Phát huy vai trò kênh thông tin thiết yếu của người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang ra quân tuyên truyền cổ động bầu cử trên các tuyến phố. Ảnh: Nam Sương – TTXVN
Phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang ra quân tuyên truyền cổ động bầu cử trên các tuyến phố. Ảnh: Nam Sương – TTXVN

Trước sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, thông tin cơ sở vẫn đóng vai trò quan trọng, bởi đây là phương tiện truyền thông cấp cơ sở gần dân nhất, hoạt động thông tin linh hoạt, sát với đời sống hàng ngày đời của người dân, giúp họ có thể tiếp cận được những thông tin thiết thực mà các phương tiện truyền thông khác chưa đáp ứng được.

Đặc biệt, trong các đợt dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nước ta, cùng với các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đã phát huy vai trò quan trọng trong việc thông tin đến người dân các biện pháp phòng, chống dịch; các kế hoạch triển khai công tác an sinh xã hội của chính quyền...

Giúp người dân chuyển đổi mạnh mẽ từ hành vi đến nhận thức

Phát huy vai trò của công tác tuyên truyền trong phòng, chống dịch, thời gian qua, loa truyền thanh tại tỉnh Hà Nam đã trở thành kênh thông tin "đắc lực" giúp người dân nắm thông tin về tình hình dịch bệnh. Hệ thống loa truyền thanh của địa phương luôn hoạt động hết công suất và phát vào nhiều khung giờ trong ngày; các bản tin nóng được đọc phát trực tiếp, lặp lại 2 – 3 lần, với nội dung thông tin ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, để đảm bảo mọi người dân luôn nắm được dễ dàng, đầy đủ các thông tin liên quan đến dịch bệnh ở địa phương. Trước "rừng" thông tin về dịch bệnh cập nhật hàng phút, hàng giây trên mạng xã hội rất nhiễu loạn, người dân rất khó lựa chọn ra những thông tin tin cậy; do đó những thông tin từ hệ thống loa phường – tiếng nói của Đảng, Nhà nước ở địa phương luôn được người dân lựa chọn tiếp nhận, vì đó là những thông tin chính thống, tin cậy, sát với tình hình thực tế địa phương. Trong những ngày bùng phát dịch bệnh tại nhiều nơi tại Hà Nam, những chiếc loa truyền thanh còn theo chân các chiến sỹ tuyến đầu chống dịch tuyên truyền lưu động, len lỏi khắp các nẻo đường, ngõ xóm, khu dân cư để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền cơ sở. Việc này đã giúp người dân chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành vi ứng xử, nhờ đó hầu hết ở các địa bàn có phong tỏa người dân đều tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch...

Phát huy vai trò kênh thông tin thiết yếu của người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa ảnh 1 Tuyên truyền phòng chống COVID - 19 trên các tuyến phố tại thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương- TTXVN

Thời gian qua, nhất là trong thời gian Bắc Giang trở thành tâm điểm của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, hệ thống đài truyền thanh cơ sở kịp thời tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; việc truy vết, xử lý các ổ dịch trên địa bàn; phương án đưa các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất; tinh thần chống dịch của các lực lượng tuyến đầu; kế hoạch tiêm vaccine cho người dân… đảm bảo thống nhất, hiệu quả, đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch. Theo đó, hệ thống truyền thanh cơ sở đã sản xuất, phát sóng được 2.550 chương trình phát thanh gốc, với tổng số 20.772 lượt tin bài phát thanh, trong đó số tin bài tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19 được trên 10 nghìn lượt tin bài. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông trong hoạt động thông tin cơ sở được triển khai đồng bộ từ tỉnh tới cơ sở. Đến nay, tỉnh Bắc Giang đã phủ sóng thông tin di động, truy cập internet tốc độ cao đạt 100% các xã, phường, thị trấn. Việc lập nhóm Zalo thông tin cơ sở, với sự tham gia của 300 thành viên là những cán bộ làm công tác quản lý hoạt động thông tin tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cấp xã đã giúp công tác chỉ đạo, định hướng thông tin chính thống tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ đến người dân được kịp thời đạt hiệu quả, qua đó chính quyền, người dân cùng nắm bắt thông tin để có phản hồi từ cơ sở nếu có khó khăn cần tháo gỡ...

