Suốt 30 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đứng trong tốp đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì vị thế cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển mới, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư cũng như có kế hoạch, định hướng thu hút đầu tư rõ ràng, minh bạch và công khai.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế của nước ta nói chung, bất động sản nói riêng và đang có xu thế tăng dần trong những năm qua. Bên cạnh bổ sung nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp trong xu thế nguồn vốn trong nước còn hạn chế, doanh nghiệp FDI còn mang lại nhiều giá trị về tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, phương pháp quản trị... Tuy nhiên, để khai thác hết giá trị của nguồn vốn FDI mang lại, đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển bền vững cũng cần có những chính sách, quy định phù hợp, chặt chẽ hơn nữa.
Từ khi Luật đầu tư 2014 có hiệu lực, dòng vốn FDI đổ vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và bất động sản nói riêng đã tăng lên đáng kể thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A). Qua các thương vụ đầu tư, có thể thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản Việt Nam theo ba phương thức chủ yếu là: góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư.
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An vừa cho biết, thời gian qua, việc áp dụng chính sách ưu đãi đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được tỉnh thực hiện triệt để theo quy định bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu… Qua đó, không xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, đã thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Long An.