Ngày 22/3, nhân Ngày Nước thế giới, tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Tập đoàn Keppel Việt Nam phối hợp với báo Tiền Phong tổ chức chương trình Living Well - trao tặng hệ thống máy lọc nước mặn cho người dân
Nước sạch là nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là đối với những vùng biên giới xa xôi, nơi điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ngày 21/3, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành công trình cấp nước sạch tại thôn Khai Hoang II (xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Công trình không chỉ mang đến nguồn nước trong lành cho hàng trăm hộ dân và học sinh, mà còn là biểu tượng đẹp của tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ.
Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì chưa đạt tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai, đến chiều 13/9, đơn vị đã cơ bản khôi phục việc cấp nước sạch sinh hoạt cho các địa phương trên địa bàn.
Ở những vùng nông thôn xa xôi của thành phố Cần Thơ, việc tiếp cận nước sạch và có một công trình vệ sinh an toàn, sạch sẽ từng là một giấc mơ xa vời đối với nhiều gia đình. Nhưng nay, nhờ chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giấc mơ ấy đã và đang trở thành hiện thực, mang đến những đổi thay tích cực cho cuộc sống của người dân nơi đây.
Diện mạo nông thôn Gia Lai đang từng bước “thay da, đổi thịt”. Hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng, mang nguồn nước mát lành đến với người dân vùng sâu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Trong 2 ngày qua, hàng trăm hộ dân ở xã biên giới Bù Gia Mập đã chủ động đến giếng nước tập trung để lấy nước sạch sinh hoạt về nhà sử dụng. Đây là giếng nước được huyện Bù Gia Mập đầu tư từ nguồn dự phòng ngân sách huyện nhằm kịp thời giúp dân chống hạn, ổn định cuộc sống.
Tỉnh Yên Bái đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình nước sạch nông thôn, mang lại kết quả ấn tượng, tạo tiền đề vững chắc để hoàn thành mục tiêu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trước năm 2030.*Nâng cao hiệu quả đầu tư công trình.
Xác định được tầm quan trọng của nước sạch, Thanh Hóa đã đưa chỉ tiêu về nước sạch là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Sau phản ánh của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về việc người dân các xã Đại Lào và Lộc Châu (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của khô hạn, chiều 8/3, bà con cho biết, hệ thống cung cấp nước sạch đã hoạt động trở lại, nước máy dẫn đến từng hộ.
Giữa cao điểm khô hạn, hằng trăm người dân ở phố núi B’Lao (một tên gọi cũ của thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, công trình cung cấp nước sạch dù được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng lại “án binh bất động”.
Tỷ lệ người dân nông thôn ở nhiều xã dùng nước sạch thấp so với chỉ tiêu nước sạch theo tiêu chí mới được ban hành đã khiến cho nhiều địa phương của tỉnh Hà Tĩnh có thể “lỡ hẹn” về đích nông thôn mới nâng cao. Điều này cũng gây khó khăn trong hành trình xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 như Đề án mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Những năm gần đây, việc đưa nước về các vùng nông thôn, miền núi tại tỉnh Phú Thọ đã được cải thiện rõ rệt. Nhiều hộ dân trước đây phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt nay đã được dùng nguồn nước hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai nhiều năm qua luôn thiếu nước sinh hoạt, nhất là cao điểm mùa khô hạn. Những công trình nước sạch, hợp vệ sinh được xây dựng gần đây đã “giải khát” cho nhiều buôn làng.
Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 176 hồ, đập hoạt động với dung tích trên 315 triệu m3 nước phục vụ cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân. Tổng lượng nhu cầu nước khai thác, sử dụng hàng năm của Quảng Ninh hiện tại vào khoảng 469 triệu m3/năm.
Những ngày qua, một số nơi như Tả Gia Khâu, Dìn Chin của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, tình trạng thiếu nước vẫn khá trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực giúp người dân giải quyết những khó khăn do thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được công nhận là huyện nông thôn mới từ năm 2021. Tuy nhiên đến nay, hàng nghìn hộ dân ở 2 xã Yên Mạc và Yên Mỹ (huyện Yên Mô) vẫn sống trong tình trạng "khát" nước sạch; phải tận dụng nguồn nước từ giếng khoan, bể nước mưa hoặc mua nước bình để sử dụng. Nước sạch đã và đang trở thành nhu cầu bức thiết của bà con nơi đây.
Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phong Thổ là huyện biên giới của tỉnh Lai Châu với địa hình chủ yếu là núi cao và độ dốc lớn khiến nhiều hộ dân nơi đây gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt. Được sự quan tâm và hỗ trợ nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh, huyện đã tập trung đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt, giúp bà con có nguồn nước ổn định, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Thông qua các chương trình, dự án từ nhiều nguồn vốn khác nhau, những năm qua Tuyên Quang đã tập trung ưu tiên xây dựng các công trình nước sạch ở vùng sâu, vùng xa. Trong đó, thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vốn vay Ngân hàng Thế giới, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Được sự quan tâm của Nhà nước cùng với đóng góp tích cực của nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi xứ Thanh đã và đang có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các xã miền núi hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu nước sạch tập trung.
Ngày 4/8, tại xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Bình phối hợp với Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình nâng cấp, sữa chữa hệ thống cấp nước sạch tại xã Hoa Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình). Qua đó, từ nay hàng nghìn người dân nơi đây có nước sạch sử dụng trong mùa nắng hạn.
Hàng trăm công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoạt động không hiệu quả, trong khi đó nhiều người dân vẫn thiếu nước sạch sinh hoạt. Đây là thực trạng của việc sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại nhiều nơi ở Sơn La. Người dân đã nhiều lần kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu.
Ngày 8/7, tỉnh Sóc Trăng tổ chức tổng kết dự án nước sạch cho cộng đồng nghèo của tỉnh. Theo đó, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác với UBND huyện Kế Sách và thị xã Vĩnh Châu hỗ trợ thêm khoảng 1.000 người dân thị xã Vĩnh Châu và huyện Kế Sách được sử dụng nước sạch. Tổng giá trị tài trợ tương đương 1,150 tỷ đồng từ Tập đoàn Archer Daniels Midland (ADM).
Ngày 26/4, hai hệ thống máy lọc nước có công suất 6.000 lít nước sạch/ngày, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Keppel Land Việt Nam tài trợ đã được bàn giao cho UBND hai xã Bảo Thuận (huyện Ba Tri) và Đại Hòa Lộc (Bình Đại) - hai địa phương đang chịu tác động nặng nề của hạn mặn. Dự kiến, hai hệ thống này sẽ đem lại nước sạch cho gần 20.000 người dân địa phương.
Trước những bất ổn về an ninh nguồn nước đối với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang nỗ lực hoàn thiện Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Khuyến nhằm làm rõ hơn về vấn đề này.
Sáng 22/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1978/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hoạt động khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19 dựa vào nhiên liệu hóa thạch sẽ gây ra những hậu quả về lâu dài đối với sức khỏe con người và làm trầm trọng nguy cơ về mất an ninh lương thực và nước sạch. Đây là những cảnh báo được đưa ra trong nghiên cứu do tạp chí Lancet công bố ngày 21/10.