Đây là chỉ là hai ví dụ về vai trò của hệ thống thông tin cơ sở đã, đang hàng ngày, hàng giờ tuyên truyền về các định hướng phòng, chống dịch COVID-19, giúp người dân nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. Ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: Trước sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin hiện đại, người dân có điều kiện tiếp cận thông tin hơn so với trước. Song thông tin tin cơ sở vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi đây là phương tiện truyền thông ở cấp cơ sở gần dân nhất, phù hợp với trình độ dân trí, ngôn ngữ, phong tục tập quán của từng nhóm nhỏ người dân, giúp người dân có thể tiếp nhận những thông tin thiết thực với mình mà các phương tiện truyền thông khác chưa đáp ứng được. Đặc biệt, lợi thế của thông tin cơ sở đang được phát huy hiệu quả ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Thông tin cơ sở là một bộ phận quan trọng trong công tác chính trị, tư tưởng của Đảng, Nhà nước, cung cấp các thông tin thiết yếu, trực tiếp đến người dân ở xã, phường, thị trấn thông qua hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, xã; bản tin tài liệu, thông tin, bảng thông tin công cộng; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên và hoạt dộng của các thiết chế thông tin khác ở cơ sở. Trong các loại hình khác nhau của thông tin cơ sở, truyền thanh cơ sở (xã, phường, thị trấn) là loại hình thông tin chủ lực, phát huy được vai trò, hiệu quả trong công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, đưa thông tin thiết yếu đến người dân. Với tổng số 9.792 đài truyền thanh/10.599 xã, phường, thị trấn; 666 cơ sở phát thanh cấp huyện/705 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở đã phát huy vai trò là kênh thông tin thiết yếu, với khả năng tiếp cận được khoảng 80 triệu người; thông tin nhanh, trực tiếp; giá thành đầu tư, quản lý rẻ.

Nâng cao chất lượng truyền tải thông tin

Ông Nguyễn Văn Tạo cho biết: Thời gian qua, Cục Thông tin cơ sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt thông tin tuyên truyền trên mọi mặt trận. Đặc biệt trong bối cảnh hiai năm qua, khi cả nước "gồng mình" chống chọi với đại dịch COVID-19, Cục đã tham mưu, ban hành gần 40 văn bản; 22 file âm thanh; 16 tài liệu tuyên truyền về phòng, chống dịch gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở.

Phát huy vai trò kênh thông tin thiết yếu của người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa ảnh 2Phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang ra quân tuyên truyền cổ động bầu cử trên các tuyến phố. Ảnh: Nam Sương – TTXVN

Cùng với hệ thống báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đã kịp thời, nhanh chóng, chính xác về công tác phòng, chống dịch COVID-19. các chỉ đạo, biện pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan chức năng đến người dân. Hệ thống truyền thanh cấp huyện, xã đã hoạt động thường xuyên, liên tục, tần suất phát sóng tăng 3-6 lần/ngày trong các đợt dịch cao điểm (ít nhất tăng gấp 2 lần so với trước), thậm chí phát cả vào ban đêm đối với các xã, phường "đông cứng" có ỷ lệ người mắc COVID-19 cao, cứ hai tiếng phát 1 lần, mỗi lần 30 phút. Tuyên truyền bằng các các hình thức, phương tiện khác, như: tuyên truyền lưu động xe thông tin lưu động, xe máy gắn loa phóng thanh, xuồng máy gắn loa phóng thanh, loa kéo, loa cầm tay... trên các tuyến phố, ngõ ngách khu dân cư, người dân sống ở ven kênh rạch ở vùng xâu, vùng xa trung tâm xã; tăng cường sử dụng tờ rơi, tờ gấp; truyền thông trên mạng xã hội Zalo, Viber, Facebook... để cung cấp thông tin đến người dân. Nội dung tuyên truyền được thực hiện sinh động, với nhiều hình thức đa dạng, trực tiếp đến người dân, phù hợp với từng cấp độ dịch trên từng địa bàn, tại từng thời điểm cao điểm và đợt thấp điểm.

Hệ thống thông tin cơ sở thời gian qua đã hoạt động với cường độ rất cao, huy động tối đa các phương tiện hiện có từ thô sơ, đến hiện đại, trên tinh thần có gì dùng đó, cùng với sự nhiệt tình, nỗ lực của từng cán bộ làm công tác thông tin cơ sở "đi từng ngõ, gõ từng nhà" đã góp phần chuyển tải những thông tin cần thiết nhất về phòng, chống dịch đến người dân, đặc biệt là tầng lớp dân nghèo thành thị, người dân vùng ven đô, vùng nông thôn, miền núi. Hệ thống thông tin cơ sở đã thực sự phát huy sức mạnh là tiếng nói, sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Chính phủ và chính quyền địa phương bên cạnh người dân trong lúc khó khăn nhất; đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin đến người dân các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, các kế hoạch triển khai công tác an sinh xã hội của chính quyền.

Truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống thông tin cơ sở trong việc cung cấp những thông tin thiết yếu đến người dân một cách nhanh nhất, thiết thực, gần gũi và hiệu quả; tuy nhiên vẫn còn những hạn chế. Trên thực tế, đội ngũ làm công tác thông tin cơ sở còn mỏng về lực lượng, lại dồn sức tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch của địa phương nên không có điều kiện thực hiện các sản phẩm tuyên truyền chất lượng cao. Theo ông Nguyễn Văn Tạo, để nâng cao chất lượng nội dung truyền tải trên hệ thống thông tin cơ sở, cần đầu tư nguồn lực cho cán bộ làm công tác này. Trong điều kiện khẩn cấp cần tổ chức các file âm thanh từ cơ quan chuyên môn ở Trung ương chuyển thẳng về địa phương để phát sóng.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp thông tin về những diễn biến mới để người dân có cái nhìn tổng thể về mức độ kiểm soát dịch ở Việt Nam, cũng như chuẩn bị tâm thế ứng phó với những diễn biến của dịch trong thời gian tới; tập trung xây dựng hiện đại hóa hệ thống truyền thông cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã để thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch. Khai thác tối đa ưu điểm của các phương tiện truyền thông hiện có, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để truyền tải thông tin đến người dân một cách đầy đủ, nhanh nhất.

Phúc Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất, tiền chất ma túy ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động và liều lĩnh.

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, sau 5 tháng thi công khẩn trương từ tháng 7 đến cuối tháng 12/2024, đơn vị đã hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình kè xử lý các đoạn sạt lở cấp bách trên kênh 28 qua địa bàn huyện Cái Bè. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 249 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương khoảng 200 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương.

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Thời tiết ngày 29/12/2024: Thủ đô Hà Nội duy trì nắng hanh

Thời tiết ngày 29/12/2024: Thủ đô Hà Nội duy trì nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C.

Khắc phục tình trạng đá lăn xuống chân đèo An Khê

Khắc phục tình trạng đá lăn xuống chân đèo An Khê

Ngày 28/12, Văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (thuộc Khu Quản lý đường bộ III, Bộ Giao thông vận tải) cho biết, đơn vị thi công đang khẩn trương khắc phục tình trạng đá lăn xuống Quốc lộ 19, đoạn dưới chân đèo An Khê, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (Bình Định), sớm thông tuyến để các phương tiện lưu thông qua lại an toàn.

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong thời gian tới là triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình.

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Thực hiện vai trò nòng cốt trong phát triển các phong trào ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu thông qua chuỗi giá trị sản xuất gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và số hóa nông nghiệp.

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Cùng với các loại hình chế biến khác như: lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô..., nghề phơi cá khô truyền thống ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP). Đây được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Đào là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm. Vì vậy vào thời điểm này khi rét đậm về, hàng trăm hộ dân đã tiến hành tuốt lá, chăm sóc đào để cây kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Tiền Giang nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập với sự tham gia của các ngành, các cấp trên tinh thần chung tay vì người nghèo, giảm nghèo bền vững “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Hội chợ diễn ra trong 5 ngày (từ 27 đến 31/12) với quy mô trên 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Ngày 27/12, tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, triển khai hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh tới người lao động, giúp họ tiếp cận với thị trường lao động, chọn được việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có 35% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Ngoài công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số nhằm tăng cường kiến thức pháp luật, tạo thêm sự hiểu biết về quyền, lợi ích hợp pháp khi liên quan đến pháp luật.

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, những vết thương do bom cày, đạn xới năm xưa nay đã lành lặn, chỉ còn để lại những di tích của một thời oanh liệt. Trên quê hương “Đồng Xoài rực lửa chiến công”, nay đã có hình dáng của một "thành phố hiện đại, sinh thái, thông minh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Ngày 27/12, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.