Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Thực hiện vai trò nòng cốt trong phát triển các phong trào ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu thông qua chuỗi giá trị sản xuất gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và số hóa nông nghiệp.

potal-hoi-nong-dan-tinh-ninh-thuan-ho-tro-nong-dan-phat-trien-san-xuat-7778813-1.jpg
Nông dân xã Xuân Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

*Hiệu quả từ vốn hỗ trợ

Ninh Thuận hiện có 49.850 hội viên nông dân. Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương tập trung vào các hoạt động hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề, cung cấp vốn vay ưu đãi, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2024 các cấp Hội Nông dân đã tạo điều kiện hỗ trợ cho 462 hộ vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số tiền trên 16,7 tỷ đồng để triển khai 58 dự án trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản và các ngành nghề khác. Ngoài ra, các cấp Hội phối hợp ủy thác, tín dụng với các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 33.383 thành viên vay vốn với tổng dư nợ đến nay trên 2.000 tỷ đồng.

potal-hoi-nong-dan-tinh-ninh-thuan-ho-tro-nong-dan-phat-trien-san-xuat-7778818.jpg
Mô hình trồng cây nha đam của nông dân phường Văn Hải (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Nhờ biết tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay, nông dân Ninh Thuận đã không ngừng sáng tạo và phát triển các mô hình sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Nhiều gia đình đã thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm từ các mô hình đa dạng như: Trồng măng tây trên đất cát, nuôi hàu Thái Bình Dương, nuôi cá biển đặc sản trong lồng bè; nuôi bò, dê, cừu vỗ béo; nuôi heo đen; tôm sinh học; mô hình trồng nho, táo, bưởi, hành, tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP; trồng cây ăn quả kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Không chỉ vậy, những mô hình này còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương.

Điển hình như hộ ông Chamaléa Ninh (dân tộc Raglai, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc) đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu nhờ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với diện tích trên 3ha. Ông Chamaléa Ninh chia sẻ, được sự hỗ trợ của Hội Nông dân và địa phương, gia đình ông tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng lúa nước, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi heo đen đặc sản, gà kết hợp kinh doanh xay xát lúa gạo cho lợi nhuận trên 250 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Chamaléa Ninh còn tích cực vận động, hướng dẫn bà con nông dân cùng tham gia nhân rộng mô hình để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Năm 2024, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp Hội Nông dân với chính quyền địa phương và việc nông dân tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Ninh Thuận đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, diện tích sản xuất chủ động tưới toàn tỉnh tăng lên 62,4%, diện tích gieo trồng cây hằng năm đạt trên 83.980 ha (vượt 6,2% kế hoạch), chuyển đổi 1.785ha cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giá trị sản xuất bình quân đạt 153 triệu đồng/ha, tăng 10 triệu đồng/ha so với năm trước.

Đặc biệt, nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục phát triển mạnh mẽ với diện tích trên 825 ha cho giá trị sản xuất bình quân đạt 938 triệu đồng/ha, vượt 34% so kế hoạch. Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ được nhân rộng với diện tích hơn 4.903ha các loại cây lúa, nho, táo, hành, tỏi, măng tây, nha đam, điều và một số loại cây ăn quả. Tỉnh duy trì 36 cánh đồng lớn với tổng diện tích trên 5.014ha; cấp 57 mã số vùng trồng với diện tích trên 391ha; xây dựng 70 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với diện tích 15.254ha.

potal-hoi-nong-dan-tinh-ninh-thuan-ho-tro-nong-dan-phat-trien-san-xuat-7778814.jpg
Trồng nho theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao của nông dân xã Vĩnh Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, các cấp Hội Nông dân đã chủ động phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các sự kiện trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, Hội còn hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, liên kết với các doanh nghiệp để đưa sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị và chợ đầu mối; hướng dẫn nông dân tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử và các kênh bán hàng trực tuyến. Đến nay, có 1.200 hộ nông dân được hỗ trợ tạo tài khoản trên sàn thương mại điện tử, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

* Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đã phát động phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi" gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tại các địa phương, hội viên hăng hái thi đua sản xuất, đóng góp tiền, hiến đất đai, công lao động để xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2024, Ninh Thuận có hai huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới gồm Ninh Hải và Ninh Phước; 33/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 16/33 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Ông Lê Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, phát huy kết quả đạt được, năm 2025, Hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028; Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII về việc “Tham gia phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng tổ chức Hội Nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo và miền núi” gắn với thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

potal-hoi-nong-dan-tinh-ninh-thuan-ho-tro-nong-dan-phat-trien-san-xuat-7778819.jpg
Mô hình trồng cây nho trong nhà màng thích ứng biến đổi khí hậu của nông dân xã Vĩnh Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Hội Nông dân tỉnh đặt mục tiêu trong năm tới thực hiện thắng lợi 17 chỉ tiêu và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong công tác và phong trào nông dân. Hội phấn đấu kết nạp mới 2.500 hội viên, thành lập mới 15 tổ hội nông dân và 6 chi hội nông dân nghề nghiệp; thành lập mới 6 hợp tác xã, 7 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. 100% hộ hội viên cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hội phấn đấu có từ 25.600 hộ hội viên nông dân đăng ký danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó 50% số hộ trở lên đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận, để đạt được các mục tiêu đề ra, các cấp Hội tích cực huy động nguồn lực tiếp tục hỗ trợ hội viên vay vốn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, các cấp Hội tăng cường vận động, hỗ trợ các hộ nông dân liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua sàn thương mại điện tử.

potal-nganh-nong-nghiep-ninh-thuat-tang-truong-dat-479-7775181.jpg
Mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ cao tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Ảnh: TTXVN phát

Hội Nông dân tỉnh tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả; bồi dưỡng nông dân điển hình làm kinh tế giỏi, có uy tín làm nòng cốt để trở thành giám đốc hợp tác xã, tổ trưởng sản xuất nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Các cấp Hội vận động hội viên phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường; chú trọng đẩy mạnh phong trào thi nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu, tích cực vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh./.

Nguyễn Thành

Có thể bạn quan tâm

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Cùng với các loại hình chế biến khác như: lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô..., nghề phơi cá khô truyền thống ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP). Đây được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Đào là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm. Vì vậy vào thời điểm này khi rét đậm về, hàng trăm hộ dân đã tiến hành tuốt lá, chăm sóc đào để cây kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Tiền Giang nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập với sự tham gia của các ngành, các cấp trên tinh thần chung tay vì người nghèo, giảm nghèo bền vững “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Hội chợ diễn ra trong 5 ngày (từ 27 đến 31/12) với quy mô trên 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Ngày 27/12, tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, triển khai hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh tới người lao động, giúp họ tiếp cận với thị trường lao động, chọn được việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có 35% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Ngoài công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số nhằm tăng cường kiến thức pháp luật, tạo thêm sự hiểu biết về quyền, lợi ích hợp pháp khi liên quan đến pháp luật.

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, những vết thương do bom cày, đạn xới năm xưa nay đã lành lặn, chỉ còn để lại những di tích của một thời oanh liệt. Trên quê hương “Đồng Xoài rực lửa chiến công”, nay đã có hình dáng của một "thành phố hiện đại, sinh thái, thông minh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Ngày 27/12, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe

Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ phá rừng trái phép xảy ra tại các huyện Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê (tỉnh Gia Lai) gây xôn xao dư luận. Chỉ trong vòng 1 năm (từ ngày 11/12/2023 đến 17/12/2024), hàng chục vụ phá rừng đã xảy ra trên các địa bàn này gây thiệt hại lớn về diện tích rừng và tài nguyên gỗ. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp mạnh, trong đó có việc xử lý “án điểm” để răn đe các đối tượng vi phạm.

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Những năm qua, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần ổn định đời sống nhân dân cũng như an ninh, chính trị khu vực biên giới. Trong đó, công trình "Sao sáng buôn, làng" là một trong những hoạt động có hiệu quả thiết thực, mang lại niềm vui cho người dân vùng biên giới Gia Lai.

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Kon Tum là tỉnh có trên 292 km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam. Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để những công dân này an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam.

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đã dành thời gian trao đổi với phóng viên TTXVN về những thách thức phải đối mặt trong công tác dân số hiện nay, cũng như việc triển khai các chính sách, chương trình hành động nhằm điều chỉnh mức sinh ở Việt Nam.

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Để đảm bảo cho người dân vui Xuân, đón Tết, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung triển khai kế hoạch theo dõi, tổng hợp, kiểm tra diễn biến giá cả thị trường và thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Cứ hễ mùa mưa lũ đến, người dân ở xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) lại không khỏi lo lắng trước nguy cơ ảnh hưởng, mất an toàn tính mạng và tài sản do sạt lở bờ sông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lo lắng của người dân là bởi trong những năm qua, bờ sông Dinh thường xuyên xảy ra sạt lở. Mới đây nhất, trên 5 km bờ sông này lại tiếp tục sạt lở, lấn sâu vào khu dân cư và đất sản xuất của người dân.

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước. Vì vậy, việc công bố đề thi tham khảo, quy chế thi, các công tác chuẩn bị khác cho kỳ thi đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện sớm hơn, xa hơn với tinh thần tích cực và kỹ lưỡng.