĩnh Phong thông tin, vào năm 2015, hệ thống nước sạch đã được đưa về địa phương, nhưng chỉ vận hành được khoảng 1 năm thì đường ống bị hư hỏng. Đến năm 2022, thị trấn đầu tư thêm hệ thống đường ống khác nhưng hiện cũng không thể sử dụng. “Đầu năm 2023, thị trấn tiếp tục triển khai thêm dự án cấp nước sạch về tổ dân phố. Nhưng đến nay mới chỉ có các đường ống được lắp đặt, bà con chưa có nước để sử dụng”, ông Khương cho hay.

Theo lãnh đạo UBND thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc), hiện có 5 tổ dân phố là K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh chưa có nước sạch để sử dụng. Những tổ dân phố này trước đây thuộc xã Tiến Lộc, đến năm 2019 được sáp nhập vào thị trấn Nghèn. Trước thực trạng đó, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân thị trấn đã triển khai kế hoạch xây dựng lại toàn bộ hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân sử dụng. Đầu năm 2023, dự án đã được triển khai với nguồn vốn hơn 13 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương song đến nay khối lượng thi công dự án mới đạt khoảng 80%.

Người dân thị trấn Nghèn mong muốn sớm được sử dụng nước sạch. Video-clip: Hữu Quyết

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Nghèn Nguyễn Hữu Sơn cho biết, nguyên nhân dự án cấp nước sạch bị chậm là do sau khi triển khai thực hiện phát sinh thêm vướng mắc là toàn bộ tuyến đường ống chính nằm dọc tuyến đường Quốc lộ 1A chưa có giấy phép của Cục Đường bộ để triển khai đào và lắp đặt ống. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng có một số tuyến cần phải điều chỉnh và phát sinh thêm nên kéo dài thời gian. Bên cạnh đó, ngân sách địa phương còn hạn chế nên chưa bố trí đủ nguồn vốn cho đơn vị thi công.

“Hiện nay, cơ bản các vướng mắc đã được tháo gỡ. Dự kiến trong tháng 5/2025, các đơn vị thi công sẽ hoàn thành phần xây lắp. Sau đó, địa phương sẽ làm việc với Công ty Cổ phần cấp nước Hà Tĩnh để thực hiện việc đấu nối đường ống vào nhà máy nước sạch và cung cấp nước cho người dân trong thời gian sớm nhất”, ông Nguyễn Hữu Sơn nêu rõ.

Hữu Quyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các Kết luận số 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, gần một năm qua, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã chung sức, phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng được 9 căn nhà cho người dân tuyến biên giới, giúp bà con ổn định nơi ở, tập trung phát triển kinh tế, đời sống gia đình; củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Ngày 14/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng vừa có chuyến khảo sát thực địa khu vực dự kiến triển khai dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đồng thời, hai bên cũng đã họp bàn và thống nhất phối hợp, triển khai một số dự án hạ tầng kết nối giữa hai tỉnh.

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Phát huy truyền thống cần cù, nhạy bén trong lao động, những năm gần đây, đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, giúp tăng thu nhập.

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Ngày 14/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý I và những ngày đầu tháng 4/2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh tương đối ổn định, không ghi nhận các đợt bùng phát nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát nhưng ở tỉnh lại gia tăng đột biến số ca mắc bệnh sởi.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 14/4/2025: Bắc Bộ rét vào sáng và đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực vó mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Chiều 13/4, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai học sinh là anh em ruột tử vong.

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Qua rà soát đến thời điểm 16 giờ chiều 13/4, trên địa bàn xã Nậm Lúc, Bản Cái, Lào Cai không có hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở do mưa lũ, sạt lở. Các tuyến đường giao thông cơ bản vẫn an toàn trước ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 12/4 đến sáng 13/4/2025.

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tỉnh Vĩnh Long có hơn 22.630 người dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Những ngày cận Tết Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer trong tỉnh phấn khởi tham gia các hoạt động Tết quân dân gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Đẩy mạnh xây nhà ở xã hội . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Bắc Giang sẽ hoàn thành trên 5,5 nghìn căn nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, năm nay Chính phủ giao Bắc Giang hoàn thành 5.243 căn nhà ở xã hội. Trên cơ sở các dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn tỉnh, dự kiến trong năm nay các dự án sẽ hoàn thành 5.594 căn nhà ở xã hội, đảm bảo theo chỉ tiêu được giao.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ trên quốc lộ 48 qua địa bàn tại thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát

Nhiều địa phương miền núi Nghệ An bị ảnh hưởng mưa lớn, dông lốc

Chiều và tối 12/4, nhiều địa phương miền núi phía Tây Nghệ An đã xảy ra mưa dông, gió giật mạnh. Diễn biến thiên tai cực đoan đã khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây đổ, ruộng đồng, hoa màu bị ảnh hưởng. Một số sông suối dâng cao, dòng chảy mạnh làm ngập và cuốn trôi diện tích lúa ven bờ của người dân. Nguy cơ xảy ra lũ ống, sạt lở đất ở một số địa bàn trọng điểm, trên các tuyến đường miền núi tăng cao.

Xóa nhà tạm theo mô hình kiến trúc nhà truyền thống từng vùng. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Lào Cai chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Hưởng ứng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 12/4 Đồn Biên phòng Bát Xát, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã ra quân phối hợp với Đoàn thanh niên xã Bản Qua đến trao quà và tiền hỗ trợ cho 6 hộ gia đình và cử 30 cán bộ chiến sĩ đến giúp ngày công xây dựng tại thôn Ná Nàm, xã Bản Qua, huyện Bát Xát.

Chính quyền địa phương huyện Mỹ Tú bàn giao căn nhà mới ngay vào dịp Tết cổ truyền Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây cho gia đình chị Trần Thị Mỹ Xuyên (xã Mỹ Thuận). Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong căn nhà mới

Sóc Trăng, tỉnh có trên 31% dân số là đồng bào dân tộc Khmer (gần 400.000 người), nhiều nhất cả nước. Những ngày này, không khí ở phum sóc đồng bào Khmer trở nên rộn rã chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Niềm vui được nhân đôi khi nhiều hộ đồng bào khó khăn về nhà ở được đón Tết trong căn nhà mới.

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".