Thị trường bất động sản và chặng đường 30 năm thu hút FDI:

Lực hút từ Thành phố Hồ Chí Minh "se duyên" doanh nghiệp ngoại và nội - Bài 1

Lực hút từ Thành phố Hồ Chí Minh "se duyên" doanh nghiệp ngoại và nội - Bài 1
Bài 1: Lực hút từ Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua, tính từ thời điểm Việt Nam mở cửa, thu hút nguồn vốn này. Trong thành tích đó, lĩnh vực bất động sản là một trong lĩnh vực dẫn đầu, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những năm gần đây.
Các công trình nhà cao tầng tại khu vực Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
Các công trình nhà cao tầng tại khu vực Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
 
Gia tăng nguồn vốn ngoại
Thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh liên tục ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn. Điển hình như Tập đoàn Lotte, Hàn Quốc đã hoàn tất thủ tục đầu tư dự án Thu Thiem Eco Smart City tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm Quận 2) với tổng chi phí thực hiện 20.100 tỷ đồng.
 
Chia sẻ với Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc trong tháng 4/2018 vừa qua, ông Lee Kwang Young, Tổng giám đốc Điều hành Lotte Asset Development cho biết, Tập đoàn Lotte quyết tâm đầu tư đối với dự án Thu Thiem Eco Smart City để xây dựng một tòa tháp biểu tượng cho thành phố. Đây sẽ là khu đô thị được thiết kế hiện đại và ứng dụng các công nghệ thông minh.

Cũng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án Tháp quan sát Emprie City với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD cũng đang được triển khai xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào năm 2022. Chủ đầu tư dự án là liên doanh với tỷ lệ vốn liên doanh là 50-50% giữa đối tác trong nước là hai Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước, Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái và đối tác nước ngoài là Công ty Denver Power Ltd (Vương quốc Anh) trực thuộc Tập đoàn tài chính đa quốc gia Gaw Capital Partners.
 
Ngoài ra, dự án có giá trị đầu tư hơn 400 triệu USD mang tên Thủ Thiêm River Park cũng đang được triển khai do Hong Kong Land (HKL) và Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) hợp tác phát triển.
 
Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), những năm qua bất động sản thường xuyên giữ vị trí dẫn đầu trong thu hút vốn FDI, điển hình như năm 2015 đạt 1,497 tỷ USD (chiếm 53%), năm 2016 đạt 1 tỷ USD, năm 2017 đạt 1,01 tỷ USD.
 
Theo thống kê của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 2017 địa bàn thành phố có 293 dự án vốn đầu tư FDI hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với vốn đầu tư 13,97 tỷ  USD, chiếm tỷ trọng 33% tổng vốn FDI đầu tư vào thành phố.

Các nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ…
 
Kể từ khi Luật đầu tư mới có hiệu lực (năm 2014), nguồn vốn FDI đổ vào thành phố đã liên tục tăng mạnh thông qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước.
 
Tính đến đầu tháng 9 này, trong tổng số 4,14 tỷ USD (với 1.912 trường hợp) nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư chiếm nhiều nhất với 48,2%.
 
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản trong thời gian tới. Nguồn vốn FDI sẽ hỗ trợ thêm nguồn vốn đầu tư vào bất động sản đang bị hụt do ngân hàng giảm cho vay tín dụng.
 
Dưới góc độ cơ quan quản lý nguồn vốn, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bình quân 5 năm trở lại đây, tín dụng cho bất động sản hàng năm tăng trưởng hơn 11%.  Bên cạnh vốn từ ngân hàng còn có vốn FDI, từ kiều hối khá quan trọng, từ đó giảm áp lực cho ngân hàng cung ứng vốn cho bất động sản.
 
Theo ông Minh, bình quân 3 năm qua, lượng vốn kiều hối đổ về thành phố đạt 5 đến 5,5 tỷ USD mỗi năm; trong đó, 20% đổ vào bất động sản, tức khoảng 1 tỷ USD. Đây là nguồn vốn hỗ trợ lớn cho các doanh nghiệp, cho thị trường bất động sản.
 
Nguồn vốn FDI cũng góp phần hình thành phát triển các dự án khách sạn đẳng cấp quốc tế tại thành phố như Park Hyatt, Sheraton, Sofitel; dự án Times Square với tổng vốn đầu tư trên 500 triệu USD (khách sạn 6 sao duy nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh); dự án Kumho Asiana Saigon (nay là Mplaza Saigon).
 
“Mảnh đất” nhiều tiềm năng
Theo các chuyên gia bất động sản, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn.

“Khẩu vị” của các nhà đầu tư này là săn tìm cơ hội phát triển các dự án nhà ở có vị trí kết nối tốt với khu trung tâm thành phố hoặc những tài sản đã đi vào hoạt động, có thể mang về dòng tiền ổn định.
 
Các dự án hạ tầng quan trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục được triển khai, đầu tư mạnh mẽ. Nhiều dự án giao thông huyết mạch như tuyến metro số 1, vành đai 2, vành đai 3, nhiều cây cầu kết vượt sông Sài Gòn đã và đang được triển khai khẩn trương cùng với các dự án hiện hữu như Xa lộ Hà Nội, các tuyến Đại lộ Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng… đã mở đường cho hàng loạt dự án bất động sản phát triển.
 
