Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, tỉnh luôn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng điện năng. Tuy nhiên, những năm gần đây, các dự án đưa lưới điện quốc gia đến các bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và giảm bớt tình trạng đói nghèo.
Có thêm áo ấm và những sự động viên, quan tâm từ các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, hàng trăm học sinh nghèo miền núi Nghệ An đi học sẽ đỡ vất vả hơn và là động lực để các em cố gắng học tốt.
Những năm qua, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần ổn định đời sống nhân dân cũng như an ninh, chính trị khu vực biên giới. Trong đó, công trình "Sao sáng buôn, làng" là một trong những hoạt động có hiệu quả thiết thực, mang lại niềm vui cho người dân vùng biên giới Gia Lai.
Để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh miền núi, thời gian qua Quảng Ngãi đã tăng cường tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đi khám định kỳ, chăm sóc tốt sức khỏe và đến cơ sở y tế để sinh con; nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Ngày 4/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh năm 2024”. Sự kiện nhằm khuyến khích hội viên, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa khai thác tiềm năng, thế mạnh tại địa phương để khởi nghiệp, làm giàu.
Được đào tạo bài bản, chính quy, cơ hội rộng mở nhưng nhiều bác sĩ trẻ ở Nghệ An đã không quản ngại khó khăn, gian khổ khi quyết định "bỏ phố về rừng" để giúp đỡ đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Nhiều năm qua, tại các huyện miền núi phía Tây Nghệ An đã tuyển dụng được khá nhiều bác sĩ, giúp các trung tâm y tế thuận lợi bố trí nhân lực chất lượng cao tại đơn vị và các trạm y tế xã, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hoạt động y tế dự phòng.
Chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng Đoàn công tác dự Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng.
Vượt qua những khó khăn đặc trưng của tỉnh Hà Giang với địa bàn các xã là vùng sâu, vùng xa, miền núi giao thông đi lại rất khó khăn, đội ngũ y tế cơ sở nơi đây luôn thực hiện khám, chữa bệnh thường xuyên cho người dân.
Ngày 27/5, tại xã Thiện Thuật - xã đặc biệt khó khăn, huyện Bình Gia, Tỉnh đoàn Lạng Sơn tổ chức ra quân “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè” năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn...
Huyện Sa Thầy (Kon Tum) có gần 500 ha đất vườn; trong đó, số hộ dân ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số có diện tích vườn rộng nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu quả thấp. Trước thực trạng trên, năm 2021, Huyện ủy Sa Thầy có Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2021-2025 (đề án số 07). Ngoài mong muốn giúp dân có thêm thu nhập, huyện Sa Thầy còn kỳ vọng thông qua đề án, người dân tham gia sẽ có thay đổi nếp nghĩ cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống.
Trong hai ngày từ 27 - 28/3, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Đắk Lắk (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh) phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám sàng lọc, tầm soát và tư vấn miễn phí bệnh tim cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại hai huyện Ea Súp và M’Đrắk.
Ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng đang thiếu khoảng 400 biên chế so với chỉ tiêu được giao. Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, xây dựng nền tảng tri thức vững chắc cho học sinh, ngành Giáo dục Cao Bằng đã đề ra nhiều giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Ngày 21/12, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức chương trình ra quân “Tình nguyện mùa Đông 2023 và Xuân tình nguyện 2024”. Chương trình nhằm chung sức giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tại nhiều xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Bình, do địa hình đồi núi phức tạp, hạ tầng yếu kém nên chưa có điện lưới quốc gia, đây là rào cản lớn trong chuyển đổi số trong thời gian qua và sắp tới.
Tối 13/10, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Doanh nhân Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật truyền cảm hứng “Việt Nam Stronger” lần thứ nhất với chủ đề “Giấc mơ Phù Đổng” nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ cho học sinh vùng sâu, vùng xa.
Tỉnh Kon Tum quyết tâm không để bánh Trung thu kém chất lượng, vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm được tiêu thụ tại thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng, trong dịp Tết Trung thu năm 2023, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn của chương trình, địa phương đã triển khai xây dựng, sửa chữa nhiều dự án hạ tầng giao thông. Hệ thống giao thông dần hoàn thiện đã góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và đánh thức tiềm năng, thế mạnh của huyện nghèo M’Drắk.
“Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023” là nội dung hội thảo do Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin Công nghiệp thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 15/9, tại Hà Nội.
Sáng 5/9, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài đã dự và chúc mừng thầy, trò Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Cao Sơn (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) nhân dịp khai giảng năm học mới 2023 - 2024.
Nhằm thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa đến năm 2025.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, thời gian tới, tỉnh Điện Biên cần có nhiều chương trình, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm an ninh trật tự tại các địa bàn.
Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, nhiều công trình hạ tầng giao thông thuộc các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 đang được xây dựng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu, qua đó giúp đồng bào có thêm động lực và điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Để xây dựng làng, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ý thức được lợi ích chung và tự nguyện hiến đất, cùng chính quyền địa phương mở những con đường, góp phần tạo bộ mặt nông thôn ngày một khang trang.
Chiều 12/4, tại Cà Mau, bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính cùng đoàn công tác đã đến thăm và trao học bổng năm học 2022-2023 cho các học sinh dân tộc thiểu số, vùng biên giới biển - đảo và con em cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Cà Mau.
Chiều 9/3, tại trụ sở Tỉnh ủy Lạng Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2022.
Gần 11.400 máy tính bảng được trao tặng học sinh vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Kon Tum vào chiều 7/3. Đây là hoạt động ý nghĩa của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Kon Tum (Vietcombank Kon Tum) tài trợ cho học sinh tỉnh Kon Tum, nhằm thiết thực hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, qua đó giúp các em có điều kiện học tập hiệu quả hơn.
Sau 4 năm triển khai, dự án "Hỗ trợ học tập và tăng khẩu phần ăn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn" đã được triển khai tới 55 tỉnh, thành phố, mang lại động lực học tập và giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của hơn 30.000 trẻ em. Thông tin trên được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh Xã hội) đưa ra tại Hội thảo truyền thông kết quả thực hiện dự án diễn ra ngày 27/2, tại Hà Nội.
Hoạt động quảng bá, kết nối và tiêu thụ các sản phẩm vùng miền, nhất là các sản phẩm ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo đang được các địa phương đẩy mạnh với nhiều mô hình hay và hiệu quả. Nhờ kết hợp với du lịch, các địa phương đã thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Tuy vậy, mô hình liên kết này vẫn còn những hạn chế nhất định.