Tại lễ bàn giao, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố nhanh chóng hoàn thiện công tác tiếp nhận để hỗ trợ các trường ổn định hoạt động, nhất là thời điểm khi sắp bước vào mùa tuyển sinh cho năm học mới.
Đồng thời, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố tiếp tục làm tốt nhiệm vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các trường phát huy vai trò trong công tác giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, Sở nghiên cứu đề xuất các kế hoạch, chương trình, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đất nước; hướng dẫn, chỉ đạo các trường thực hiện đúng mục tiêu, phương thức đào tạo, nhiệm vụ theo quy định...
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố cho biết, về định hướng chung, Sở sẽ tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo; đặc biệt tập trung đào tạo nhân lực cho nhóm 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trong điểm của thành phố và 7 ngành nghề được dịch chuyển lao động tự do trong khu vực ASEAN.
Trên cơ sở phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực, các trường tổ chức đào tạo bám sát với nhu cầu thực tiễn, đảm bảo người học ra trường có việc làm và đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Với hệ thống hơn 480 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm hơn 430 cơ sở hiện Sở đang quản lý và tiếp nhận 50 cơ sở từ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố) sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 số người trong độ tuổi lao động của thành phố qua đào tạo nghề đạt trên 85%.
Cô Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức chia sẻ, dù thuộc quản lý của ngành nào thì các trường cũng mong muốn các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục cho các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc tuyển sinh ở các trường nghề ngày càng khó khăn hơn khi điều kiện vào đại học hiện nay khá dễ, do vậy vấn đề quan trọng nhất các trường cần tập trung đó là nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu nhà trường với người học, với xã hội bằng sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu và cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.
Để thực hiện được điều đó, một trong những định hướng trong thời gian tới nhà trường tập trung là chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng giảm tải, tích hợp, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng./.
Đồng thời, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố tiếp tục làm tốt nhiệm vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các trường phát huy vai trò trong công tác giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, Sở nghiên cứu đề xuất các kế hoạch, chương trình, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đất nước; hướng dẫn, chỉ đạo các trường thực hiện đúng mục tiêu, phương thức đào tạo, nhiệm vụ theo quy định...
Đại diện Lãnh đạo các Sở của Thành phố ký kết bàn giao. Ảnh: Phương Vy-TTXVN. |
Trên cơ sở phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực, các trường tổ chức đào tạo bám sát với nhu cầu thực tiễn, đảm bảo người học ra trường có việc làm và đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Với hệ thống hơn 480 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm hơn 430 cơ sở hiện Sở đang quản lý và tiếp nhận 50 cơ sở từ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố) sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 số người trong độ tuổi lao động của thành phố qua đào tạo nghề đạt trên 85%.
Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Phương Vy-TTXVN. |
Để thực hiện được điều đó, một trong những định hướng trong thời gian tới nhà trường tập trung là chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng giảm tải, tích hợp, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng./.