Mặt khác, việc các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện thành phố thông minh, khu đô thị sáng tạo và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hơn 26.000 ha sẽ góp phần tạo thêm điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển.
 
Theo Công ty CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh đang rất hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi tốc độ đô thị hoá nhanh, dân số trẻ, kinh tế ổn định và hội nhập sâu rộng, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, trong khi thị trường ngày càng minh bạch. Nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường bất động sản, khung pháp lý, thủ tục cấp phép dự án…
 
Trong ấn phẩm Các tác động đến tương lai của thị trường bất động sản toàn cầu của Savills công bố đầu năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vị trí thứ 3 thế giới về khả năng tăng giá thuê bất động sản, xếp thứ 5 thế giới về tiềm năng đầu tư và thứ 2 thế giới về tiềm năng phát triển.
 
Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng, việc Thành phố Hồ Chí Minh lọt vào top những thị trường có tình hình hoạt động khả quan nhất thế giới với những vị trí cao đã cho thấy thị trường hồi phục nhanh và bền vững.
 
Đánh giá này có dựa trên yếu tố niềm tin của giới đầu tư và cả người dân, cũng như chính sách của thành phố đưa ra kích cầu thị trường. “Điều này đã giúp Thành phố Hồ Chí Minh vượt lên trên tất cả các thành phố được khảo sát trên toàn cầu, trở thành lựa chọn số 1 cho nhà đầu tư muốn mua các loại hình bất động sản văn phòng, mặt bằng bán lẻ và nhà ở”, ông Troy Griffiths nói.
 
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh về số lượng và vốn ở các hình thức đầu tư, tập trung vào những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm như: dịch vụ kinh doanh bất động sản, bán buôn - bán lẻ, dịch vụ khoa học công nghệ và dịch vụ du lịch.
 
Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, do nhu cầu thuê nhà vẫn tiếp tục tăng cao, khả năng phát triển dịch vụ kinh doanh bất động sản vẫn thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất. Bên cạnh đó, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố là ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, du lịch, cải tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng nên cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
 
Khi phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản trong quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh: Nhà nước đã thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản, nhà ở; đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh bất động sản tương tự nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt là chính sách cho cá nhân nước ngoài sau khi nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam, được mua và sở hữu nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại.
 
Cùng quan điểm này, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam cho hay, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại đang là một xu thế của thị trường bất động sản hiện nay. Thị trường bất động sản Việt Nam đang cho thấy sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ về lợi nhuận mà còn ở các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, các chính sách của nhà nước đối với việc người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam và những ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.
 
Theo các chuyên gia bất động sản, sự hồi sinh của thị trường bất động sản và cải thiện tính thanh khoản được ghi nhận bởi những nỗ lực của Chính phủ nhằm vực dậy thị trường.
 
Việc hoàn thành cơ sở hạ tầng cơ sở và kết nối đường bộ với các khu vực đô thị lớn và thành phố vệ tinh cũng giúp cho lĩnh vực bất động sản trở nên hấp dẫn hơn. Luật Đất đai sửa đổi cũng hỗ trợ rất lớn cho thị trường bất động sản, được kỳ vọng sẽ đảm bảo tính minh bạch và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trên mảnh đất đầy tiềm năng này./.
 Anh Tuấn
  Bài 2: Doanh nghiệp ngoại và nội “kết duyên”
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Ngay sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội; tổ chức giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, công ty sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Trước tình hình có một số trường hợp người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng khi xét nghiệm giám sát sau đó ghi nhận dương tính lại với virus SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp dương tính lại khi đã được điều trị khỏi bệnh 30 ngày, từ ngày 5/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/5, tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết, tại địa phương có thêm 3 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tái dương sau khi được công bố khỏi bệnh lên 9 ca.
Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 7.293 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn, giảm gần 50% so với báo cáo trong kỳ nghỉ lễ năm 2019.
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 2/5, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tại nhiều xã, phường dù đang trong kỳ nghỉ lễ song vẫn tiến hành chi trả tiền hỗ trợ kịp thời cho các nhóm gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo gặp khó khăn.
Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2. Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ trong cộng đồng. Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh này bởi nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát khi mùa mưa đến.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Tối 30/4, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, các lực lượng chức năng của phường đã phong tỏa toàn bộ lô B2 gồm 39 căn hộ tại chung cư 1A - 1B phố Nguyễn Đình Chiểu do liên quan đến bệnh nhân 92, người mới được xác định tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả 92 nhân khẩu trong 39 căn hộ đã được các nhân viên y tế đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. 
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975. 
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), chiều 28/4, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến ngày 28/4, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố chiều 28/4.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với mục đích tuyên truyền giáo dục, ôn lại truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức trong cán bộ và tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tham gia hiến máu tình nguyện, sáng 25/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4" và tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Nhằm đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi cho phép hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải; du lịch; giáo dục; công thương; các cơ sở khám, chữa bệnh (do Sở Y tế ban hành); an toàn thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất.