Hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Vì vậy các hộ chăn nuôi cũng liên tục tăng đàn vật nuôi. Điều này đồng nghĩa dịch bệnh dễ phát sinh. Do đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Hộ Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở tỉnh Trà Vinh phấn khởi vì thu được lợi nhuận khá nhờ giá thịt hơi một số vật nuôi như lợn, gà, vịt đều tăng và ổn định kéo dài từ tháng 7/2024 cho đến nay.
Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản đưa tin theo phân tích của một nhóm các nhà nghiên cứu nước này, gia súc nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 có thể dễ dàng lây truyền sang người hơn so với vật chủ mang mầm bệnh là gia cầm.
Thời điểm mùa mưa, gia súc, gia cầm rất nhạy cảm với dịch bệnh, đây cũng là thời điểm nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Do đó, công tác quản lý, giám sát và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chức năng và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chặt chẽ.
Sáng 17/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024.
Trước nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức và hỗ trợ cho hộ chăn nuôi thực hiện việc tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm cho đàn vật nuôi, nhất là đối với hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ trong tỉnh.
Tỉnh Sơn La hiện có trên 500.000 con trâu, bò và hơn 680.000 con lợn. Trước thời tiết rét đậm, rét hại, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm, che chắn chuồng trại, tăng cường bổ sung Vitamin, thức ăn thô xanh, tinh bột, không chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ xuống thấp.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình phát triển ngành chăn nuôi trong năm 2024. Tỉnh khuyến khích nông dân tập trung vào 4 vật nuôi chính, gồm: bò, lợn, dê và gia cầm và ưu tiên cho mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, liên kết cùng doanh nghiệp để tạo lợi thế từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi.
Để ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm và thủy sản, tỉnh Ninh Thuận đang chủ động các phương án, nguồn nhân lực, vật tư… để xử lý khi có phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm; qua đó nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ lây nhiễm các bệnh mới xuất hiện, có khả năng lây truyền từ động vật sang người, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với gia súc theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc bền vững, chăn nuôi gia súc theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trước tình hình dịch bệnh gia súc,gia cầm đang phát sinh và lây lan trong khu vực, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 6 xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cẩm của tỉnh phát triển ổn định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, những ngày gần đây, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng địa phương liên tiếp thu giữ số lượng lớn gia cầm giống nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2024, ngành chăn nuôi tỉnh sẽ tập trung phát triển 4 nhóm đối tượng vật nuôi chính gồm: bò, lợn, dê và gia cầm; trong đó, bò, lợn, dê phát triển theo hướng thịt, gia cầm phát triển theo hướng thịt và trứng. Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu phát triển đàn bò 258.000 con, đàn lợn 294.000 con; đàn dê 23.000 con; đàn gia cầm 7,8 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại khoảng 92.000 tấn.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã huy động hơn 850 cán bộ thú y, cộng tác viên tại các ấp, khóm trong tỉnh để thực hiện "Tháng tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường" hỗ trợ hơn 130. 850 hộ chăn nuôi tại các vùng nông thôn, khu vực chợ để phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Ngày 14/9, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý Thị trường số 6 vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện xe container chở 18.200 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ tại khu vực xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn.
Chăn nuôi quy mô trang trại phát triển nhanh, đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi.
Nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam, ngành thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tập trung tăng cường kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật; tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm để xử lý, không để dịch lây lan trên diện rộng.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào địa bàn, tỉnh Hậu Giang tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm từ gia cầm nhập và xuất tỉnh.
Mới đầu mùa hè nhưng các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nông dân Hải Dương đã áp dụng nhiều cách để chống nóng hiệu quả cho gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra.
Theo ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ngành chăn nuôi là thế mạnh phát triển của tỉnh, do vậy tỉnh luôn xác định phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, không chủ quan, lơ là và kiên quyết không để các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập, tái phát, lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại cho người dân và ngành chăn nuôi của tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; trong đó, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các loại dịch bệnh và chính sách phòng, chống dịch bệnh động vật trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho người dân về dịch bệnh động vật và cách phòng, chống hiệu quả.
Ông Tạ Văn Tường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, nhằm ổn định tình hình chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, thành phố đang tập trung rà soát, phát triển 3 vùng chăn nuôi hữu cơ gồm gia cầm và hai nhóm gia súc (bò, lợn). Cụ thể, tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Gia Lâm (chăn nuôi bò); Sóc Sơn, Chương Mỹ (chăn nuôi lợn); Quốc Oai (chăn nuôi gia cầm)...
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản số 3911/UBND-KTN về việc tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã và đang xảy ra và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn số 2086/UBND-KTN chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch bệnh.
Những ngày khí hậu biến đổi bất thường, thường xuất hiện các đợt nắng nóng kéo dài từ 7 - 10 ngày, nhiệt độ từ 37 - 39 độ C, có nơi trên 40 độ C, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đàn gia súc gia cầm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, hiện nay, Sở đang phối hợp với huyện Tánh Linh khẩn trương triển khai các biện pháp để khống chế mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vừa mới được phát hiện trên địa bàn xã Nghị Đức (huyện Tánh Linh) với mục tiêu không để lây lan sang các địa phương khác.
Mô hình chăn nuôi gà hướng tới mục tiêu chăn nuôi an toàn, áp dụng quy trình VietGAHP tại Hải Phòng đang thu được nhiều kết quả, mở ra hướng phát triển bền vững trong chăn nuôi gia cầm.
Ngày 14/12, ông Đào Văn An, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã và đang phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung dập ổ dịch cúm A/H5N8 trên đàn vịt ở thôn Kinh Tế Mới – Nhan Biều 1 thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; đồng thời giám sát đối với người có tiếp xúc với gia cầm bị bệnh.
Mặc dù các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm ở địa phương đang được kiểm soát tốt nhưng do thời tiết biến động bất lợi, các loại mầm bệnh có điều kiện phát triển, gây bệnh cho vật nuôi và nguy cơ phân tán, lây lan cao. Chính vì vậy, từ nay đến cuối tháng 11, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.