Đắk Lắk xây dựng văn hóa nhà trường gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc

Ngày 30/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với sự tham dự của hơn 200 đại biểu.

potal-hoi-thao-nang-cao-chat-luong-giao-duc-pho-thong-tren-dia-ban-tinh-dak-lak-7782109.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim K’đor phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H'Yim K’đor nhấn mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương thời gian tới là việc làm lâu dài. Do đó cần kiên nhẫn, kiên trì, thẳng thắn, nghiêm túc trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và giảng dạy. Thời gian tới, ngành Giáo dục tỉnh cần có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời, tìm giải pháp căn cơ khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân cho biết, hơn 10 năm thực hiện đổi mới, ngành Giáo dục tỉnh đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Giáo dục dân tộc được chú trọng. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú được duy trì, phát triển, góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây cũng là nơi tạo nguồn nhân lực chất lượng cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, ngành Giáo dục Đắk Lắk đã và đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn thiếu và không đồng bộ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ trường học kiên cố hóa vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Tình trạng thiếu giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên dạy môn Tin học, Tiếng Anh cấp tiểu học đã ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học trong các nhà trường...

potal-hoi-thao-nang-cao-chat-luong-giao-duc-pho-thong-tren-dia-ban-tinh-dak-lak-7782105.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân phát biểu đề dẫn Hội thảo. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Bà Lê Thị Thanh Xuân nhấn mạnh, ngành Giáo dục tỉnh cần phát triển đội ngũ nhà giáo gắn với mục tiêu hoàn thành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; có cơ chế chính sách phù hợp, huy động nguồn lục tập trung đầu tư hiệu quả giáo dục. Đồng thời, xây dựng văn hóa nhà trường gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; đẩy mạnh chuyển đổi số... để tự chủ, tự lực bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi về giải pháp khắc phục rào cản đối với giáo dục phổ thông tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh tiểu học trên địa bàn; nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục STEM cấp tiểu học góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh... Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, phân tích nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục phổ thông thời gian tới.

potal-hoi-thao-nang-cao-chat-luong-giao-duc-pho-thong-tren-dia-ban-tinh-dak-lak-7782107.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Đắk Lắk có gần 500.00 học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông; 35.174 cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 87,3%. Đến năm học 2023 - 2024, tỉnh có 747 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 60,09%...

Nguyên Dung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Phát huy tinh thần chiến thắng Ấp Bắc, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy đã đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vượt khó xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Nằm bên bờ sông Tiền, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, Tiền Giang luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh rạch diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện còn 66 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài 8.087m và kinh phí xử lý, khắc phục ước lên đến trên 226,7 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Trước đây, nhiều diêm dân sống tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thoát nghèo nhờ làm muối, thế nhưng vài năm trở lại đây, người dân gần như không thể sản xuất muối do địa phương đang có nhiều dự án vào đầu tư, xây dựng, làm ảnh hưởng đến việc làm muối.

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Bộ Công an và Bộ Xây dựng vào cuộc

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Bộ Công an và Bộ Xây dựng vào cuộc

Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 3 người chết, 2 người mất tích tại Thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei (Kon Tum), ngày 1/1, lực lượng của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã đến hiện trường vào cuộc tham gia hỗ trợ điều tra.

Tưng bừng Xuân Biên phòng ở xã biên giới Dào San

Tưng bừng Xuân Biên phòng ở xã biên giới Dào San

Ngày 1/1, tại bản Hợp 1, xã Dào San, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và UBND huyện tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.

Chung tay đổi thay buôn làng

Chung tay đổi thay buôn làng

Mới đây, Bộ Công an, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Tổng kết Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh…

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024

Ngày 31/12, tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với 6 nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” chủ đề “Mái ấm cho đồng bào Bắc Giang”.

Hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo

Hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để tiếp tục thực hiện tốt công tác giảm nghèo, 2025 sẽ là năm đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Sáng sớm 31/12, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), do nhiệt độ giảm thấp, sương muối đã xuất hiện và phủ trắng đỉnh Fansipan. Với độ cao 3.143m, nhiệt độ xuống mức 0 độ C, cả đỉnh núi được phủ một lớp sương muối mỏng, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho nơi đây vào ngày cuối cùng của năm 2024.

Nổ pháo tự chế khiến 3 người bị thương nặng ở Kon Tum

Nổ pháo tự chế khiến 3 người bị thương nặng ở Kon Tum

Ngày 31/12, UBND huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cho biết, Công an huyện đang xác minh, xử lý vụ nổ khiến 3 người bị thương tích nặng, phải nhập viện cấp cứu. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ nổ là do người dân tự chế tạo pháo.

Bình Phước: Một bệnh nhi tử vong vì bệnh ho gà

Bình Phước: Một bệnh nhi tử vong vì bệnh ho gà

Ngày 31/12, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận: Bệnh nhi Ph.Th.Th.Nh. (2 tháng tuổi, ngụ thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng) đã tử vong sau hơn một tuần điều trị bệnh ho gà. Đây là ca thứ 5 mắc bệnh ho gà được ghi nhận tại huyện Bù Đăng (4 ca trước đã khỏi bệnh).

Nhìn lại năm 2024: Những thành quả ấn tượng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Nhìn lại năm 2024: Những thành quả ấn tượng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là một chủ trương, mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta. Toàn bộ hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân đều đặc biệt quan tâm và tập trung thực hiện nhiệm vụ này với định hướng đặt ra là phải phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về giảm nghèo. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục có những kết quả tích cực trong công cuộc giảm nghèo.

Thanh Hóa: Hơn 4.000 hộ khó khăn được hỗ trợ về nhà ở

Thanh Hóa: Hơn 4.000 hộ khó khăn được hỗ trợ về nhà ở

Tối 30/12, tại Trung tâm Hội nghị 25B thành phố Thanh Hóa, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức sơ kết đợt 1 và phát động đợt 2 ủng hộ Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025. Dịp này, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện đợt 1 Cuộc vận động.

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất, tiền chất ma túy ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động và liều lĩnh.

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, sau 5 tháng thi công khẩn trương từ tháng 7 đến cuối tháng 12/2024, đơn vị đã hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình kè xử lý các đoạn sạt lở cấp bách trên kênh 28 qua địa bàn huyện Cái Bè. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 249 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương khoảng 200 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương.