Đến thăm gia đình bà Hoàng Thị Quản ở thôn Làn 1, xã Khánh Yên Trung (Văn Bàn) đúng lúc bà vừa hoàn thành mẻ bánh chuối để chuẩn bị dâng cúng tổ tiên. Tiếp đãi khách bằng những chiếc bánh còn nóng hổi, thơm mùi chuối khô, bà Quản cho biết: Bánh chuối là đặc sản của dân tộc Tày, thường được người dân làm vào các ngày rằm của tháng 3, 5, 7 âm lịch. Dân tộc Tày ở mỗi vùng trong huyện có cách làm bánh chuối khác nhau và mang hương vị, đặc trưng từng vùng.
Bánh chuối được gói thành cặp, sử dụng lá chuối khô để bọc. Nhìn những chiếc bánh được gói tỉ mỉ, gọn gàng có thể thấy sự khéo léo, đảm đang của các bà, các cô. Để làm một cặp bánh chuối phải trải qua những công đoạn khá cầu kỳ. Chiếc bánh chuối được làm từ các nguyên liệu: Chuối, bột gạo nếp. Chuối chín, thường là chuối tiêu đã bóc vỏ, phơi nắng cho đến khi khô, được gói kỹ bằng giấy báo hoặc lá chuối khô, để lên gác bếp, khi cần dùng dần.
Khi làm bánh, chuối khô được rửa sạch bằng nước ấm, sau đó đem đun sôi đến khi chuối mềm, rồi giã nhuyễn. Bột làm bánh được nghiền từ gạo nếp ngon do người dân tự trồng. Trước khi đem nghiền, gạo phải ngâm qua nước, sẽ cho bột nếp mịn và bánh ngon hơn. Bột nếp nhào với chuối đã giã nhuyễn, nặn thành quả bánh tròn, nhỏ. Đặc biệt, bánh chuối không cần thêm bất cứ gia vị hay loại nhân nào. Lá để gói bánh là lá chuối. Quả bánh được gói thành cặp bằng lá chuối, rồi đem hấp.
Bánh chuối có màu nâu nhạt, vị ngọt nhẹ, thơm. Bóc bánh mời chúng tôi ăn thử, bà Quản chia sẻ: Đây là sản phẩm không thể thiếu trong mâm lễ cúng tổ tiên của dân tộc Tày Văn Bàn dịp ngày rằm. Bánh ăn ngon, không ngấy, lại để được lâu hơn những loại bánh khác nên khi khách đến chơi, chúng tôi vẫn thường biếu cặp bánh chuối về làm quà.
Mặc dù ngày nay, trên mâm cỗ cúng rằm của người Tày ở Văn Bàn đã xuất hiện nhiều loại bánh mới, nhưng những cặp bánh chuối cổ truyền vẫn là món ăn quý, không thể thiếu mà con cháu dâng cúng tổ tiên để thể hiện sự kính trọng, hiếu thảo. Bánh chuối đã trở thành nét ẩm thực đặc sắc của người dân nơi đây.
Bà Quản bày mẻ bánh chuối còn nóng hổi. Ảnh: baolaocai.vn |
Bánh chuối được gói thành cặp, sử dụng lá chuối khô để bọc. Nhìn những chiếc bánh được gói tỉ mỉ, gọn gàng có thể thấy sự khéo léo, đảm đang của các bà, các cô. Để làm một cặp bánh chuối phải trải qua những công đoạn khá cầu kỳ. Chiếc bánh chuối được làm từ các nguyên liệu: Chuối, bột gạo nếp. Chuối chín, thường là chuối tiêu đã bóc vỏ, phơi nắng cho đến khi khô, được gói kỹ bằng giấy báo hoặc lá chuối khô, để lên gác bếp, khi cần dùng dần.
Khi làm bánh, chuối khô được rửa sạch bằng nước ấm, sau đó đem đun sôi đến khi chuối mềm, rồi giã nhuyễn. Bột làm bánh được nghiền từ gạo nếp ngon do người dân tự trồng. Trước khi đem nghiền, gạo phải ngâm qua nước, sẽ cho bột nếp mịn và bánh ngon hơn. Bột nếp nhào với chuối đã giã nhuyễn, nặn thành quả bánh tròn, nhỏ. Đặc biệt, bánh chuối không cần thêm bất cứ gia vị hay loại nhân nào. Lá để gói bánh là lá chuối. Quả bánh được gói thành cặp bằng lá chuối, rồi đem hấp.
Bánh chuối có màu nâu nhạt, vị ngọt nhẹ, thơm. Bóc bánh mời chúng tôi ăn thử, bà Quản chia sẻ: Đây là sản phẩm không thể thiếu trong mâm lễ cúng tổ tiên của dân tộc Tày Văn Bàn dịp ngày rằm. Bánh ăn ngon, không ngấy, lại để được lâu hơn những loại bánh khác nên khi khách đến chơi, chúng tôi vẫn thường biếu cặp bánh chuối về làm quà.
Mặc dù ngày nay, trên mâm cỗ cúng rằm của người Tày ở Văn Bàn đã xuất hiện nhiều loại bánh mới, nhưng những cặp bánh chuối cổ truyền vẫn là món ăn quý, không thể thiếu mà con cháu dâng cúng tổ tiên để thể hiện sự kính trọng, hiếu thảo. Bánh chuối đã trở thành nét ẩm thực đặc sắc của người dân nơi đây.
Theo baolaocai.vn