Ninh Bình khẩn trương ngăn chặn lây lan dịch tả lợn châu Phi

Ninh Bình khẩn trương ngăn chặn lây lan dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi tại Ninh Bình diễn biến ngày càng phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, đặc biệt là từ giữa tháng 4 cho đến nay. Các biện pháp phòng chống đang được ngành chức năng và các địa phương tăng cường thực hiện, nhằm ngăn chặn sự lây lan và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch gây ra.

Ninh Bình khẩn trương ngăn chặn lây lan dịch tả lợn châu Phi ảnh 1Các hộ chăn nuôi tại tỉnh Ninh Bình rắc vôi bột để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Yên Mô là 1 trong những huyện xuất hiện dịch tả lợn châu Phi sớm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Hiện toàn huyện có 12/17 xã, thị trấn có lợn ốm chết phải tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi; trong đó, tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 282 con, trọng lượng hơn 8 tấn. Trước tình hình trên, huyện Yên Mô đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tập trung khẩn trương cử cán bộ tích cực phối hợp với các địa phương kiểm tra, đôn đốc phòng, chống bệnh để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, kéo dài.

Ngành nông nghiệp huyện cũng tuyên truyền người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo, bán chạy lợn bệnh, lợn chết, vứt xác lợn chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

Ninh Bình khẩn trương ngăn chặn lây lan dịch tả lợn châu Phi ảnh 2Phun thuốc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại chuồng trại chăn nuôi. Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Ông Phạm Trọng Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mô cho biết, xác định khâu phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu và thực hiện ngay từ các hộ chăn nuôi, do đó, huyện đã tập trung hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi, thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh để báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng khi phát hiện lợn ốm, lợn chết nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngăn chặn bệnh dịch bùng phát trên diện rộng. Huyện thực hiện hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, hạn chế nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan rộng.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình, đến nay, Ninh Bình có 48 xã, phường thị trấn của 7 huyện, thành phố có ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Tổng số lợn mắc bệnh, chết buộc phải tiêu hủy là hơn 3.600 con, trọng lượng trên 150 tấn; trong đó, một số địa phương có số lượng lợn nhiễm bệnh nhiều như huyện Gia Viễn đã tiêu hủy hơn 1.600 con với tổng trọng lượng hơn 73 tấn; huyện Nho Quan là gần 1.500 con với tổng trọng lượng là 47 tấn...

Nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh tái phát tại địa phương là do virus tồn tại trong môi trường tại các ổ dịch cũ, trong khi bệnh chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, dịch bệnh xảy ra chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, còn chủ quan, lơ là, chuồng trại tạm bợ, không bảo đảm thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, tỉnh Ninh Bình đã cấp hơn 10,6 tỷ đồng cho các huyện, thành phố để phòng chống dịch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các giải pháp về chăn nuôi lợn an toàn sinh học cũng như thận trọng trong việc tổ chức tái đàn và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình tăng cường giám sát đến tận cơ sở, hộ chăn nuôi, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao nhằm nhằm kịp thời phát hiện, khoanh vùng xử lý ổ dịch. Ngoài ra, chi cục cũng liên tục thông tin, tập huấn giúp người dân chủ động nâng cao ý thức bảo vệ đàn lợn của gia đình. Từ đầu năm đến nay, chi cục đã tổ chức 8 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch cho 720 cán bộ thú y ở các huyện, thành phố.

Ông Vũ Quang Hưng, Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình cho biết, thời gian tới, chi cục tập trung khoanh vùng, khống chế, nhanh chóng dập dịch tả lợn châu Phi. Đối với các địa phương nơi có dịch, tiếp tục chỉ đạo duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và thành lập Hội đồng tiêu hủy với đầy đủ thành phần theo đúng quy định. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tập trung mọi nguồn lực của địa phương, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và chủ hộ chăn nuôi tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, để sớm khống chế, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan và phát sinh ra diện rộng.

Hiện tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là 350.000 con. Trong 2 năm 2021 và 2022, tỉnh Ninh Bình đã cấp 38 tỷ đồng cho các huyện, thành phố trên địa bàn để hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi.

Thùy Dung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.