Giữ nghề truyền thống của cha ông
Làng nghề trống truyền thống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên trong những ngày này, khắp nơi vang lên âm thanh của những tiếng cưa máy, tiếng đục, tiếng thử trống… Hiện, ngoài sản xuất trống, nhiều gia đình tại đây đã làm thêm các sản phẩm đa dạng, như: bình rượu, bồm tắm, bồn ngâm chân…
Kể lại những chặng đường đã qua để trở thành nghệ nhân duy nhất được UBND tỉnh Hà Nam vinh danh trong năm 2019, nghệ nhân Lê Ngọc Thường chia sẻ: Sinh ra, lớn lên tại làng nghề, năm 12 tuổi, anh Thường theo ông ngoại làm nghề sản xuất trống. Ban đầu, anh phụ giúp ông cùng những người thợ trong nhà việc làm trống, được ông truyền dạy những kiến thức cơ bản. Mỗi ngày, anh lại tích lũy thêm kinh nghiệm, trở thành người thợ cứng cáp. Trải qua 28 năm lăn lội, bằng tình yêu với nghề ông cha để lại, đặc biệt là quyết tâm phải đưa nghề vươn xa, nghệ nhân Lê Ngọc Thường rất nỗ lực trong việc bảo tồn, phát triển giá trị tốt đẹp của làng nghề trống Đọi Tam. Các sản phẩm do cơ sở của anh làm ra không ngừng được nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm; tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, hội thi trong và ngoài tỉnh. Với tổng doanh thu bình quân trên 1 tỷ đồng/ năm, nghệ nhân Lê Ngọc Thường đã đào tạo nghề, tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương, với thu nhập từ 5-7,5 triệu đồng/ tháng.
Hiện, làng nghề Đọi Tam có hơn 500 lao động thường xuyên làm nghề trống và hơn 100 hộ mở xưởng sản xuất trống. Các hộ trong làng đã liên kết, hình thành các tổ, nhóm, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Ông Lê Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn cho biết: Người dân làng Đọi Tam luôn có ý thức giữ gìn làng nghề do cha ông để lại. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, người dân đã biết áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đến nay, làng nghề trống Đọi Tam phát triển tốt, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Tôn vinh "trụ cột" của các làng nghề
Làng gốm Quyết Thành ở thị trấn Quế (Kim Bảng) hiện có 5 cơ sở sản xuất hoạt động đều đặn. Hiện nay, các cơ sở sản xuất gốm ở Quyết Thành đã đầu tư máy móc, trang thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Dù vậy, người làm nghề vẫn còn trăn trở, nhất là chất lượng nhân lực, đầu ra và công tác đổi mới công nghệ sản xuất.
Cả cuộc đời gắn bó với gốm, chứng kiến biết bao thăng trầm, đổi thay của làng sản xuất gốm Quyết Thành, năm 2019, bà Nguyễn Thị Thỏa đã được UBND tỉnh Hà Nam công nhận là thợ giỏi. Bà Thỏa cho biết: Có những thời điểm, làng nghề rơi vào cảnh bế tắc, không phát triển được vì sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi với các sản phẩm gốm khác trên thị trường. Nhiều người đã bỏ sang làm nghề khác, số ít đầu quân cho các cơ sở sản xuất gốm Bát Tràng. Trải qua nhiều biến cố cuộc đời, bà Thỏa nhận ra rằng phải dồn tâm huyết, công sức và trí tuệ với nghề. Điều này nghĩa là người làm nghề phải không ngừng học hỏi, trau dồi tinh hoa, nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Mỗi năm, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 100 nghìn lao động tại các địa phương. Hà Nam tự hào khi các sản phẩm làng nghề đã xuất khẩu sang thị trường: châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Năm 2019, UBND tỉnh đã Quyết định công nhận 32 thợ giỏi, một nghệ nhân, nâng tổng số thợ giỏi của tỉnh lên 205 người, nghệ nhân là 21 người.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Nam Đinh Văn An khẳng định: Việc tuyển chọn, vinh danh nghệ nhân và thợ giỏi ở các làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi, họ được coi là những “trụ cột” về vật chất, tinh thần của các làng nghề. Việc tôn vinh nhằm ghi nhận, biểu dương đóng góp của những nghệ nhân, thợ giỏi đang cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực gìn giữ, phát triển ngành nghề, làng nghề trên địa bàn.
Làng nghề trống truyền thống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên trong những ngày này, khắp nơi vang lên âm thanh của những tiếng cưa máy, tiếng đục, tiếng thử trống… Hiện, ngoài sản xuất trống, nhiều gia đình tại đây đã làm thêm các sản phẩm đa dạng, như: bình rượu, bồm tắm, bồn ngâm chân…
Làng nghề trống truyền thống Đọi Tam. Ảnh: dulichhanam.vn |
Kể lại những chặng đường đã qua để trở thành nghệ nhân duy nhất được UBND tỉnh Hà Nam vinh danh trong năm 2019, nghệ nhân Lê Ngọc Thường chia sẻ: Sinh ra, lớn lên tại làng nghề, năm 12 tuổi, anh Thường theo ông ngoại làm nghề sản xuất trống. Ban đầu, anh phụ giúp ông cùng những người thợ trong nhà việc làm trống, được ông truyền dạy những kiến thức cơ bản. Mỗi ngày, anh lại tích lũy thêm kinh nghiệm, trở thành người thợ cứng cáp. Trải qua 28 năm lăn lội, bằng tình yêu với nghề ông cha để lại, đặc biệt là quyết tâm phải đưa nghề vươn xa, nghệ nhân Lê Ngọc Thường rất nỗ lực trong việc bảo tồn, phát triển giá trị tốt đẹp của làng nghề trống Đọi Tam. Các sản phẩm do cơ sở của anh làm ra không ngừng được nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm; tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, hội thi trong và ngoài tỉnh. Với tổng doanh thu bình quân trên 1 tỷ đồng/ năm, nghệ nhân Lê Ngọc Thường đã đào tạo nghề, tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương, với thu nhập từ 5-7,5 triệu đồng/ tháng.
Hiện, làng nghề Đọi Tam có hơn 500 lao động thường xuyên làm nghề trống và hơn 100 hộ mở xưởng sản xuất trống. Các hộ trong làng đã liên kết, hình thành các tổ, nhóm, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Ông Lê Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn cho biết: Người dân làng Đọi Tam luôn có ý thức giữ gìn làng nghề do cha ông để lại. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, người dân đã biết áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đến nay, làng nghề trống Đọi Tam phát triển tốt, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Tôn vinh "trụ cột" của các làng nghề
Làng gốm Quyết Thành ở thị trấn Quế (Kim Bảng) hiện có 5 cơ sở sản xuất hoạt động đều đặn. Hiện nay, các cơ sở sản xuất gốm ở Quyết Thành đã đầu tư máy móc, trang thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Dù vậy, người làm nghề vẫn còn trăn trở, nhất là chất lượng nhân lực, đầu ra và công tác đổi mới công nghệ sản xuất.
Sản phẩm thô chuẩn bị vào lò tại lò gốm Liên Kiểm (làng nghề truyền thống gốm Quyết Thành). Ảnh: baohanam.com.vn |
Mỗi năm, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 100 nghìn lao động tại các địa phương. Hà Nam tự hào khi các sản phẩm làng nghề đã xuất khẩu sang thị trường: châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Năm 2019, UBND tỉnh đã Quyết định công nhận 32 thợ giỏi, một nghệ nhân, nâng tổng số thợ giỏi của tỉnh lên 205 người, nghệ nhân là 21 người.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Nam Đinh Văn An khẳng định: Việc tuyển chọn, vinh danh nghệ nhân và thợ giỏi ở các làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi, họ được coi là những “trụ cột” về vật chất, tinh thần của các làng nghề. Việc tôn vinh nhằm ghi nhận, biểu dương đóng góp của những nghệ nhân, thợ giỏi đang cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực gìn giữ, phát triển ngành nghề, làng nghề trên địa bàn.
Đại Nghĩa