Ninh Bình vài nét tổng quan

Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Ninh Bình, Tam Điệp) và 6 huyện (Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn).

 

Ninh Binh vai net tong quan hinh anh 1
Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình. Ảnh: ninhbinh.gov.vn

1. Vị trí địa lý:

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, 190 50’ đến 200 27’ độ Vĩ  Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.
 
2. Địa hình

Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:

* Vùng đồng bằng

Bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9÷1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi. Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, thương nghiệp dịch vụ, phát triển cảng sông.

* Vùng đồi núi và bán sơn địa

Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m.

Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.

* Vùng ven biển

Ninh Bình có trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.

3. Khí hậu:

Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230c. Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ. Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm.

4. Giao thông:
Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam.

-  Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A.
-  Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng. .
- Đường thuỷ: Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi do có nhiều con sông lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng. Ngoài ra còn có các cảng lớn như: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 

5. Sông ngòi và thủy văn:

Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ ra biển Đông.

6. Tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390 km2 với các loại đất phù sa, đất Feralitic.

* Tài nguyên nước: Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm

- Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496km, chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21 hồ chứa nước lớn, diện tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu m3 nước, năng lực tưới cho 4.438 ha.

- Nguồn nước ngầm:  Nước ngầm ở Ninh Bình chủ yếu thuộc địa bàn huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Tổng lượng nước ngầm Rịa (Nho Quan) đạt 361.391m3/ngày. Vùng Tam Điệp 112.183m3/ngày.

* Tài nguyên rừng

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lượng gỗ 1,1 triệu m3, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan.

Rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú.
Rừng trồng: Diện tích đạt 5.387ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với các cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn (vẹt và sậy).

* Tài nguyên biển

Bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu khá, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện.

Vùng biển Ninh Bình có tiểm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2000÷2.500tấn/năm.

* Tài nguyên khoáng sản

- Tài nguyên đá vôi:

Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.

- Tài nguyên đất sét:

Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (thị xã Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.

- Tài nguyên nước khoáng:

Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53÷540C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.

- Tài nguyên than bùn:

Trữ lượng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

7. Tiềm năng du lịch

Du lịch của tỉnh tương đối phong phú, đa dạng như: Núi, hồ, rừng với các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc- Bích Động, rừng quốc gia Cúc phương; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Nhà thờ đá Phát Diệm...Mới đây nhất là quần thể du lịch sinh thái Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính (ngôi chùa lớn nhất Việt Nam).
Ninh Bình đã và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận:

- Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư: là Di sản văn hoá thế giới.

- Khu hang động Tràng An: là Di sản thiên nhiên thế giới.

8. Văn hóa:
- Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn. Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

- Các lễ hội lớn ở Ninh Bình: Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư; lễ hội Đền Thái Vi; lễ hội Chùa Bái Đính; lễ hội Báo Bản...

- Nói đến văn hóa ẩm thực của Ninh Bình nổi tiếng có các món ăn: Tái dê Cố đô, cơm cháy Hương Mai, cá rô Tổng Trường, ốc nhồi Gia Viễn, nem Yên Mạc…

9. Các đơn vị hành chính

Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Ninh Bình, Tam Điệp) và 6 huyện (Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn).
 
10. Các dân tộc tỉnh NInh Bình
- Dân tộc Kinh
- Dân tộc Mường
Theo ninhbinh.gov.vn

Tin liên quan

Hà Nội vài nét tổng quan

Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 12 quận (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân), 1 thị xã (Sơn Tây) và 17 huyện (Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa).  


Nghệ An vài nét tổng quan

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Vinh), 3 thị xã (Thái Hòa, Cửa Lò, Hoàng Mai) và 17 huyện (Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quế Phong, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Yên Thành, Nam Đàn, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Tương Dương).


Yên Bái vài nét tổng quan

Tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Yên Bái), 1 thị xã (Nghĩa Lộ) và 7 huyện (Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình).


Đắk Lắk vài nét tổng quan

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Buôn Ma Thuột), 1 thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện (Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk, Lắk, M’Đrắk).


Bắc Kạn vài nét tổng quan

Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Bắc Kạn) và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm).


Kiên Giang vài nét tổng quan

Tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Rạch Giá), 1 thị xã (Hà Tiên) và 13 huyện (An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng).


An Giang vài nét tổng quan

An Giang là tỉnh biên giới ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên.


Bạc Liêu vài nét tổng quan

Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Bạc Liêu), 1 thị xã (Giá Rai) và 5 huyện (Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Đông Hải, Phước Long và Hồng Dân).


Hòa Bình vài nét tổng quan

Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hòa Bình) và 10 huyện (Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thuỷ).


Nam Bộ vài nét tổng quan

Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Nam Bộ là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ).


Cao Bằng vài nét tổng quan

Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 12 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh).


Tuyên Quang vài nét tổng quan

Tỉnh Tuyên Quang, diện tích 5.867,9 km2, dân số 760.289 người (năm 2015), có 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Tuyên Quang) và 6 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình).


Trung Bộ vài nét tổng quan

Miền Trung Việt Nam còn gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ và là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam.


Cần Thơ vài nét tổng quan

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền).


Lai Châu vài nét tổng quan

Tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Lai Châu) và 7 huyện (Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên).


Bắc Giang vài nét tổng quan

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.


Vĩnh Phúc vài nét tổng quan

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên).


Hà Giang vài nét tổng quan

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hà Giang) và 10 huyện (Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh).


Bình Phước vài nét tổng quan

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 3 thị xã (Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long) và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh).


Thái Nguyên vài nét tổng quan

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Thái Nguyên), 1 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).


Cà Mau vài nét tổng quan

Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cà Mau) và 8 huyện (Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển).


Sóc Trăng vài nét tổng quan

Tỉnh Sóc Trăng (diện tích hơn 3.311 km2, dân số gần 1,3 triệu người) có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Sóc Trăng), 02 thị xã (Ngã Năm, Vĩnh Châu) và 8 huyện (Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề).


Thanh Hóa vài nét tổng quan

Thanh Hoá có 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 23 huyện (Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát).


Bình Thuận vài nét tổng quan

Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (Phan Thiết), 1 thị xã (La Gi) và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý).


Tây Nguyên vài nét tổng quan

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.


Ninh Bình vài nét tổng quan

Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Ninh Bình, Tam Điệp) và 6 huyện (Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn).



Đề xuất