30 năm thu hút FDI:

Long An tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ

Long An tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ
Theo thống kê, đầu năm 2018 đến nay, tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 51 dự án với số vốn đăng ký 193,8 triệu đô la Mỹ (USD); 50 dự án tăng vốn 91,1 triệu USD. Đến nay, toàn tỉnh đã có 928 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 5.908 triệu USD; trong đó, có 567 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.592 triệu USD.
Nhà máy Avery Dennison RBIS Việt Nam tại khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN
Nhà máy Avery Dennison RBIS Việt Nam tại khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN
 
Hiện Long An có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên địa bàn tỉnh; trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) đứng đầu cả về số dự án và vốn đầu tư đăng ký với 192 dự án, vốn đầu tư 1.001 triệu USD; kế đến là, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore…
 
Vốn đầu tư nước ngoài phần lớn tập trung vào các lĩnh vực may mặc, da giày, chế biến thức ăn, chế biến thực phẩm đồ uống và các dự án tập trung tại các huyện vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và thành phố Tân An.
 
Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2016 hơn 27,6%/năm. Năm 2017,  kim ngạch xuất khẩu trong hệ thống FDI đạt 2,6 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp FDI xuất khẩu tăng từ 18 doanh nghiệp (năm 1996) và đến nay tăng hơn 300 doanh nghiệp.
 
Theo ông Nguyễn Văn Tiều, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, các doanh nghiệp FDI đã góp phần đáng kể vào hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của tỉnh. Việc nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI có tăng theo từng năm, nhưng chỉ mới chiếm khoảng 22%/năm/tổng thu ngân sách 2017 của tỉnh là 11.200 tỷ đồng, chưa tương xứng với tiềm năng đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
 
Hiện các doanh nghiệp trên địa bàn đã giải việc làm cho 282 nghìn lao động; trong đó, các doanh nghiệp FDI hơn 126 nghìn lao động (chiếm 47,8% lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh).
 
Về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp FDI ngày càng đi vào nề nếp và ý thức hơn. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải; việc giám sát môi trường định kỳ tại các đơn vị thực hiện thường xuyên hơn trước; việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn được thực hiện tương đối nghiêm túc, đặc biệt là trong xử lý chất thải nguy hại. Việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải cũng từng bước được thực hiện.
 
Điển hình Công ty TNHH Huafu thuộc Khu công nghiệp Thuận Đạo mở rộng và Công ty Saporo thuộc Khu công nghiệp Việt Hóa, đã kết nối dữ liệu trực tuyến về Trạm giám sát Trung tâm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động nhiều nhà đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường, như Công ty TNHH giầy ChingLuh Việt Nam, Công ty TNHH Lavie, Công ty Lê Long Việt Nam, Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam.
 
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tiều, bên cạnh những mặt đã đạt được, tỉnh Long An cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư tiếp tiếp nước ngoài.
 
Tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuy nhiên, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, những dự án có giá trị gia tăng, công nghệ cao; hiện nay chưa có quy định pháp luật của Trung ương để hạn chế việc tiếp nhận các dự án FDI thâm dụng lao động, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp; xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp FDI lợi dụng chính sách thuế Việt Nam để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, tập đoàn, như: thực hiện chuyển giá giữa các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết, chủ yếu là việc chuyển giá giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp ngoài nước.
 
Việc chuyển giá của doanh nghiệp trước mắt là gây thất thu cho ngân sách nhà nước; đồng thời tạo sự canh tranh không lành mạnh, chèn ép gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác. Thủ thuật chuyển giá rất tinh vi, phức tạp theo doanh thu bán ra hoặc chi phí đầu vào.
 
Ngoài ra, việc quản lý các doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp ngưng hoạt động, doanh nghiệp chậm triển khai, doanh nghiệp thuê lại nhà xưởng của các doanh nghiệp thứ cấp còn nhiều khó khăn, rất khó quản lý sâu sát.

Việc kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình doanh nghiệp, báo cáo thống kê chưa kịp thời vì nguồn nhân lực có hạn, nhà đầu tư chưa thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
 
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết, Long An xác định, vốn FDI đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Qua đây, góp phần đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; phát triển kết cấu hạ tầng; đóng góp thu ngân sách; giải quyết việc làm... Chính vì vậy, Long An tập trung đề ra nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI trong thời gian tới.
 
Cụ thể, Long An tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư tại chỗ để thu hút nguồn vốn FDI, nhất là xúc tiến đến những tập đoàn lớn; chuẩn bị sẵn quỹ đất công nghiệp đã đầu tư hạ tầng, đủ điều kiện tiếp nhận dự án đầu tư trực tiếp. Thực hiện tốt việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhất là trong các lĩnh vực đầu tư, đất đai, thuế, hải quan, lao động, xuất nhập cảnh…
 
Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên đối thoại với các nhà đầu tư để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Tăng cường hoạt động quản lý, theo dõi việc triển khai, hoạt động các dự án; xây dựng môi trường thuận tiện, công khai, minh bạch,...Trường hợp có vi phạm, xử lý để tạo sự công bằng của các doanh nghiệp, lành mạnh hóa môi trường đầu tư của tỉnh.
 
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý sai phạm của doanh nghiệp đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc kê khai nộp thuế.
 
Song song đó, Long An kiến nghị Trung ương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ vốn để tình đầu tư các công trình ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp nhất là hạ tầng giao thông. Kịp thời xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ khi địa phương có vướng mắc cần sự hướng dẫn. Xây dựng cơ sở dữ liệu để đối chiếu về định mức gia công hàng xuất khẩu, nguyên liệu gia công tạm nhập tái xuất giữa thanh tra thuế và kiểm tra của hải quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu./.
     Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị. 
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Võ thuật Việt Nam gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật Trung Hoa nhưng võ thuật Việt Nam vẫn đậm sắc dân tộc Việt trên từng môn phái khác nhau của võ cổ truyền Việt Nam. Trong số này, không thể không nói đến môn phái Thiếu lâm Long Phi ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), một minh chứng cho sự hòa quyện của võ học Việt-Hoa.
Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

​Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.