Theo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bắc Kạn), hiện tỉnh có 6.377 hộ gia đình đang ở trong nhà tạm, nhà dột nát cần được hỗ trợ làm mới và sửa chữa để ổn định cuộc sống; trong đó có 6.008 hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ và 369 hộ gia đình không thuộc đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm.
Những năm vừa qua, gần 240 hộ dân có hộ khẩu tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sinh sống, làm ăn ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã khiến lực lượng chức năng hai tỉnh gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhân khẩu, thực hiện chính sách hỗ trợ.
Ngày 14/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng phối hợp với đại diện Ủy ban nhân dân thị xã Ngã Năm, các đơn vị chức năng đến thăm hỏi, động viên người dân và thống kê thiệt hại khắc phục hậu quả do mưa lớn, kèm theo lốc xoáy xảy ra vào trưa 13/12.
Do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn đã làm rạn nứt, sụt lún và sạt lở đất đồi tại khu phố Na Khà và Chiên Pục (thị trấn Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đe dọa đến tài sản và tính mạng của 25 hộ dân, chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp các hộ dân này đến nơi an toàn.
Ông Hoàng Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã vận động, di dời khẩn cấp 46 hộ dân với hơn 170 khẩu ở thôn Thượng Mỹ ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao.
Sau hoàn lưu bão số 3, hơn 500 hộ dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã phải di dời khỏi nơi có nguy cơ sạt lở cao. Trong đó, người dân 4 xóm Lũng Súng, Lũng Lỳ, Xiêng Pẻng, Lũng Luông của huyện Nguyên Bình đang sống trong 3 khu lều bạt, nhà bạt tạm thời.
Chiều 16/6, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường đã đến thăm, động viên, trao hỗ trợ cho gia đình có người tử vong và nhà sập trong trận mưa dông ở huyện Cờ Đỏ.
Ngày 16/6, lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tới thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho các hộ dân có nhà bị sập, tốc mái để họ sớm ổn định cuộc sống sau trận mưa dông lớn kèm mưa đá xảy ra chiều 15/6 tại huyện Cờ Đỏ.
Hàng chục hộ dân ở hai xã H’ra và Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt lở, làm mất diện tích cây trồng và ảnh hưởng đến môi trường sống .Theo người dân, nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác đá của Công ty Cổ phần Đá Mang Yang Trang Đức tại khu vực này.
Do có mưa lớn trong nhiều ngày đã dẫn tới sự cố vỡ cống tràn hồ thải Nhà máy tuyển quặng đồng của Công ty cổ phần Đồng Tả Phời –VINACOMIN xảy ra sáng 8/8 làm úng ngập cục bộ và cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của gần 30 hộ dân vùng hạ du.
Nhiều năm qua, 151 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã biên giới Yên Khương (huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) luôn trong tình trạng thiếu đất sản xuất.
Từ năm 2019, hàng chục hộ dân xã Tú Lý, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã nộp hàng trăm triệu đồng cho chính quyền UBND xã và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, đến tối 27/9, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại do bão số 4 (Noru) gây ra. Tuy nhiên, Kon Tum đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng ứng phó với mọi hình thái thiên tai trước, trong và sau bão số 4.
Mỗi năm vào mùa mưa lũ, 12 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu ở bản Mường Tỉnh A (xã Xa Dung, huyện Ðiện Biên Ðông, tỉnh Điện Biên) lại đối mặt với nguy cơ sạt lở đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. UBND xã Xa Dung đã có tờ trình gửi UBND huyện Điện Biên Đông xin chủ trương di chuyển 12 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, về địa điểm mới (diện tích rộng gần 2 ha, nằm cách bản cũ gần 1 km. tại diện tích đất rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 727, khoảnh 6, trạng thái rừng IIa). UBND huyện Điện Biên Đông cũng đã trình các giấy tờ thủ tục lên UBND tỉnh Điện Biên và đã được phê duyệt, dự kiến sẽ đầu tư thực hiện triển khai vào cuối năm 2021.
Chiều 15/3, Công an huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), cho biết: Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự kinh tế, ma túy của Công an huyện Tri Tôn vừa phát hiện một hộ dân tại xã biên giới Lạc Quới (huyện Tri Tôn) trồng trái phép 32 cây cần sa trong vườn nhà.
Ngày 1/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình đã khẩn trương di dời khẩn cấp các hộ dân tại những địa điểm có nguy cơ sạt lở cao, tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Ngày 3/8, ông Lương Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Na Mèo (huyện biên giới) cho biết: Trong hai ngày qua, mưa lớn đã cuốn trôi đập tạm qua sông Lò, thuộc địa phận bản Bo Hiềng nên cả 3 bản bên kia sông gồm bản Sa Ná (có 78 hộ dân với 399 nhân khẩu), bản Son (83 hộ dân với 342 nhân khẩu) và bản Ché Lầu (62 hộ dân với 285 nhân khẩu) của xã Na Mèo bị cô lập hoàn toàn. Hiện UBND xã Na Mèo đang thống kê các hộ thiếu lương thực, thực phẩm để có kế hoạch cứu trợ người dân trong những ngày tới nếu mưa lũ vẫn còn diễn biến kéo dài.
Ngày 18/10, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi tiếp đại diện 30 hộ dân ở khu 4,3 ha đất thuộc Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 có nhà, đất nằm ngoài ranh quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng bị thu hồi sai để trao đổi, lấy ý kiến đồng thuận về việc đền bù và giải quyết khiếu nại của bà con theo kết luận số 1483 của Thanh tra Chính phủ.
Tiếp tục thực hiện Chương trình đột phá “Chỉnh trang và phát triển đô thị”, trong năm 2018, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu hoàn thành việc di dời và tổ chức lại cuộc sống cho 1.482 hộ dân đang sống trên và ven kênh rạch tại 10 dự án; trong đó, có 7 dự án được ghi vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và 3 dự án được ghi vốn chuẩn bị đầu tư với tổng kinh phí bồi thường cho cả năm 2018 đạt gần 4.500 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2016 đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã xảy ra gần 10 vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng, tập trung tại huyện Thanh Bình, Lai Vung, Châu Thành, Lấp Vò, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, TP. Cao Lãnh…