Bài 1: Tự ứng phó để duy trì sản lượng, chất lượng
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng, cũng như khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam. Cụ thể, hiện tượng xâm nhập mặn gây ra nhiều dịch bệnh trên tôm, cá tra, trong khi sản lượng hải sản đánh bắt được trên các vùng biển đang dần suy giảm. Do đó, chính người sản xuất phải tự ứng phó để có thể duy trì sản lượng, chất lượng cho cả ngành thủy hải sản trong tương lai.
Ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
Việt Nam được đánh giá là một trong 27 quốc gia dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã công bố đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là sẽ làm đại dương ấm dần lên và bị a xít hóa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản xa bờ. Các hoạt động nuôi thủy sản ven bờ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng, lũ lụt. Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở châu Á thường bị tổn thất nặng nề do ao nuôi, lồng bè nuôi đến kỳ thu hoạch gặp phải mưa lũ lớn.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành cá tra rất lớn, nhiệt độ tăng, dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn đối với thu nhập của người nuôi. Cụ thể, với tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay, nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể thiệt hại 200 triệu đồng/ha vào năm 2020 và thiệt hại gấp 3 lần vào năm 2050.
TS. Quách Thị Khánh Ngọc, giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang chia sẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng thích ứng thấp trước các tác động của biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chịu tác động lớn nhất cả nước, dự báo, khi mực nước biển dâng từ 2m đến 2,5 m sẽ gây ảnh hưởng đến 60% diện tích ao nuôi cá tra tại tỉnh An Giang. Đó là chưa kể đến những thiệt hại từ nuôi thủy sản khác. Điều này gây thiệt hại nuôi trồng thủy sản lên đến 40%/năm, gần 3 triệu lao động trong ngành chế biến thủy sản sẽ thất nghiệp.
Đa số người nuôi trồng thủy sản của Việt Nam chỉ áp dụng một số công nghệ đơn giản, phụ thuộc vào hệ sinh thái tự nhiên của môi trường nước, lại ít được phục hồi sau khi thiên tai xảy ra. Điều này cũng góp phần làm cho ngành thủy sản Việt dễ bị tổn thương hơn.
Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng cho rằng, biến đổi khí hậu làm cho mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao. Vì vậy tôm và cá tra rất dễ bị sốc nhiệt, khó thích ứng với môi trường thay đổi đột ngột như thế.
Cũng qua khảo sát, hiện tượng mưa lớn nhiều đợt, nhiệt độ cao, độ mặn gia tăng đã làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái thủy sinh, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nuôi ven biển. Thậm chí, dịch bệnh ngày càng xảy ra nhiều trên các giống thủy sản nuôi trồng nói chung, các loại tôm nuôi nói riêng, làm cho người nuôi giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ nếu không được xử lý kịp thời.
Nâng khả năng thích ứng
Để có được sản lượng và chất lượng thủy sản tốt nhất, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, đạt chỉ tiêu kim ngạch như đã đặt ra từ đầu năm 2018, toàn ngành thủy sản phải chủ động xử lý những tình huống khó khăn như đã nêu, nâng cao khả năng thích ứng trước biến đổi khí hậu cho các loài thủy sản nuôi trồng. Đối với các loài hải sản được khai thác, đánh bắt, giúp các loài này thích ứng với môi trường là chiến lược lâu dài.
Ngành thủy sản muốn thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, cần có hành động cụ thể của chính người sản xuất, sự tham gia của các nhà khoa học để dự báo, sản xuất con giống, cũng như nghiên cứu công nghệ mới cho ngành thủy sản. Theo các chuyên gia kinh tế, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, ban hành hướng dẫn về nuôi trồng thủy sản ứng phó với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Cụ thể, như cách nuôi trồng khi nắng nóng, hoặc lúc thời tiết quá lạnh, ứng phó các vấn đề thiên tai để hạn chế sự thiệt hại, thất thu của các trang trại và hộ chăn nuôi.
Mặt khác, các địa phương thường xuyên tập huấn để nâng cao nhận thức của cộng đồng người nuôi trồng thủy sản, nhất là chủ các trang trại, hộ nuôi trồng thủy sản về tác động và những giải pháp thích ứng đối với biến đổi khí hậu. Theo đó, điều chú trọng trong ứng phó khí hậu ngày càng khắc nghiệt như: ngành thủy sản cần thực hiện cân bằng ba yếu tố là phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, phát triển dựa trên cách tiếp cận về khía cạnh xã hội và tiếp cận hệ sinh thái. Có như vậy mới quản lý tốt ngành thủy sản.
"Chính quyền địa phương các tỉnh có hoạt động nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản cải thiện hệ thống cảnh báo sớm về các nguy cơ thiên tai, tăng cường việc an toàn trên biển trong khai thác, nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản cần một chiến lược lâu dài để duy trì, tái sinh hệ sinh thái cũng như các loài thủy sản. Vì vậy, cần giảm việc nuôi trồng, khai thác quá mức sản phẩm thủy sản, thành lập các khu bảo tồn biển, bảo tồn rạn san hô và hệ sinh thái rừng ngập mặn.", TS Quách Thị Khánh Ngọc cho biết.
Đề xuất một số giải pháp thích ứng với biến đổi trong ngành thủy sản Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Thủy, nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tromso (Na Uy) cho rằng, đối với khai thác thủy sản, có thể nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật công nghệ khai thác và phát triển thị trường cho các loài mới trong khai thác, có sự thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan về nguồn lợi thủy sản và các đề xuất về việc bảo tồn, đóng cửa một số khu vực khai thác.
Đối với nghề nuôi trồng, các nhà khoa học và chính quyền địa phương có thể áp dụng để đề xuất kế hoạch nuôi trồng các loại thủy sản thích ứng về thời gian nuôi, thời gian khai thác phù hợp, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật nuôi xa bờ, nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi thủy sản thích hợp, xây dựng các chương trình hỗ trợ sinh sản con giống thủy sản./.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng, cũng như khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam. Cụ thể, hiện tượng xâm nhập mặn gây ra nhiều dịch bệnh trên tôm, cá tra, trong khi sản lượng hải sản đánh bắt được trên các vùng biển đang dần suy giảm. Do đó, chính người sản xuất phải tự ứng phó để có thể duy trì sản lượng, chất lượng cho cả ngành thủy hải sản trong tương lai.
Mô hình nuôi cá dứa ở ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông. Ảnh: Sơn Hên - TTXVN |
Ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
Việt Nam được đánh giá là một trong 27 quốc gia dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã công bố đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là sẽ làm đại dương ấm dần lên và bị a xít hóa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản xa bờ. Các hoạt động nuôi thủy sản ven bờ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng, lũ lụt. Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở châu Á thường bị tổn thất nặng nề do ao nuôi, lồng bè nuôi đến kỳ thu hoạch gặp phải mưa lũ lớn.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành cá tra rất lớn, nhiệt độ tăng, dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn đối với thu nhập của người nuôi. Cụ thể, với tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay, nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể thiệt hại 200 triệu đồng/ha vào năm 2020 và thiệt hại gấp 3 lần vào năm 2050.
TS. Quách Thị Khánh Ngọc, giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang chia sẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng thích ứng thấp trước các tác động của biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chịu tác động lớn nhất cả nước, dự báo, khi mực nước biển dâng từ 2m đến 2,5 m sẽ gây ảnh hưởng đến 60% diện tích ao nuôi cá tra tại tỉnh An Giang. Đó là chưa kể đến những thiệt hại từ nuôi thủy sản khác. Điều này gây thiệt hại nuôi trồng thủy sản lên đến 40%/năm, gần 3 triệu lao động trong ngành chế biến thủy sản sẽ thất nghiệp.
Đa số người nuôi trồng thủy sản của Việt Nam chỉ áp dụng một số công nghệ đơn giản, phụ thuộc vào hệ sinh thái tự nhiên của môi trường nước, lại ít được phục hồi sau khi thiên tai xảy ra. Điều này cũng góp phần làm cho ngành thủy sản Việt dễ bị tổn thương hơn.
Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng cho rằng, biến đổi khí hậu làm cho mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao. Vì vậy tôm và cá tra rất dễ bị sốc nhiệt, khó thích ứng với môi trường thay đổi đột ngột như thế.
Cũng qua khảo sát, hiện tượng mưa lớn nhiều đợt, nhiệt độ cao, độ mặn gia tăng đã làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái thủy sinh, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nuôi ven biển. Thậm chí, dịch bệnh ngày càng xảy ra nhiều trên các giống thủy sản nuôi trồng nói chung, các loại tôm nuôi nói riêng, làm cho người nuôi giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ nếu không được xử lý kịp thời.
Nâng khả năng thích ứng
Để có được sản lượng và chất lượng thủy sản tốt nhất, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, đạt chỉ tiêu kim ngạch như đã đặt ra từ đầu năm 2018, toàn ngành thủy sản phải chủ động xử lý những tình huống khó khăn như đã nêu, nâng cao khả năng thích ứng trước biến đổi khí hậu cho các loài thủy sản nuôi trồng. Đối với các loài hải sản được khai thác, đánh bắt, giúp các loài này thích ứng với môi trường là chiến lược lâu dài.
Ngành thủy sản muốn thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, cần có hành động cụ thể của chính người sản xuất, sự tham gia của các nhà khoa học để dự báo, sản xuất con giống, cũng như nghiên cứu công nghệ mới cho ngành thủy sản. Theo các chuyên gia kinh tế, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, ban hành hướng dẫn về nuôi trồng thủy sản ứng phó với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Cụ thể, như cách nuôi trồng khi nắng nóng, hoặc lúc thời tiết quá lạnh, ứng phó các vấn đề thiên tai để hạn chế sự thiệt hại, thất thu của các trang trại và hộ chăn nuôi.
Mặt khác, các địa phương thường xuyên tập huấn để nâng cao nhận thức của cộng đồng người nuôi trồng thủy sản, nhất là chủ các trang trại, hộ nuôi trồng thủy sản về tác động và những giải pháp thích ứng đối với biến đổi khí hậu. Theo đó, điều chú trọng trong ứng phó khí hậu ngày càng khắc nghiệt như: ngành thủy sản cần thực hiện cân bằng ba yếu tố là phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, phát triển dựa trên cách tiếp cận về khía cạnh xã hội và tiếp cận hệ sinh thái. Có như vậy mới quản lý tốt ngành thủy sản.
"Chính quyền địa phương các tỉnh có hoạt động nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản cải thiện hệ thống cảnh báo sớm về các nguy cơ thiên tai, tăng cường việc an toàn trên biển trong khai thác, nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản cần một chiến lược lâu dài để duy trì, tái sinh hệ sinh thái cũng như các loài thủy sản. Vì vậy, cần giảm việc nuôi trồng, khai thác quá mức sản phẩm thủy sản, thành lập các khu bảo tồn biển, bảo tồn rạn san hô và hệ sinh thái rừng ngập mặn.", TS Quách Thị Khánh Ngọc cho biết.
Đề xuất một số giải pháp thích ứng với biến đổi trong ngành thủy sản Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Thủy, nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tromso (Na Uy) cho rằng, đối với khai thác thủy sản, có thể nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật công nghệ khai thác và phát triển thị trường cho các loài mới trong khai thác, có sự thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan về nguồn lợi thủy sản và các đề xuất về việc bảo tồn, đóng cửa một số khu vực khai thác.
Đối với nghề nuôi trồng, các nhà khoa học và chính quyền địa phương có thể áp dụng để đề xuất kế hoạch nuôi trồng các loại thủy sản thích ứng về thời gian nuôi, thời gian khai thác phù hợp, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật nuôi xa bờ, nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi thủy sản thích hợp, xây dựng các chương trình hỗ trợ sinh sản con giống thủy sản./.
Hồng Nhung
Bài 2: Điều tiết nguồn cung
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN