Ngành nông nghiệp đang tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho nông dân.
Theo đó, trong phòng bệnh, bên cạnh việc thực hiện chương trình phòng chống dịch do ngân sách tỉnh hỗ trợ đã phát huy hiệu qua trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Long An sẽ đẩy mạnh xã hội hóa tiêm phòng các bệnh bắt buộc theo quy định của Luật Thú y năm 2015 và tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc như: lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm…
Trong chống dịch, ngành chức năng và địa phương tăng cường giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phát sinh trên gia súc, đặc biệt trên đàn lợn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
Riêng đối với thủy sản, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thả nuôi theo lịch thời vụ đã được khuyến cáo để hạn chế dịch bệnh; tăng cường quản lý giống thủy sản; thực hiện tốt kế hoạch quan trắc môi trường nước trên địa bàn tỉnh để kịp thời thông tin nhanh kết quả quan trắc, khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước phục vụ nuôi thủy sản.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, năm 2017, toàn tỉnh có tổng đàn lợn hơn 224.000 con; đàn bò hơn 133.000 con và hơn 9.600 ha nuôi trồng thủy sản.
Ngay từ đầu năm, tỉnh Long An đã chủ động ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tuyên truyền hướng dẫn người nuôi thực hiện tiêm phòng đối với bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm…..
với hơn 10 triệu liều vắc xin, thực hiện hai đợt phun thuốc tiêu độc khử trùng với tổng số lượng trên 14.700 lít; tổ chức 13 lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn cho người chăn nuôi tại các địa phương với 534 người chăn nuôi tham dự.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp Long An tiếp tục thực hiện xây dựng được 21 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xem đây là giải pháp tích cực cho người chăn nuôi để có thể xuất bán sản phẩm ngay cả trong vùng dịch và thời điểm có dịch.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Long An cũng tích cực triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên thủy sản; thông tin khuyến cáo lịch thời vụ, quan trắc môi trường nước, định kỳ hàng tuần tổ chức tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi tôm; thực hiện quản lý, kiểm dịch nhằm đảm bảo chất lượng giống thủy sản... Nhờ đó, từ đầu vụ chỉ có hơn 370 ha tôm nuôi bị thiệt hại (chiếm 5,7%) và không có thiệt hại trên cá./.
Phun thuốc khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi nông hộ ở các xã biên giới thuộc thị xã Kiến Tường (Long An). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN |
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc như: lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm…
Trong chống dịch, ngành chức năng và địa phương tăng cường giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phát sinh trên gia súc, đặc biệt trên đàn lợn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
Riêng đối với thủy sản, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thả nuôi theo lịch thời vụ đã được khuyến cáo để hạn chế dịch bệnh; tăng cường quản lý giống thủy sản; thực hiện tốt kế hoạch quan trắc môi trường nước trên địa bàn tỉnh để kịp thời thông tin nhanh kết quả quan trắc, khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước phục vụ nuôi thủy sản.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, năm 2017, toàn tỉnh có tổng đàn lợn hơn 224.000 con; đàn bò hơn 133.000 con và hơn 9.600 ha nuôi trồng thủy sản.
Nhân viên Thú y tiêm vắc xin phòng dịch bệnh trên đàn gia súc chăn nuôi theo quy mô nông hộ ở các xã biên giới thuộc thị xã Kiến Tường (Long An). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN |
Ngay từ đầu năm, tỉnh Long An đã chủ động ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tuyên truyền hướng dẫn người nuôi thực hiện tiêm phòng đối với bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm…..
với hơn 10 triệu liều vắc xin, thực hiện hai đợt phun thuốc tiêu độc khử trùng với tổng số lượng trên 14.700 lít; tổ chức 13 lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn cho người chăn nuôi tại các địa phương với 534 người chăn nuôi tham dự.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp Long An tiếp tục thực hiện xây dựng được 21 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xem đây là giải pháp tích cực cho người chăn nuôi để có thể xuất bán sản phẩm ngay cả trong vùng dịch và thời điểm có dịch.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Long An cũng tích cực triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên thủy sản; thông tin khuyến cáo lịch thời vụ, quan trắc môi trường nước, định kỳ hàng tuần tổ chức tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi tôm; thực hiện quản lý, kiểm dịch nhằm đảm bảo chất lượng giống thủy sản... Nhờ đó, từ đầu vụ chỉ có hơn 370 ha tôm nuôi bị thiệt hại (chiếm 5,7%) và không có thiệt hại trên cá./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN